1262.Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu Giáo trình Địa lý tài nguyên du lịch Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn (Trang 36 - 53)

2.Tài nguyên du lịch

2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 2.1.1. Địa hình

Nằm phía Tây của dãy Trường Sơn gồm các cao nguyên lượn sóng độ cao trung bình 600 – 800m, có 3 dạng địa hình chính:

- Địa hình vùng núi: Chiếm ½ diện tích Tây Nguyên độ cao 500 – 1000m với các dãy núi như Dãy Ngọc Linh: đỉnh 2.598 m, dài 200 km kéo dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam; Dãy Ngọc Kring (đỉnh cao 2.066m), KoKa Kinh (đỉnh cao 1.748m); Dãy An Khê dài dài 175km…

- Địa hình cao nguyên, cao nguyên xếp tầng (cao 300 m – 800m) chiếm 37% diện tích:

+ Khu vực độ cao 100m – 300m gồm: khu vực Cheo Reo – Phú Túc, Ae súp dọc biên giới Việt Nam – Căm Phu Chia.

+Khu vực có độ cao 300 -500m: xung quanh thành phố Kon Tum, An Khê, thung lũng Lắk.

+ Khu vực có độ cao 500 -800m gồm: Plei Ku, Buôn Ma Thuột, cao nguyên Lang Biang, cao nguyên Di Linh…

- Địa hình thung lũng, chiếm 13% diên tích Tây Nguyên: + Thung lũng cánh đồng An Khê, vùng trũng Krông Pach – Lắk + Thung lũng Kon Tum

+ Thung lũng giữa các cao nguyên thuộc Lâm Đồng… 2.1.2. Khí hậu

127

- Khí hậu mát mẻ, ơn hịa, ít xuất hiện những hình thái bất lợi như lũ lụt, bão, sương muối, giá rét,...cho nên hoạt động du lịch ở Tây Nguyên hầu như không bị gián đoạn.

- Hệ sinh thái ôn đới kiểu khí hậu núi cao mát mẻ quanh năm góp phần làm đa dạng sinh thái.

2.1.3. Thủy văn

- Nguồn tài nguyên nước vùng này phong phú, kể cả tài nguyên nước mặt và nước ngầm.

- Hệ thống sơng Tây Ngun có 4 hệ thống sơng chính: Hệ thống sơng Xê Xan, sơng Xrê Pơk là 2 nhánh của sông Mê Kông bao trùm lên lãnh thổ Kon Tum, Đắk Lăk, Đắk Nông, sông Ba và sông Đồng Nai.

+ Sông Xê Xan: bắt nguồn từ phía Bắc và Đơng Bắc, có 3 phụ lưu Đắk Pô Kô, Đắk Bla, Sa Thầy

+ Sông XêPôk: bắt nguồn từ cao nguyên Đắk Lắk và Tây Nam cao nguyên Plei Ku, có các phụ lưu Ea Đra, Ea Láp, Ea H’leo, K’rông Ana, K’rông Knô

+ Hệ thống sông Ba bao trùm lên tỉnh Gia Lai, diện tích lưu vực 11.400 km vuông.

+ Hệ thống sơng Đồng Nai nằm ở phía Nam chỉ có thượng và trung lưu thuộc Tây Nguyên, phần lớn chảy vào lãnh thổ ở tỉnh Lâm Đồng.

- Hệ thống hồ: biển Hồ, hồ Ayun Hạ, hồ thủy điện Yaly (tỉnh Gia Lai), hồ Lắk (Đắk Lắk), hồ Tuyền Lâm, Than Thở, Xuân Hương (tỉnh Lâm Đồng).

128

- Hệ thống thác: thác Bảy Nhánh, Krông Kmar (tỉnh Đắk Lắk); Đray Sáp, Trinh Nữ, Ba Tầng, Gia Long (tỉnh Đắk Nông), Prenn, Đam Bri, Cam Ly, Pongour, Đatanla (tỉnh Lâm Đồng)

- Hệ thống suối nước nóng:

+ Nước khoáng Guga (huyện Đức Trọng – tỉnh Lâm Đồng) giống nước khoáng Vĩnh Hảo

+ Nước khoáng Đắk Min (tỉnh Đắk Nơng)

+ Nhóm nước khống Kondrai, Kondu (tỉnh Gia Lai): 60 độ C, chứa si líc, + Nước khống Đắk Tơ (tỉnh Kon Tum) chứa Ca, Mg, Na, Si.

