Tổ chức không gian du lịch

Một phần của tài liệu Giáo trình Địa lý tài nguyên du lịch Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn (Trang 42)

Giới thiệu: Bài 3 giới thiệu giới thệu về cách phân chia không gian trong

du lịch như: điểm du lịch, tuyến du lịch, khu du lịch, trung tâm du lịch, đô thị du lịch, vùng du lịch

Mục tiêu: Giúp cho học sinh - sinh viên hiểu rõ các khái niệm điểm du lịch, tuyến du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch, trung tâm du lịch, vùng du lịch. Người học có thể vận dụng những kiến thức này vào trong nghiệp vụ hướng dẫn của mình và phục vụ cho cơng việc hướng dẫn du lịch sau này.

Nội dung chính:

Bài 3. Tổ chức không gian du lịch 1. Quan niệm

Tổ chức không gian du lịch được xem là nghệ thuật sắp xếp, bố trí các đối tượng du lịch trên một lãnh thổ nhất định nhằm đạt được hiệu quả khai thác tối ưu. Không thể khai thác hiệu quả hoạt động du lịch nếu khơng có tổ chức hợp lý gắn với không gian địa lý. Về cơ bản có thể hiểu tổ chức khơng gian du lịch là sự bố trí sắp xếp các hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch trên lãnh thổ gắn với tài nguyên du lịch, tạo nên sản phẩm du lịch độc đáo nhằm nâng cao sức cạnh tranh của lãnh thổ để từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, mơi trường của ngành trong tồn bộ nền kinh tế của lãnh thổ đó. Để tổ chức thành công hoạt động du lịch trên một vùng lãnh thổ, cần phải hội tụ nhiều yếu tố, bao gồm:

- Điều kiện sẵn có để phát triển du lịch: Điều kiện sẵn có của một lãnh thổ đảm bảo cho việc tổ chức hoạt động du lịch với hiệu quả cao hơn các lãnh thổ khác, bao gồm sự phong phú về tài nguyên du lịch (bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn), các nguồn lực về vốn, con người, vật chất và kết cấu hạ tầng (giao thông, điện, nước, viễn thông...) . Tổ chức lãnh thổ hiệu quả, bền vững, sẽ chỉ có được khi có sự tham gia của tất cả các yếu tố đó bởi

42

vì sự kết hợp tồn bộ các yếu tố đầu vào này là cơ sở để hình thành lợi thế cạnh tranh của lãnh thổ so với lãnh thổ khác.

- Điều kiện cạnh tranh và chiến lược phát triển: Các qui định, qui tắc, cơ chế khuyến khích và áp lực chi phối loại hình và mức độ cạnh tranh của lãnh thổ sẽ có ảnh hưởng lớn tới chính sách phát triển từ đó khuyến khích đầu tư, bảo vệ sở hữu trí tuệ và thúc đẩy tăng trưởng.

- Điều kiện cần: Yếu tố cầu tạo nên sự trăng trưởng về qui mô và chất lượng dịch vụ du lịch trên lãnh thổ. Điều kiện cần tại địa phương (khách nội vùng), vùng phụ cận và quốc tế buộc các doanh nghiệp du lịch trên lãnh thổ phải cung cấp hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao hơn. Việc tăng cường cung cấp các dịch vụ và chất lượng cao đáp ứng nhu cầu du khách là cơ sở để lãnh thổ cạnh tranh thành công so với lãnh thổ khác.

