1582.Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu Giáo trình Địa lý tài nguyên du lịch Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn (Trang 68 - 70)

2.Tài nguyên du lịch

2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 2.1.1. Địa hình:

- Được bồi đắp phù sa của sơng Mê Kơng, địa hình chủ yếu là đồng bằng châu thổ, sơng ngịi chằng chịt, đồng bằng, núi rừng, biển đảo…

- Đồng bằng màu mỡ được bồi đắp bởi hệ thống chính là sơng Tiền, sơng Hậu. Bên cạnh đó có cù lao, có cồn với cảnh quan thiên nhiên trong lành: cồn Phụng, cồn Ốc, cồn Qui, cồn Tiên (tỉnh Bến Tre), cồn Mĩ Phước (tỉnh Sóc Trăng), cồn Thới Sơn (tỉnh Tiền Giang), cù lao Ông Hổ (tỉnh An Giang),…

- Địa hình biển đảo cũng là điểm nhấn trong phát triển du lịch biển của vùng (tập chủ yếu ở Kiên Giang): phành phố đảo Phú Quốc – “ đảo ngọc”, đảo Nam Du, đảo Hịn Sơn, đảo Hịn Tre,..

- Có địa hình núi đá vơi ở Hà Tiên, Kiên Giang: tạo nên những hang động, phong cảnh đẹp

- Giữa đồng bằng xuất hiện những ngọn núi cao tạo ra điểm nhấn về cảnh quan, trong đó một số núi đã được đưa vào khai thác trong họa động du lịch: núi Sam (cao 241m, diện tích 280 ha) và núi Cấm ở An Giang (cao 750 m, dáng vẻ hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, với nhiều danh thắng tâm linh).

2.1.2. Khí hậu:

Vùng du lịch này khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nóng và ẩm quanh năm, với 2 mùa khơ và mưa rõ rệt, nhiệt độ trung bình là 25 -27 độ C, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 12; ít chịu tác động hiện tượng thời tiết khắc nhiệt nào. Điều kiện khí hậu này rất thuận lợi cho hoạt động du lịch.

159

- Tài nguyên nước rất phong phú, gồm hệ thống sơng ngịi chằng chịt, vừa bồi đắp phù sa cho vùng đất châu thổ vừa tạo cảnh quan độc đáo cho vùng miệt vườn.

- Sông Mê Kông chảy vào nước ta chia làm 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu:

+ Sông Hậu chảy quan các tỉnh, thành phố: An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, rồi đổ ra biển bằng 3 cửa (cửa chính là Bát Xắc, 2 cửa nhánh là Định An và Tranh Đề)

+ Sông Tiền chảy qua các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, rồi đổ ra biển bằng 6 cửa: cử Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên và cử Cung Hầu.

Nhiều loại hình du lịch trên sơng nước đã được khai thác như chợ nổi: chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ), Cái Bè (Tiền Giang), Long Xuyên (An Giang),… 2.1.4. Sinh vật:

- Dưới tác động giao thoa của biển, sông nước cho nên vùng du lịch này có hệ sinh thái vô cùng đa dạng và độc đáo, đặc trưng cho cảnh quan ngập nước.

- Vùng du lịch này có 5 vườn quốc gia: Tràm Chim – Tam Nông, Phú Quốc, U Minh Hạ, Mũi Cà Mau. Có 4 khu bảo tồn thiên nhiên: Láng Sen (tỉnh Long An), Thạch Phú (tỉnh Bến Tre), Ấp Canh Điền (tỉnh Bạc Liêu), Hịn Chơng (tỉnh Kiên Giang).

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển ở các tỉnh Cà mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng,…là địa điểm tham quan du lịch rất hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Địa lý tài nguyên du lịch Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)