Ngôn ngữ quản trị CO’ sở dữ liệu

Một phần của tài liệu Giáo trình Cơ sở dữ liệu (Tập 1): Phần 1 - TS. Nguyễn Thị Thu Thuỷ (Chủ biên) (Trang 38 - 41)

Một hệ CSDL cung cấp hai kiểu ngôn ngữ khác nhau là: Ngôn ngữ

đặc tả sơ đồ dữ liệu, gọi là ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu (DDL - Data

Definition Language); và ngôn ngữ biểu diễn các truy vấn và cập nhật

CSDL, gọi là ngôn ngữ thao tác dữ liệu (DML - Data Manipulation

Language). Các ngôn ngữ này cịn được gọi là các ngơn ngữ dữ liệu con

thiết như cấu trúc điều kiện hoặc cấu trúc lặp như ưong các ngơn ngữ lập trình bậc cao. Các ngôn ngữ dữ liệu con này đều sử dụng các lệnh thông qua việc gõ trực tiếp từ cửa sổ lệnh (Terminal).

Tuy nhiên, hầu hết các hệ quản trị CSDL đều thường gắn với một

ngôn ngữ lập trình bậc cao nào đó ví dụ như COBOL, Fortran, Pascal, Ada, c, c ++, Java, hoặc Visual Basic (ngôn ngữ chủ). Khi biên dịch các

tệp chủ (file host), các lệnh trong ngôn ngữ dữ liệu con sẽ được loại bỏ

khỏi các chương trình chù và được thay thế bằng các lời gọi hàm. Tệp chủ trước khi dịch sẽ được thay thế bằng một module đối tượng có liên

kết với các hàm thư viện cụ thể của hệ quản trị mà đã bao gồm các hàm (đã được thay thế nói trên). Tệp này sẽ được thực thi khi có u cầu.

1.4.1. Ngơn ngữ định nghĩa dữ liệu

Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu cho phép khai báo, hiệu chỉnh cấu trúc CSDL, mô tả các mối quan hệ của dữ liệu, các quy tắc áp đặt lên dữ

liệu. Kết quà biên dịch các lệnh của DDL là tập hợp các bảng được lưu

trữ trong một tập tin đặc biệt được gọi từ điển dữ liệu hay thư mục dữ liệu (system catalog). Các thư mục dữ liệu sẽ hịa nhập với khơng gian

dữ liệu (metadata) mà ở đó dữ liệu đang được miêu tà dưới các đối tượng

trong CSDL để giúp cho người sử dụng dễ dàng truy cập và sử dụng. Ngôn ngữ này bao gồm các lệnh trực tiếp tác động đến cấu trúc của

CSDL như: CREATE (tạo), ALTER(sửa) và DROP (xóa).

Ví dụ tạo bảng:

CREATE TABLE customer (

customer name CHAR( 20 ) not null, customer street CHAR( 30 ),

customer_city CHAR( 30 ),

PRIMARY KEY( customer_name) );

1.4.2. Ngôn ngữ khai thác dữ liệu

Ngôn ngữ khai thác dữ liệu cho phép người dùng thực hiện các thao tác trên dữ liệu như tìm kiếm, chèn, sửa đổi, xố bỏ thơng tin. Một

phần quan trọng của ngôn ngữ DML là các câu lệnh để rút trích thơng tin (ngơn ngữ truy vấn - query language). Ngôn ngữ truy vấn thường được chia thành hai loại là: thủ tục và phi thủ tục. DML thủ tục (procedural DML). Ngôn ngữ này yêu cầu người dùng phải xác định dữ liệu nào họ

đang cần và xác định cách thức để có được dữ liệu đó. Ngồn ngữ thứ hai

là DML phi thủ tục (Non-procedural DML). Với ngôn ngữ này, yêu cầu

người dùng xác định dữ liệu nào họ đang cần, chứ không yêu cầu người dùng xác định cách thức để có dữ liệu đó. Hay nói cách khác, ngơn ngữ thủ tục xử lý các bản ghi riêng rẽ trong khi ngôn ngữ phi thủ tục sẽ làm việc với một loạt các bản ghi.

• Ngơn ngữ thủ tục: Là ngôn ngữ cho phép người dùng trao đổi

trực tiếp với hệ thống các dữ liệu cần xử lý và chính xác cách thức rút trích dữ liệu. Nghĩa là, người dùng phải chi ra tất cả các thao tác truy cập dữ liệu sẽ dùng thông qua việc gọi các thủ tục tương thích để có các thơng tin yêu cầu. Thông thường, một thủ tục DML sẽ rút trích 1 bàn ghi, xử lý nó và dựa vào kết quả xử lý sẽ rút trích một bản ghi khác để xử lý

tương tự,... Thủ tục DML thường được gắn với ngơn ngữ lập trình bậc

cao mà có cấu trúc lặp để điều hướng logic. Ngơn ngữ xử lý dữ liệu mơ

hình mạng và mơ hình phân cấp là các thủ tục.

• Ngơn ngữ phi thủ tục: Là ngôn ngữ mà cho phép người dùng chỉ

ra những dữ liệu nào được xử lý chứ khơng phải chỉ ra cách thức rút trích

nó thế nào. Đơi khi người ta cịn gọi nó là ngơn ngữ khai báo (declarative

languages). Hệ quàn trị dữ liệu dịch các câu lệnh xử lý thành một hoặc nhiều thủ tục mà xử lý tập các bản ghi theo yêu cầu của người dùng. Điều này cho phép người dùng hiểu cách thức cài đặt cấu trúc của dữ liệu và loại thuật toán mà sừ dụng để rút trích hoặc biến đổi dữ liệu (thể hiện

cấp độc lập về mặt dữ liệu). Trong hệ quàn trị CSDL quan hệ ngôn ngữ

phi thủ tục được sử dụng chính là SQL (Structured Query Language) hoặc

QBE (Query-By-Example).

• Ngơn ngữ thế hệ thứ 4 Fourth-Generation Languages (4GLs):

của chương trình để đạt được mục đích của mình. Ngơn ngữ thế hệ thứ 4

thường bao gồm:

o Ngôn ngữ thể hiện, ví dụ như: ngơn ngữ truy vấn và thành phần sinh báo cáo.

o Ngơn ngữ đặc biệt, ví dụ như bảng tính và ngơn ngữ CSDL. o Các thành phần sinh ứng dụng, ví dụ như định nghĩa, chèn, cập

nhật, rút trích dữ liệu từ CSDL để xây dựng thành các ứng dụng. o Các ngôn ngữ bậc cao cho phép người dùng sinh các đoạn code

chương trình.

Hệ quản trị CSDL Access là một trong những hệ quàn trị mà cho

phép ngôn ngữ thế hệ thứ tư được sử dụng một cách linh hoạt trên nó để thao tác với CSDL.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cơ sở dữ liệu (Tập 1): Phần 1 - TS. Nguyễn Thị Thu Thuỷ (Chủ biên) (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)