1432.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu Giáo trình Địa lý tài nguyên du lịch Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn (Trang 53 - 64)

2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

2.2.1. Di tích lịch sử - văn hóa

- Đơng Nam Bộ có 156 di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng quốc gia, trong đó có 1 di sản văn hóa phi vật thể: đờn ca tài tử. Có 7 di tích quốc gia đặc biệt: căn cứ trung ương cục ở Tây Ninh, dinh Độc Lập, địa đạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo, đường Trường Sơn – đường Hồ CHí Minh ở Bù Gia Mập, Tà Thiết,.…

- Di tích lịch sử và di tích lịch sử cách mạng: Bến Nhà Rồng, dinh Độc Lập, nhà tù Côn Đảo…

- Các di chỉ khảo cổ: di chỉ văn hóa Ĩc Eo, Bưng Bạc,…

- Di tích kiến trúc nghệ thuật: Hệ thống chùa với những ngôi chùa tiêu biểu như chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Giác Long…Nhà thờ: nhà thờ Đức Bà, …Tòa Thánh: tòa thánh đạo Cao Đài với 100 cơng trình khác nhau

- Danh lam thắng cảnh: hồ con Rùa (thành phố Hồ Chí Minh), hồ Dầu Tiếng ( tỉnh Tây Ninh),…

2.2.2 Lễ hội

Là vùng đất dừng chân của người Việt đi mở cõi phương Nam, và là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc khác: Hoa, Khơ, Me, Chăm,..nên lễ hội nơi đây là sự hội tụ các dịng văn hóa khác nhau, các gam màu văn hóa linh thiêng: Lễ hội tơn giáo Cao Đài, lễ chầu Ơng Cậu (Bình Dương), lễ hội đường hoa Nguyễn Huệ…

2.2.3.Làng nghề

Làng nghề thủ công vùng này không nhiều: khoảng 90 làng nghề truyền thống ở Đồng Nai, Bà Rịa –Vũng Tàu, Tây Ninh…với các nghề: gốm ở xã Tân

144

Vạn, thổ cẩm Tài Lài (Đồng Nai); bánh tráng phơi sương Trảng Bàng (Tây Ninh),…

2.2.4 Các tài nguyên nhân văn khác

- Văn hóa ẩm thực: Đơng Nam Bộ rất phong phú về ẩm thực, vì đây là nơi giao thoa nhiều vùng miền khác nhau trong cả nước, thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiếp nhận nhiều nền văn hóa trên thế giới (trong đó có cả văn hóa ẩm thực) như: Anh, Pháp, Mĩ, Nhật,..

- Hệ thống bảo tàng và các cơng trình văn hóa nghệ thuật, cơng trình đương đại như bảo tàng Mĩ Thuật, bảo tàng Chứng tích chiến tranh, bảo tàng Tơn Đức Thắng…Hần Thủ Thiêm, tồn nhà Biteco…

- Các sự kiện van hóa thể thao: Fetival biển, lễ hội hoa xuân,… 3.Thực trạng phát triển du lịch

3.1. Khách du lịch

Số lượng khách đông tăng nhanh nhất trong 7 vùng du lịch, từ năm 2010 đến 2015 tăng gấp 8 lần chiếm 24,4% tổng lượt khách cả nước với 47,3 triệu lượt khách. Khách quốc tế năm 2015 là 5,4 triệu chiếm 22,4 % cả nước; khách nội địa năm 2015 đón 41,8 triệu chiếm 26,1% cả nước.

3.2.Tổng thu du lịch

Thu du lịch tăng nhanh, năm 2015 thu đạt 155 nghìn tỉ chiếm 46% của cả nước

145

Năm 2015 tồn vùng có 4.565 cơ sở lưu trú với hơn 93 nghìn phịng, chiếm 23% của cả nước. Số khách sạn 4 -5 sao tăng nhanh, chủ yếu tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh và Vũng tàu.

