.Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu Giáo trình Địa lý tài nguyên du lịch Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn (Trang 34 - 42)

2.1. Quan niệm

Tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo do con người sáng tạo ra.Tồn bộ những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng như tinh thần do con người sáng tạo đều được con là sản phẩm văn hóa. Tuy nhiên chỉ những sản phẩm văn hóa có giá trị phục vụ du lịch mới được coi là tài

34

nguyên du lịch. Theo luật du lich (2005) “Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, cơng trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”

2.2. Các loại tài nguyên.

a. Di sản văn hóa thế giới và các di tích lịch sử - văn hóa

- Di sản văn hóa thế giới: Di sản thế giới được phân thành di sản văn hóa thế giới, di sản thiên nhiên thế giới và di sản hỗn hợp.

Di sản thiên nhiên thế giới bao gồm các kiến tạo vật lý hoặc sinh học hay các nhóm tạo thành như thế, có giái trị nổi bật toàn cầu xếp theo quan điểm thẫm mĩ hoặc khoa học; hay các thành tạo địa chất và địa lý tự nhiên, các khu vực là mơi trường sống của các lồi động thực vật bị đe dọa có giá trị nổi bật tồn cầu xết theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn; hay các di chỉ thiên nhiên hoặc các khu vực thiên nhiên có giá trị tồn cầu xét theo quan điểm khoa học, bảo tồn hay vẻ đẹp thiên nhiên.

Di sản văn hóa thế giới là những cơng trình văn hóa được tạo nên nhờ sức lao động của con người từ xa xưa. Đó là những cơng trình nổi tiếng, kiệt tác nghệ thuật, tượng đài, bia tưởng niệm, mộ, phù điêu, bản khắc, đồ trang trí nội thất, các thành phố cổ hay là những truyền thống, phong tục tập quán của địa phương thể hiện sự sáng tạo của con người trong quá khứ và được lưu truyền đến mn đời sau. Chúng có giá trị mang tính tồn cầu được mọi người thừa nhận nhờ những đặc điểm nổ bật. Ảnh hưởng của chúng đã vượt ra khỏi ranh giới quốc gia và có ý nghĩa đối với tồn thể nhân loại.

- Di tích lịch sử-văn hố: Các di tích lịch sử- văn hóa, thắng cảnh cấp quốc gia và địa phương hiện Việt Nam có: 1.411 di tích lịch sử, chiếm 46,6%;

35

1.422 di tích kiến trúc nghệ thuật, chiếm 47,0%; 76 di tích khảo cổ, chiếm 2,5%; 117 danh lam thắng cảnh, chiếm 3,9%

*Trong số này có 10 di tích quốc gia đặc biệt: Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội); Quần thể di tích cố đơ Huế (Thừa Thiên Huế); Khu di tích Mỹ Sơn (Qảng Nam); Đô thị cổ Hội An (Quảng Nam); Vịnh Hạ Long (Quảng Nam); Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng (Quảng Bình); Đền Hùng (Phú Thọ); Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại phủ chủ tịch (Hà Nội); Chiến trường Điện Biên Phủ (Điện Biên); Dinh Độc Lập (thành phố Hồ Chí Minh).

- Di tích khảo cổ:

+ Các tầng văn hóa Việt Nam nối tiếp nhau, mỗi giai đoạn là 1 thang bậc phát triển

+Thể hiện rõ nét qua các di vật được khai quật từ trong lòng đất

+ Di vật có ý nghĩa về khoa học- mang giá trị to lớn hoạt động tham quan du lịch

+Thời đồ đá: Di chỉ Núi Đọ -Thanh Hóa (văn hóa Đơng Sơn); Hang Chổ- Hịa Bình (văn hóa Hịa Bình); Hang Phia Vài- Tun Quang (văn hóa Hịa Bình với sắc thái văn hóa tiền sử lưu vực sơng Gâm); Di chỉ Ba Vũng - Q.Ninh (văn hóa Hạ Long )

+ Thời kỳ kim khí: Văn hóa Đơng Sơn với các di chỉ Đơng Sơn - Thanh Hóa, mộ thuyền Động Xá- Hưng Yên; Văn hóa Sa Huỳnh với di chỉ văn hóa Sa Huỳnh – Quãng Ngãi

+ Thời bộ lạc hoặc vương quốc cổ: Các di chỉ Cát Tiên- Lâm Đồng; Di tích Mỹ Sơn - Quãng Nam

36

+ Thời kỳ qn chủ: Thành Nhà Hồ- Thanh Hóa, tịa tháp cổ Yên Bái; di tích Lam Kinh- Thanh Hóa

• Di chỉ Giồng Nổi- Bến Tre (văn hóa Ĩc Eo )

- Các di chỉ đã và đang khai thác trong các chương trình du lịch: Cụm di chỉ Núi Đọ- Thanh Hóa; Động người xưa (Cúc Phương- Ninh Bình); Hồng Thành Thăng Long (Hà Nội); Khu đền tháp Mỹ Sơn (Quảng Nam);…

2.3. Lễ hội

Việt Nam có khoảng 7200 lễ hội, trong đó có rất nhiều lễ hội lớn thu hút được đông đảo du khách tham quan, tìm hiểu. Là nét sinh họa văn hóa- du lịch tổng hợp, lễ hội có 2 phần.

- Phần nghi lễ: Mở đầu cho các lễ hội với nghi thức nghiêm trang, trọng thể. Mang tính tưởng niệm lịch sử, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, một vị anh hùng dân tộc. Nghi thức lễ bày tỏ lịng tơn kính với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong thiên thời, địa lợi, nhân hòa và sự phần vinh hạnh phúc. Nghi lễ tạo nền móng vững chắc với yếu tố văn hóa linh thiêng đầy giá trị thẩm mĩ.