- Các ngành dịch vụ liên quan và hỗ trợ: Việc tiệp cận được các nhà cung ứng và doanh nghiệp có năng lực ở địa phương trong những ngành nghề có liên quan đến hoạt động du lịch rất quan trọng để đảm bảo sự thành công của môi trường kinh doanh vi mơ. Nguồn lực sẵn có ở địa phương giúp cho việc phát triển một nền kinh tế đa ngành. Sự hiện diện của nhiều ngành có sự hỗ trợ lẫn nhau, thay vì từng ngành riêng lẻ, là yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công, trong đó có du lịch

Bốn yếu tố trên có mối quan hệ mật thiết bổ sung và phụ thuộc lẫn nhau. Mốn tổ chức thành công hoạt động du lịch trên một lãnh thổ cần phải vượt qua về các thách thức về tài nguyên, vốn nhân lực, môi trường kinh doanh, các ngành phụ trợ theo trình tự ưu tiên. Việc giải quyết tất cả các vấn đề cùng một lúc sẽ dẫn tới việc dàn trải nhân lực. Do đó mỗi lãnh thổ phải xác định đâu là rào cản chính để giải quyết theo từng hồn cảnh cụ thể.

2.Vai trị tổ chức khơng gian du lịch

Việc tổ chức không gian du lịch hiệu quả sẽ tạo điều kiện giúp tăng năng lực cạnh tranh của lãnh thổ. Khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch của một lãnh thổ tạo ra lợi thế kinh tế nhờ qui mô, giúp giảm giá thành sản phẩm, tăng cường liên kết, chia sẻ thông tin và các nguồn lực khác.

43

Điều đó gióp phần làm phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương. Đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, tạo việc làm và giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội khác.

Tổ chức khơng gian du lịch có thể làm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất, kích thích thúc đẩy sáng tạo và hỗ trợ thương mại hóa. Nó có thể làm tăng tính cạnh tranh bằng cách tạo sự kết nối giữa cơ quan quản lý với các doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp , các ngành cơng nghiệp và tổ chức có liên quan.

Tổ chức không gian du lịch sẽ thúc đẩy quá trình sáng tạo và đổi mới quản lý, kinh doanh du lịch trên địa phương. Với mục tiêu tổ chức để gia tăng năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế so với các lãnh thổ khác. Các cơ quan quản lý du lịch phải thường xuyên đổi mới qui trình quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Trước sức ép cạnh tranh, cần phải luôn luôn đổi mới các hình thức tổ chức du lịch, phối hợp tạo ra các sản phẩm mới, ngày càng đặc sắc hơn. Sức ép cạnh tranh do khách hàng muốn có sự lựa chọn các nhà cung cấp tốt hơn trong tổ chức hoạt động du lịch cũng làm cho các doanh nghiệp phải liên tục cải tiến.

Tổ chức không gian du lịch hợp lý là cơ sở để bảo vệ, duy trì, khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên trên lãnh thổ. Việc sắp xếp, bố trí các hoạt động du lịch tối ưu gắn với cơ sở vật chất kỹ thuật , cơ sở hạ tầng và nguồn tài ngun góp phần giảm thiểu chi phí cũng như các hoạt động có hại từ các hoạt động khơng mong muốn, đồng thời dễ dàng tìm ra nguyên nhân tác động đến tài nguyên và sản phẩm du lịch để từ đó có các phương án bảo vệ và phát triển hợp lý.

3.Các cấp độ trong không gian du lịch:

Cấp độ trong tổ chức không gian du lịch, thường bao gồm: a.Điểm du lịch

Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị. Về mặt lãnh thổ, điểm du lịch là qui mô nhỏ. Trên địa bàn du lịch, điểm du lịch là những điểm

44

riêng biệt. Tuy nhiên, trong thực tế qui mô nhỏ, điểm du lịch vẫn chiếm một diện tích nhất định trong khơng gian, Sự chênh lệch về diện tích giữa các điểm du lịch có thể tương đối lớn, ví dụ: điểm du lịch quốc gia Cúc Phương, và điểm du lịch Văn Miếu Quốc tử Giám...

Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, lịch sử - văn hóa hoặc kinh tế - xã hội) hoặc một loại cơng trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả 2 ở qui mơ nhỏ. Vì thế điểm du lịch có thể phân chia thành 2 loại: điểm tiềm năng và điểm thực tế.