3.4.Lao động

Năm 2015 tổng số lao động trong ngành là 279.000 người chiếm 45% tổng số lao động du lịch của cả nước. Nhìn chung lao động vùng này có trình độ cao, ngoại ngữ tốt.

4.Sản phẩm du lịch đặc trưng và các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch 4.1.Sản phẩm đặc trưng

Du lịch MICE gắn với văn hóa, lẽ hội, giải trí, du lịch biển, thể thao, mua sắm,..

4.2. Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch

- Thành phố Hồ Chí Minh: gắn với di tích lịch sử, rừng Sác cần Giờ.

- Tây Ninh gắn với cửa khẩu Mộc Bài, núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng, tòa thánh Tây Ninh,..

- Thành phố Vũng Tàu gắn với Long Hải, Phước Hải, Côn Đảo,.. 5.Hệ thống khu, điểm, tuyến, trung tâm và đô thị du lịch quốc gia 5.1. Các khu du lịch quốc gia

5.1.1. Khu du lịch núi Bà Đen

- Vị trí: Nằm ở 4 xã, phường: phường Ninh Sơn, phường Thanh Tân, xã Ninh Thạnh (thành phố Tây Ninh) và xã Phan (huyện Dương Minh Châu). Cách thành phố Tây Ninh 11 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 110 km về phía

146

Tây Bắc, gần với vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, và căn cứ Trung Ương cục Miền Nam, tòa thánh Tây Ninh, cửa khẩu Mộc Bài.

- Diện tích 24 km vng, núi Bà cao nhất Nam Bộ (cao 986m), núi Phụng (cao 372m), núi Đất (cao 335m). Hiện nay khách du lịch tiếp cận với núi dễ dàng vì có hệ thống cáp treo (dài 1.200m); hệ thống máng trượt (tuyến lên dài1.190m, tuyến xuống dài 1.700m)

- Hệ thống chùa, am, miếu gắn với lễ hội núi Bà: Chùa Bà Đen nơi đặt tượng Bà Đen bằng đồng, Chùa Hang, chùa Hịa Đồng…Động Huyền Mơn, động Ba Cô…Lễ hội Xuân núi Bà bắt đầu từ tháng giêng và kéo dài suốt tháng.

- Hệ thống hang và suối: Hang Hàm Rồng, hang Gió, động Thanh Long, động Ông Hổ…Suối Vàng, suối Bố Bàng..

Khu du lịch Bà Đen hội tụ những điều kiện để phát triển du lịch với những sản phẩm đặc sắc, đa dạng. Khách có thể hành hương tâm linh với hệ thống chùa, lễ hội, vừa tham quan ngắm cảnh, leo núi, câu cá,..

5.1.2 Khu du lịch Cần Giờ

- Khu du lịch Cần Giờ nằm ở cửa ngõ Đông Nam, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 60 km. Sự đa dạng sinh học, môi trường trong lành được công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển”, trở thành một trong 100 địa điểm du lịch bền vững thế giới năm 2014.

- khu du lịch Cần Giờ hội tụ nhiều điều kiện để phát triển du lịch với nhiều sản phẩm đa dạng và đặc sắc. Những cánh rừng bạt ngàn chứa đựng trong đó rất nhiều giá trị về lịch sử - văn hóa , tín ngưỡng, khảo cổ. Chiến khu rừng Sác, nơi khởi xướng những chiến công anh hùng của các chiến sĩ đặc

147

công cùng quân và dân Cần Giờ trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, ở đây có lễ hội Nghinh Ơng với nhiều hoạt động có ý nghĩa.

- Khu du lịch sinh thái Vàm Sát: diện tích 500 ha, có 2 địa điểm thu hút khách: Đầm Dơi, Sân Chim với hàng vạn con quạ về đây trú ngụ.