2.1.4. Sinh vật.

- Tài nguyên rừng là một trong những tiềm năng lớn của Tây Nguyên, diện tích rừng 2,6 triệu ha.

- Hệ thực vật: khá giàu về số lượng loài và đa dạng về thành phần như dương xỉ, thông, lan, dẻ…ati sô, sâm Ngọc Linh, canhkina…

- Hệ động vật: tài nguyên động vật hoang dã rất phong phú.

- Tây Nguyên có 6 trên 31 vườn quốc gia cả nước: vườn quốc gia Chư Mom Ray (huyện Sa thầy, tỉnh Kon Tum); vườn quốc gia Kon ka kinh (huyện Mang Giang, Kon Tum), vườn quốc gia Yok Đôn (huyện Bôn Đôn); vườn quốc gia Chư Yang Sin (huyện Krong Bông, tỉnh Đắk lắk), vườn quốc gia BiDoup (huyện Đam rông, tỉnh Lâm Đồng), vườn quốc gia Cát Tiên (huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng),..

2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 2.2.1. Các di tích lịch sử - văn hóa

129

- Vùng đất này chứa đựng rất nhiều giá trị văn hóa dân tộc độc đáo. Đây là vùng đất cộng cư của nhiều dân tộc anh em với sự hòa sắc của tập quán, luật tục, nhiều loại hình sinh hoạt văn hóa.

- Tồn vùng có 450 di tích các loại, trong đó 59 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 2 di tích được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt (di chỉ khảo cổ “Thánh Địa cát Tiên” và đường mịn Hồ Chí Minh), 1 di sản văn hóa phi vật thể:

+ Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.

+ Chiến trường Đắk Tô - Tân Cảnh (Kon Tum); Đèo An Khê; Nhà tù Plei ku (Gia Lai), nhà tù Buôn Mê Thuột, đường Hồ Chí Minh; Nhà thờ Gỗ (Kon Tum); Tháp Yang Prong, nhà thờ Đà lạt; thiền viện Trúc Lâm; Khu mộ cổ vua săn voi(huyện Bôn Đôn, Đắk Lắk ),…

2.2.2.Lễ hội

Lễ hội là một hoạt động văn hóa phong phú, là nguồn tài nguyên tham gia vào các sản phẩm du lịch. Ngồi những lễ hội mang tính cộng đồng, đặc trưng cho cả dân tộc, lễ hội Tây Nguyên còn chứa đựng nhiều sắc thái văn hóa rất riêng. Lễ hội Tây Nguyên khá đa dạng và qui mô khác nhau.

- Thời gian và không gian lễ hội ở Tây Nguyên thường diễn ra vào nịp cuối năm, thường được gọi là tháng “ Ninh nương”, xuất phát từ hoạt động sản xuất hoàn toàn dựa vào sự ban phát của thiên nhiên.

- Một số lễ hội có thể khai thác trong du lịch: Lễ mừng nhà rông; lễ bỏ mả; lễ hội đua voi; lễ cơm mới;…

130

- Cộng đồng người Tây Nguyên có 33 dân tộc sinh sống, người Kinh chiếm 64,2%, cịn lại là các dân tộc ít người: Gia Lai, Ê Đê, Xê Đăng, Mạ, Cơ Ho, Ba Na,…Ngày nay những đặc thù riêng của các dân tộc có sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Đó là các tập quán lạ về cư trú, sinh hoạt, thói quen ăn uống, sự độc đáo trong trang phục, kiến trúc,…

Người Tây Nguyên rất ưa thích âm nhạc, ca múa, mỗi dân tộc đều có những làn điệu riêng,.. Nhiều loại nhạc cụ được chế tác từ những vật liệu sẵn có như đàn T’Rưng làm từ vỏ bầu, sáo khền làm từ tre nứa,…như một nét văn hóa độc đáo.