- Phần hội: Những trò vui, những đêm thi nghề, thi hát, tượng trưng sự nhớ ơn và ghi công những người xưa. Những gì tiêu biểu của một vùng, một làng xã được mang ra phô diễn. Các chàng trai cô gái đi hội là cớ để gặp nhau, tìm hiểu nhau: lễ hội gắn với tình yêu, giao duyên

- khi đánh giá các lễ hội phục vụ mục đích du lịch cần lưu ý những đặc điểm sau:

37

+ Qui mô của lễ hội: ảnh hưởng đến hoạt động du lịch tạo khả năng thu hút du khách.

+ Các lễ hội thường được tổ chức tại những di tích lịch sử - văn hố, có thể khai thác cả di tích lẫn lễ hội.

+ Lễ mừng sự kiện của đời sống như sinh nở, khai tâm, cưới xin, ma chay…

+ Lễ hội phục hồi vì chúng làm sống lại một cách ngoạn mục ký ức về một quá khứ hay một nền văn hóa đã tiêu vong.

+ Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học. 2.4. Nghề và làng nghề thủ công truyền thống

- Là làng có nghề cổ truyền được hình thành từ lâu đời, tồn tại và phát triển đến ngày nay.

- Các sản phẩm của làng nghề truyền thống là kết tinh giao thoa và phát triển các giá trị văn hóa, văn minh lâu đời của mỗi dân tộc. Các sản phẩm bằng đá, tranh, gỗ, đồng.. trở thành những mặt hàng lưu niệm có giá trị, ưu thích của du khách.

2.5. Các đối tượng dân tộc học

- Mỗi dân tộc có những điều kiện sống, đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang sắc thái riêng của mình trên địa bàn cư trú nhất định. Những đặc thù của từng dân tộc có sức hấp dẫn, thu hút du khách.

- Các tập tục lạ về cư trú, tổ chức xã hội về thói quen ăn uống sinh hoạt, về kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong qui hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc

38

2.6. Các hoạt động văn hoá-thể thao - xã hội và các nhận thức khác

- Đó là các viện khoa học và các trường đại học, các thư viện nổi tiếng, cac thành phố diễn ra các triển lãm nghệ thuật, các cuộc thi dấu thể thao.. thu hút, hấp dẫn du khách

- Các thành tựu quốc gia cũng đặc biệt thu hút du khách: các cuộc triển lãm, hội chợ... trong tất cả các lĩnh vực y học, tin học, giao thông, nông nghiệp,công nghiệp...

2.7. Các di sản văn hoá thế giới

Các di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam đang được đưa vào khai thác hoạt động du lịch, phục vụ khách tham quan:

- Quần thể di tích cố đơ Huế, năm 1993, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (III) (IV).

- Phố cổ Hội An, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (II) (V).

- Thánh địa Mỹ Sơn, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (II) (III).

- Nhã nhạc cung đình Huế, Năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO cơng nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.

- Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Năm 2005, khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức được UNESCO cơng nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.

- Quan họ Bắc Ninh, Năm 2009, UNESCO chính thức cơng nhận Quan họ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

39

- Ca trù, Ngày 1/10/2009, ca trù của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

- Khu di tích trung tâm Hồng thành Thăng Long, năm 2010, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (II) (III) và (VI).

- Hội Gióng ở Phù Đổng và Sóc Sơn, năm 2010 được công nhận là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.

- Vào 18 giờ ngày 27-6-2011, tại Kỳ họp thứ 35 của Uỷ ban Di sản thế giới tổ chức tại Paris (Cộng hồ Pháp), Di tích Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đã được UNESCO cơng nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Theo các tiêu chí của UNESCO, thành nhà Hồ đáp ứng tiêu chí II và tiêu chí IV về giá trị nổi bật tồn cầu,...

Nội dung cần thể hiện trong các tiểu mục/ tiêu đề gồm:

- Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc: Học sinh – sinh viên ngành du lịch đã học các môn cơ sở ngành.

- Các bước và cách thức thực hiện công việc: học trên lớp, đọc tài liệu, thảo luận, thuyết trình

- Bài tập thực hành của học sinh - sinh viên:

+ Thuyết trình về tài nguyên du lịch ở Việt Nam, có dẫn chứng cụ thể? + Thuyết trình về tài nguyên nhân văn ở Việt Nam và vai trị của nó trong hoạt động du lịch, có dẫn chứng cụ thể?

+ Thuyết trình về di sản văn hóa và di sản thiên nhiên nhiên ở Việt Nam. Nó có vai trò như nào trong hoạt động du lịch?

- Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Nội dung đánh giá:

40

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên ở Việt Nam: tài nguyên địa hình, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu, tài nguyên sinh vật, di sản thiên nhiên ở Việt Nam.

+ Tài ngun nhân văn ở Việt Nam có vai trị trong hoạt động du lịch: các di sản văn hóa, các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội, các làng nghề.

- Ghi nhớ:

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên ở Việt Nam: tài nguyên địa hình, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu, tài nguyên sinh vật, di sản thiên nhiên ở Việt Nam.

+ Tài nguyên nhân văn ở Việt Nam có vai trị trong hoạt động du lịch: các di sản văn hóa, các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội, các làng nghề.

41

Một phần của tài liệu Giáo trình Địa lý tài nguyên du lịch Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)