- Lâm viên Cần Giờ (đảo Khỉ): diện tích 514 ha với 2.000 con khỉ sống tự do, du khách có thể đi thuyền tham quan rừng Sác

Khu đơ thị du lịch biển Cần Giờ (Sài Gịn Sunbay) tổng diện tích 600 ha vốn đầu tư 500 triệu USD đang xây dựng với những khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp.

5.1.2 Khu du lịch Long Hải – Phước Hải

- Khu du lịch Long Hải – Phước Hải cách Vũng Tàu 20km, cách thành phố Hồ Chí Minh 125 km. Nơi đây thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp thơ mộng, hoang sơ xen lẫn với những quả đồi nhấp nhô giữa những rừng hoa anh đào rực rỡ.

- Bãi biển đẹp nhất ở khu du lịch Long Hải – Phước Hải là Hồ Tràm, ở đây có nhiều resort cao cấp. Bãi biển Hồ Cốc hoang sơ, bãi tắm dài hơn 500 m. Nằm dưới chân điện Dinh Cô là bãi biển Dinh Cô trải rộng.

- Một số điểm tham quan có sức thu hút cao gồm:

+ Núi Minh Đạm: thuộc huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu, cách thành phố Bà Rịa khoảng 30 km, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 150 km. Đây là ngọn núi gắn liền với lịch sử hào hùng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong chiến tranh chống Mĩ. Dưới chân núi là thiền viện Trúc Lâm Chân Nguyên được xây dựng năm 1987 (chùa khỉ vì có hàng trăm con khỉ)

148

+ Địa đạo Long Phước: xã Long Phước cách thành phố Bà Rịa 7 km về phía Đơng Bắc. Nơi đây từng là địa bàn tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch

+ Suối nước nóng Bình Châu – Hồ Cốc:

Vị trí: xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh bà Rịa – Vũng Tàu, cách thành phố Hị Chí Minh 150 km. Được tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) ghi nhận là 1 trong 64 địa điểm của 47 quốc gia trên thế giới có điều kiện phát triển du lịch sinh thái bền vững. Nơi đây có 70 điểm phun lộ thiên diện tích 7000ha của rừng nguyên sinh tạo thành hệ thống sông suối từ 37độ C – 82độ C tỏa nhiệt quanh năm. Có hồ ngâm rộng 900m vng dưới chân núi Đại Bàng thuộc hồ suối Mơ. Khu thể thao, tennis, golf, bóng chuyền, câu cá sấu

+ Khu bảo tồn Bình Châu – Phước Bửu:

Vị trí: huyện Xuyên Mộc, với diện tích 10.537 ha rừng tự nhiên, là khu rừng nguyên sinh ven biển duy nhất cịn lại tương đối ngun vẹn ở Việt Nam. Có hệ động thục vật phong phú, đa dạng, có nhiều bãi tắm đẹp…

5.1.2 Khu du lịch Côn Đảo:

- Khu du lịch Côn Đảo thuộc huyện Côn Đảo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, gồm 16 đảo nhỏ, tổng diện tích 75,15 km vng, diện tích nội thủy khu vực Côn Đảo khoảng 14.000 km vuông, cách Vũng Tàu 185 km. Từ lâu Côn Đảo được biết đến như là “Địa Ngục của trần gian” với hệ thống nhà tù.

Hiện nay Côn Đảo là địa điểm có tiềm năng du lịch lớn với nhiều danh thắng, nhiều bãi biển đẹp và các di tích lịch sử - văn hóa. Cơn Đảo cịn là vườn quốc gia với rừng nguyên sinh và thảm động thực vật vô cùng phong phú. Rừng có nhiều cây, nổi bật các lồi Phong lan, động vật có: sóc đen, sóc đỏ,

149

chim gầm ghì, bị biển, cá heo, rùa biển,…Nghĩa trang Hàm Dương nơi an nghỉ của nhiều chiến sĩ cách mạng như Võ Thị Sáu người anh hùng liệt sĩ,..