2.2.4.Làng nghề

Hiện nay Tây Nguyên có nhiều làng nghề truyền thống với kỹ thuật và tinh hoa được truyền qua nhiều thế hệ. Một số làng nghề thể hiện được bản sắc riêng của vùng có thể kể tới:

+ Dệt may, thổ cẩm ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai Đắk Lắk + Làm rượu cần, nghề thêu, đan lát mây tre ở Lâm Đồng,…. 2.2.5. Các tài nguyên nhân văn khác

Ẩm thực: đến với Tây Ngun khách khó lịng bỏ qua thưởng thức hương vị Rượu cần. Cơm lam cũng là đặc sản riêng của Tây Ngun, ngồi ra cịn có những đặc sản khác như Măng tre, thịt rừng…

3.Thực trạng phát triển du lịch 3.1. Khách du lịch

- Khách du lịch quốc tế đến Tây Nguyên không ngừng tăng lên, năm 2015 tổng số khách quốc tế đạt 330.000 lượt. Họ đến chủ yếu là Lâm Đồng và nhiều nhất là khách phương Tây: Anh , Pháp Hà Lan, Đức,..

131

- Khách nội địa năm 2015 đạt 5,9 triệu khách, tập trung nhiều nhất ở Lâm Đồng, Đắk Lắk. Họ chủ yếu đến bằng đường bộ.

3.2. Tổng thu du lịch

Tổng thu du lịch tăng đều qua các năm, đến năm 2015 tổng thu du lịch đạt 13,5 nghìn tỉ đồng (4% cả nước). tổng thu du lịch của vùng này chiếm tỉ trọng nhỏ so với cả nước.

3.3. Cơ sở lưu trú

Cơ sở lưu trú đã được chú trọng phát triển, đầu tư xây dựng. Lâm Đồng phần lớn sở hữu các khách sạn được xếp sao trong khu vực, Khách sạn 5 sao có: Sofitel Đà Lạt Palace, Ana Mandra Villas, khách sạn Novetel (4 sao), …Tuy nhiên so với các vùng du lịch khác thì khách sạn vùng này cịn ít.

3.4. Lao động

Lao động trong du lịch của vùng tăng dần qua các năm. Năm 2015 đạt 20,5 nghìn lao động, Nhìn chung lực lượng lao động cịn rất ít so với các ngành kinh tế khác. Số lao động qua đào tạo còn mỏng.

4.Sản phẩm du lịch đặc trưng và các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch 4.1. Sản phẩm đặc trưng

Du lịch văn hóa; tham quan tìm hiểu bản sắc các dân tộcTây Nguyên; nghỉ dưỡng núi; tham quan nghiên cứu hệ sinh thái Tây Nguyên,…

4.2.Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch

- Đà Lạt gắn với hồ Tuyền Lâm, Đan Kia –Suối Vàng

- Đắk Lắk gắn với vườn quốc gia Yok Đôn và khơng gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Ngun

132

- Gia Lai, Kon Tum gắn với cửa khẩu Bờ Y, Măng Đen, Yaly. 5.Hệ thống khu, điểm, tuyến, trung tâm và đô thị du lịch quốc gia 5.1. Các khu du lịch quốc gia

5.1.1. Khu du lịch quốc gia Măng Đen

- Khu du lịch quốc gia Măng Đen Cách thành phố Kon Tum 50 km. Du khách đến Mang Đen bằng 2 con đường: từ Kon Tum qua đèo Măng Đen; còn từ Quảng Ngãi thì theo quốc lộ 24, vượt qua đèo Vio Lắk, băng qua Măng Đen. Măng Đen diện tích 97.000ha (diện tích gần bằng Đà Lạt), với độ cao 1200 m – 1.300 m. Đây là vị trí thích hợp để xây dựng thành phố nghỉ dưỡng.

- Nhiệt độ 20 độ C, bao bọc trung tâm huyện kon Plong bạt ngàn rừng thơng đỏ, rừng Kon Plong có diện tích 136.000 ha. Nằm dưới những tán thông là những hồ nước rộng mênh mông mà người dân gọi là “Toon” như toon Đăm, Ki, Lung, Ly Leng, Pô, Jơri, Săng, Rpơng,..Măng Đen có nhiều thác (Cơi): cơi Tram, Pa sĩ, Đăk Ke,….

Măng Đen thực sự trở thành “ Đà lạt thứ 2”. 5.1.2. Khu du lịch Đankia – Suối Vàng:

Cách Đà lạt 15 km phía Tây Bắc, thung lũng Vàng bên hồ Đankia – Suối Vàng với diện tích 170 ha, rừng thơng bạt ngàn.