Các điểm du lịch nối với nhau bằng tuyến du lịch. Trong từng trường hợp cụ thể các tuyến du lịch có thể là tuyến nội vùng hặc là tuyến liên vùng (giữa các vùng).

b.Trung tâm du lịch.

Trung tâm du lịch là sự kết hợp lãnh thổ của nhiều điểm du lịch. Nói cách khác, mật độ điểm du lịch trên lãnh thổ của trung tâm du lịch tương đối dày đặc.

Đặc trưng của trung tâm du lịch là nguồn tài nguyên du lịch tương đối tập trung và được khai thác một cách cao độ. Có thể nguồn tài ngun khơng thật đa dạng về loại hình, song điều kiện cần thiết là phải tập trung và có khả năng lơi cuốn khách du lich. Trung tâm du lịch có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để đón, phục vụ và lưu khách trong một thời gian dài.

Trung tâm du lịch có khả năng tạo vùng du lịch rất cao. Về cơ bản là một hệ thống lãnh thổ du lịch đặc biệt, là hạt nhân của vùng du lịch. Chính nó đã tạo nên bộ khung để cho vùng du lịch hình thành và phát triển. Nói cách khác, đây là “cực” để hút các lãnh thổ lân cận vào phạm vi ảnh hưởng của vùng.

45

Trung tâm du lịch có quy mơ nhất định về mặt diện tích, bao gồm các điểm du lịch kết hợp với các điểm dân cư và môi trường xung quang. Về độ lớn, trung tâm du lịch có thể có diện tích tương đương với lãnh thổ cấp tỉnh hay một thành phố thuộc trực tỉnh.

Về phân loại ở Việt Nam có thể chia ra hai loại trung tâm du lịch. Đó là trung tâm có ý nghĩa quốc gia (như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng) và trung tâm có ý nghĩa địa phương (như Hạ Long, Cần Thơ).

c. Vùng du lịch

Đây là cấp cao nhất trong hệ thống phân vị. Vùng du lịch là sự kết hợp lãnh thổ của các tiểu vùng, trung tâm và điểm du lịch với những đặc trưng riêng về số lượng và chất lượng. Nói cách khác, vùng du lịch là một hệ thống thống nhất của các đối tượng và hiện tượng tự nhiên, nhân văn - xã hội bao gồm lãnh thổ du lịch và môi trường kinh tế - xã hội xung quanh với chuyên mơn hóa nhất định trong lĩnh vực du lịch. Nói tới vùng du lịch, không thể khơng đề cập tới tính chun mơn hóa. Nó chính là bản sắc của vùng, làm cho vùng này khác hẳn với vùng kia.

Các mối liên hệ nội vùng và ngoại vùng đa dạng dựa trên nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật sẵn có của vùng. Về phương diện lãnh thổ, vùng du lịch có diện tích rất lớn, bao gồm nhiều tỉnh, thành phố tương đương. Nếu hoạt động vùng du lịch mạnh mẽ, nó cịn bao trùm cả các vùng không du lịch (các điểm dân cư, các khu vực khơng có tài nguyên du lịch...). Về lý thuyết có thể chia ra vùng du lịch đang hình thành (Tiềm năng) và vùng du lịch đã hình thành (thực tế).

46

* Khu du lịch: Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được qui hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đang dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường.

- Khu du lịch quốc gia (luật du lịch 2005, điều 23):

+ Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút được lượng khách cao. Có diện tích tối thiểu 1.000 ha, trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các cơng trình, cơ sở dịch vụ du lịch phù hợp với cảnh quan, môi trường của khu du lịch. Trường hợp diện tích nhỏ hơn thì cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương trình Chính phủ xem xét, quyết định

+ Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, có khả năng phụ vụ ít nhất 1.000.000 lượt khách/ năm, trong đó cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của khu du lịch.

- Khu du lịch địa phương:

+ Có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch. Có diện tích tối thiểu 200 ha, trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các cơng trình, cơ sở dịch vụ du lịch.

+ Có kết cấu cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm địa phương, có khả năng phục vụ ít nhất 100.000 lượt khách/năm.