- Một số điểm thm quan gắn liền với tài nguyên nhân văn gồm:

+ Chuồng cọp Pháp: xây dựng 1940, diện tích 5.475 m vng, có 120 phịng giam, 60 phịng khơng có mái che dùng để tra tấn, hành hạ tù nhân.

+ Chuồng cọp Mĩ: xây dựng năm 1971, diện tích 25.768 m vng, có 384 xà lim biệt lập chia 8 khu

+ Dinh chúa Đảo: xây dựng thế kỷ 19, là nơi làm việc của 53 đời chúa đảo (39 người pháp, 14 người việt)

+ Bảo tàng Côn Đảo: đối diện với di tích cầu tàu 914, trước ngày giải phóng, bảo tàng chính là nhà chúa đảo trên diện tích 2 ha

+ Nghĩa trang Hàm Dương: rộng 190.000m vuông gồm 4 khu: A, B, C và D, nơi vùi lấp 20.000 tù nhân đã chết

5.2. Các điểm du lịch quốc gia.

5.2.1. Điểm du lịch quốc gia Tà Thiết:

- Vị trí: cách thị trấn Lộc Ninh 17 km theo quốc lộ 13, cách thành phố Hồ Chí Minh 130km, là căn cứ của Quân ủy bộ tư lệnh các lực lượng giải phóng miền Nam Việt Nam được xây dựng năm 1973, rộng 16 km vuông. Nơi đây dưới những tán rừng chằng chịt là những cơng trình làm việc của bộ tư lệnh và các đồng chí lãnh đạo của chiến dịch: đồng chí Phạm Hùng, thượng Tướng Phạm Văn Trà, thiếu Tướng Nguyễn Thị Định,..

- Ngày nay căn cứ Tà Thiết là “địa chỉ đỏ” du lịch về nguồn với những đoàn khách trong ước. Đến đây du khách được tận mắt chứng kiến những hiện

150

vật, những hình ảnh tư liệu sinh động, thưởng thức những đặc sản vùng miền như canh thục, cơm lam, khoai mì nướng lùi, …

5.2.2. Điểm du lịch Căn Cứ Trung Ương Cục Miền Nam:

- Vị trí: phía Bắc Tây Ninh, giáp Cam Phu Chia, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, với diện tích 70ha trong rừng Chàng Riệc, Rùm Bôn, được xây dựng năm 1951. Hệ thống nhà ở và phòng làm việc trong căn cứ nổi trên mặt đất, tồn bộ cột kèo, địn ray làm bằng gỗ, mái lợp á trung quân. Các căn hầm trú ẩn làm bên nhà chìm dưới mặt đất.

- Du khách đến đây được tham quan nhà trưng bày lịch sử với khoảng 1000 hiện vật, tiêu biểu: nhà làm việc của cố Tổng bí Thư Lê Duẩn, cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, xe đạp của cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt,…

Đến thăm căn cứ cính là tìm hiểu thêm về “thủ đơ kháng chiến” của Miền Nam, về hệ sinh thái rừng nơi đây và thưởng thức các món ăn dân dã: canh chua cá khô lá bứa, gà rừng xào lá giang, thịt heo kho măng,…

5.2.3. Điểm du lịch Cát Tiên

- Vườn quốc gia Cát Tiên diện tích 70.548 ha (Đồng Nai là 39.108 ha, Lâm Đồng là 26.969 ha, Bình Phước là 4.469 ha). Trụ sở vườn quốc gia đặt tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Tục truyền rằng, nơi đây có nàng tiên thường xuống hạ giới để vui đùa và tận hưởng dòng suối trong mát, nên được gọi là Nam Cát Tiên. Đây là cơng trình khảo cổ có giá trị về lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng lớn để có thể xác định được nguồn gốc của một vương quốc đã bị lãng quên cách đây 1.300 năm. Hệ động thực vật vô cùng phong phú đa dạng, có nhiều cây gỗ quí cổ thụ như gõ, giáng hương, trắc, cẩm lai, gụ,.., 133 lồi phong lan, trĩ lơng đỏ, tê giác một sừng, voi,..