Hồ suối vàng có 2 hồ: Đankia phía trên và Ankroet phía dưới, được tạo bởi con đập AnKroet chắn dịng sơng Đa Dung bắt nguồn tư núi Lang Biang. Dưới hồ ĐanKia có thác Bảy tầng, với cảnh sắc đẹp thơ mộng kỳ ảo. Yersin đã từng đề nghị tồn quyền Đơng Dương P.Doumer xây dựng khu nghỉ dưỡng nơi đây.

133

Cách Đà Lạt 5 km về hướng Nam, trên quốc lộ 20, du khách lên đèo Prenn, qua khỏi thác Đantala rẽ trái chừng 1km băng qua những rừng thông bạt ngàn là tơi hồ Tuyền Lâm

Hồ Tuyền Lâm diện tích 350 ha, sâu có nơi trên 30m. Du khách có thể du ngoạn cả ngày trên hồ với khơng khí mát lạnh và tĩnh lặng. Du khách có thể tìm hiểu các dân tộc Nam Tây Nguyên với những đặc sản rượu cần, cơm lam, thịt rừng, tham gia lễ hội cồng chiêng,...

Phía Đơng Nam hồ có thiền viện Trúc Lâm nối với trung tâm Đà lạt bằng hệ thống cáp treo (thiền viện lớn nhất Việt Nam) trên núi Phượng Hoàng cao 1.446 m….

5.1.4. Khu du lịch quốc gia Yok Đơn

- Vị trí: thuộc xã Krơng Ana, huyện Bôn Đôn, Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột 42km phía tây Bắc. Bôn Đôn từ lâu đã nổi tiếng không chỉ cảnh quan núi rừng, phong tục mang đậm dấu ấn Tây Nguyên, mà còn bởi truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi. Bôn Đôn là nơi sống của các dân tộc Ê Đê, M nông, Gia-rai.

- Du khách có cơ hội tìm hiểu các giá trị văn hóa bản địa qua ẩm thực đặc sắc như gà nướng, cơm lam, rượu cần, qua các hoạt động giao lưu văn hóa cồng chiêng, nghệ thuật săn bắt và thuần dưỡng voi rừng truyền thống, được tham quan mộ Vua săn voi Khunju Nốp.

- Đến với vườn quốc gia Yok Đơn thì phải vượt qua con sơng Xrê –pơk, đây là một trong những dịng sơng lớn ở Đắk Lắk. Cưỡi voi vượt sơng là hình thức du lịch ấn tượng, đi cầu treo dài 100m bắc qua lưng chừng những rặng si già vượt qua dịng sơng đến ốc đảo Ea Nơ với bãi tắm tiên,.. Sông Xrê- Pôk,

134

rừng quốc gia Yok Đôn với nhiều cây gỗ quí: giáng hương, cẩm lai, gỗ đỏ,…rừng ngun sinh chiếm 90% diện tích tồn vườn.

5.2 Các điểm du lịch quốc gia

5.2.1. Điểm du lịch quốc gia Đông Dương

- Khu cửa khẩu Bờ Y, có diện tích 70.438 ha, phía Bắc giáp huyện Đắk Glei, phía Nam giáp huyện Sa Thầy, phía Đơng giáp hun Đắk Tơ và xã Đắk Ang (huyện Ngọc Hồi), phía Tây giáp Lào và CamPhu Chia (có đường biên giới với Lào 30 km, với Cam Phu Chia 25km).

- Huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum là nơi tiếp giáp với Lào, Cam Phu Chia còn là giao lộ đi khắp các địa phương trong cả nước. Điểm cuối là quốc lộ 40 đến thị trấn Bờ Y được gọi là “ Ngã ba Đông Dương”, là điểm du lịch quá cảnh quốc tế.

5.2.2. Điểm du lịch quốc gia hồ Yaly (Gia Lai)

- Yaly nằm vị trí thuận lợi, giữa địa giới 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum, cách thành phố Kon Tum 38 km về phía Đơng Bắc, cách thành phố PleiKu 40 km phía Đơng Nam, cách quốc lộ 14 chỉ 17 km về phía Đơng.