Theeo chiến lược phát triển, khu du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn và năm 2020 cả nước có 24 khu du lịch.

47

* Đơ thị du lịch: là đơ thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai trị trong hoạt động của đô thị. Đơ thị hội đủ các điều kiện sau thì thành đơ thị du lịch (luật du lịch 2005):

+ Có tài nguyên du lịch hấp dẫn trong ranh giới đô thị hoặc trong ranh giới đơ thị và khu vực liền kề

+ Có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch.

- Ngành du lịch có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đạt tỉ lệ thu nhập từ du lịch trên tổng thu nhập của các ngành dịch vụ theo qui định của chính phủ. Hiện nay nước ta có 10 đô thị du lịch, các đô thị này là hạt nhân để tổ chức lãnh thổ du lịch.

Nội dung cần thể hiện trong các tiểu mục/ tiêu đề gồm:

- Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc: Học sinh – sinh viên ngành du lịch đã học các môn cơ sở ngành.

- Các bước và cách thức thực hiện công việc: học trên lớp, đọc tài liệu, thảo luận, trả lời câu hỏi.

- Bài tập thực hành của học sinh - sinh viên:

+ Tại sao lại phân chia vùng du lịch? Dựa vào đâu để phân chia vùng du lịch?

Hãy kể tên các vùng du lịch: vị trí, gồm những tỉnh nào? Có những đặc trưng về địa lý, xã hội ra sao?

- Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Nội dung đánh giá:

48 + Khu du lịch

+ Đô thị Du lịch + Trung tâm du lịch

+ Khu du lịch, Tuyến du lịch, điểm du lịch - Ghi nhớ:

+ Các cấp độ không gian du lịch và cách phân chia cấp độ không gian: điểm du lịch, tuyến du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch, vùng du lịch.

49

Nội dung của môn học/mô đun: Bài 4. Vùng du lịch Trung Du và miền núi Bắc Bộ.

Giới thiệu: Bài 4 giới thiệu giới thệu chi tiết về vùng du lịch Trung Du và miền núi Bắc Bộ bao gồm vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, sơng ngịi, dân cư, các đặc trưng về vùng du lịch này, các điểm du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch, các tuyến du lịch ở trong vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ này.Người học nắm bắt được cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của vùng và nắm được những đặc trưng về hoạt động du lịch, tiềm năng du lịch của vùng rừng núi có diện tích lớn nhất trong 7 vùng du lịch của nước ta.

Mục tiêu: Giúp cho học sinh - sinh viên hiểu rõ về địa hình, cư dân, cở sở

vật chất kỹ thuật du lịch của vùng. Nắm bắt được các điểm du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch, các tuyến du lịch của vùng, các sản phẩm du lịch của vùng,.. Từ đó người học có thể vận dụng các kiến thức này vào các hoạt động nghiệp vụ hướng dẫn du lịch trên lớp và công việc hướng dẫn du lịch sau này.

Nội dung chính:

Bài 4.Vùng du lịch Trung Du và miền núi Bắc Bộ 1.Khái quát 1.Khái quát

Vùng du lịch Trung Du và miền núi Bắc Bộ được chia thành hai tiểu vùng: Tiểu vùng trung du miền núi Tây Bắc và Tiểu vùng trung du miền núi Việt Bắc. Bao gồm 14 tỉnh: Hịa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang.

-Vị trí: giáp Lào, Trung Quốc Có đường biên giới: với Lào dài 1.240km và Trung Quốc dài 610km. Vùng này có những cửa khẩu: Pa Háng (Sơn La),

50

Tây Trang (Điện Biên), Ma Lu Thàng (Lai Châu), Hà khẩu (Lài Cai), Thanh Thủy (Hà Giang), Tà Lùng (Cao Bằng), Hữu Nghị (Lạng Sơn)

- Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí chuyển tiếp từ các tỉnh dun hải

Một phần của tài liệu Giáo trình Địa lý tài nguyên du lịch Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)