151

- Vườn quốc gia Nam Cát Tiên cách thành phố Hồ Chí Minh 150 km theo quốc lộ 20, là một điểm du lịch sinh thái, văn hóa hấp dẫn

- Di tích khảo cổ Cát Tiên: cặp phối ngẫu Linga – Yoni cao 2,1m đường kính 0,7m nặng 1 tấn, bằng đá xanh mài bóng, tấm mi cửa (Trán cửa) bằng đá nặng hơn 1 tấn, nhiều tượng các vị thần Uma, Ganesa, Siva,….

Khẳng định nơi đây từng tồn tại một vương quốc hùng mạnh xứ sở Nam Tây Nguyên xuất hiện khoảng thế kỷ IV – thế kỷ VII.

5.2.4. Điểm du lịch hồ Trị An – Mã Đà:

- Vị trí: huyện Vĩnh Cửu cách thành phố Biên Hịa 35 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 75 km. Với diện tích 100.000 ha với 67.000 ha rừng, 32.000 ha mặt nước. Không chỉ hấp dẫn du khách bởi rừng nguyên sinh bạt ngàn và hồ Trị An độc đáo mà cịn hấp dẫn với văn hóa lịch sử vùng này.

- Các dân tộc Xtiêng, Châu Mạ, gắn liền với rừng già mênh mông, những con suối chảy xiết như suối Mã Đà, suối Ma Sô, suối Đạt Bo, suối La Mách,.. các di tích lịch sử: căn cứ Khu Ủy miền Đông, căn cứ Trung ương cục Miền Nam, địa đạo suối Linh, chiến khu D…

5.2.5. Điểm du lịch Củ Chi

- Vị trí: xã Phú Mĩ Hưng, huyện Củ Chi cách thành phố Hồ Chí Minh 70km về phía Tây Bắc. Địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc ta trong kháng chiến chống Mĩ và trở thành địa danh nổi tiếng trên thế giới. Địa đạo trong lòng đất dài 250 km tỏa ra như mạng nhện, đường hầm không sâu lắm nhưng chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép. Có những đoạn có từ 2 đến 3 tầng: tầng trên gọi là “Thượng”, tầng dưới gọi là

152

“trầm”. Chung quanh cửa hầm lên xuống bố trí hầm chơng, bãi đinh, mìn trái, có cả mìn lớn chống tăng.

- Địa đạo Củ Chi có hai điểm tham quan chính:

+ Địa đạo bến Dược: căn cứ Khu ủy và quân khu Sài Gòn ở ấp Mĩ Hiệp, xã Phú Mĩ Hưng

+ Địa đạo Bến Đình: căn cứ huyện ủy Củ Chi ở ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức

5.3 Các trung tâm và Đô thị du lịch quốc gia

5.3.1.Trung tâm du lịch quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật hàng đầu cả nước. Với địa thế thuận lợi và lịch sử 300 hình thành và phát triển, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế,và du lịch. Ở đây có hệ thống tài ngun nhân văn, cơng trình kiến trúc cổ, bảo tàng rất phong phú,..

- Sản phẩm du lịch của thành phố Hồ Chí Minh là: du lịch MICE, tham quan nghiên cứu di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội, du lịch nghỉ biển, vui chơi giải trí, thể thao,..

- Điểm tham quan chính: bảo tàng có 11 bảo tàng (bảo tàng Chứng tích chiến tranh, bảo tàng Lịch sử,… ), dinh Độc Lập, bến Nhà Rồng, nhà thờ Đức Bà, đường phố đi bộ Nguyễn Huệ, Cần Giờ, Củ Chi,..

5.3.2. Đô thị du lịch quốc gia – Vũng Tàu

- Vũng Tàu là thành phố du lịch nghỉ mát, tắm biển, dưỡng bệnh, nằm trên

Một phần của tài liệu Giáo trình Địa lý tài nguyên du lịch Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn (Trang 53 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)