- Thác Yaly trước đây là biểu tượng hùng vĩ của Tây Nguyên, thác đổ xuống dòng Xê Xan dòng nước trắng xóa, thét gào ngàn năm. Du khách đến đây để chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên và ghé thăm các làng dân tộc ven sơng. Đây là điểm tham quan sinh thái có ý nghĩa quốc gia

5.2.3. Điểm du lịch quốc gia biển hồ Tơ Nưng

- Cách thành phố Plei Ku 10 km về phía Bắc, biển hồ Tơ Nưng nguyên là miệng núi lửa, diện tích 250 ha, sâu 20 – 40 m (trên 30 triệu m khối nước).

135

Người dân trong làng gọi hồ là biển, vì vậy nó có tên là Biển Hồ. Biển Hồ là viên ngọc q của Plei Ku, du lịch ngắm cảnh, tìm tịi, nghiên cứu.

5.2.4. Điểm du lịch quốc gia Hồ Lắk

- Vị trí: thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, cách thành phố Bn ma Thuột 56 km phía Nam theo quốc lộ 27 về phía Nam. Hồ nước tự nhiên nối với sông Krông Ana, rộng 500ha cao 500m.

- Hồ Lắk mở ra du lịch sinh thái kết hợp du lịch văn hóa hết sức độc đáo và đậm nét Tây Nguyên như Cưỡi voi, khám phá nét văn hóa của các dân tộc 5.2.5. Điểm du lịch quốc gia thị xã Gia nghĩa

- Thị xã Gia Nghĩa Thuộc tỉnh Đắk Nông, là đầu mối giao thông của các tỉnh Tây Nguyên với vùng kinh tế phía Nam và vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trong đó có cả ngành du lịch.

- Đến với Gia Nghĩa du khách sẽ ấn tượng với cảnh đẹp êm đềm, được bao bọc bốn bề núi đồi và thung lũng xanh mướt.

- Đáng chú ý nhất là hệ thống thác hùng vĩ, kiêu hãnh phân bố khắp các vùng, huyện thị: Thác Liêng Nung bắt nguồn từ hồ Đắk Nia, cao 30m, rộng 10m, nước chảy quanh năm tung bọt trắng xóa. Thác Cơ Tiên độ cao 20m, cảnh hoang sơ, mát mẻ. Hệ thống 3 dòng thác: Đray sáp, Gia Long, Trinh Nữ,…

5.3. Trung tâm du lịch và Đô thị du lịch quốc gia

- Thành phố ĐÀ LẠT: Nằm trên cao nguyên Lâm Viên , phía Bắc Lâm Đồng, được ví là một tiểu Paris. Đà Lạt với diện tích 395 km vng, trên độ cao 1500m, nhiệt độ trung bình 18 -21 độ C, được mệnh danh là Thành phố ngàn hoa. Đà Lạt là thành phố du lịch nổi tiếng nhất nước ta. ĐàLạt là thủ phủ

136

tỉnh Lâm Đồng, phía Bắc giáp huyện Lạc Dương, phía Đơng và Đơng Nam giáp huyện Đơn Dương, phía Tây giáp huyện Lâm Hà, phía Tây Nam giáp huyện Đức Trọng.

- Về tài nguyên nhân văn Đà Lạt mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên đẹp như huyền thoại. Cộng đồng cư dân có sự hội nhập của nhiều dân tộc, nhiều cư dân đến từ Bắc, Trung Nam làm cho Đà Lạt có nét hiền hịa dung dị và mến khách.

- Các kiến trúc mang đậm dấu ấn Pháp ở Đà Lạt: trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt, ga Đà Lạt, nhà thờ con Gà, dinh thự I, II, III. Các điểm tham quan nổi tiếng là: Hồ Xuân Hương, Thiền viện Trúc Lâm, công viên hoa, dinh Bảo Đại, nhà thờ Domaine de Marie,…

- Tuyến đường đến Đà Lạt: quốc lộ 20, 27, 28, 55, sân bay quốc tế Liên Khương cách thành phố Đà Lạt 30 km.

5.4. Tuyến du lịch quốc gia và quốc tế 5.4.1. Tuyến quốc tế liên vùng

Một phần của tài liệu Giáo trình Địa lý tài nguyên du lịch Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn (Trang 36 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)