.Thực trạng phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Giáo trình Địa lý tài nguyên du lịch Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn (Trang 53 - 55)

3.1.Khách du lịch

- Khách du lịch những năm gần đây tăng lên rất nhanh nhờ hệ thống giao thông ngày càng tốt và thuận lợi hơn. Bên cạnh đó xu hướng khách tiếp cận với thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số ngày càng phát triển.

- Khách du lịch quốc tế đến với vùng du lịch này chủ yếu bằng đường bộ ngày càng tăng mạnh, đa số là thông qua các cửa khẩu, chủ yếu là khách Trung Quốc.

- Mục đích của khách quốc tế đến rất đa dạng: tham quan di tích - lịch sử văn hóa, tham quan thắng cảnh thiên nhiên, thương mại, hội nghị, hội thảo. Khách du lịch quốc tế ưa thích các điểm du lịch có bản sắc văn hóa độc đáo (ở các tỉnh Lào cai, Hịa Bình, Lai Châu, Yên Bái, Cao bằng, Bắc Cạn…); các nơi

53

có di tích lịch sử nổi bật như: Điện Biên, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên; các tháng cảnh đẹp như: Sa Pa, Ba Bể, Mẫu Sơn…

- Khách du lịch nội địa cũng tăng mạnh đạt 17 triệu khách/ năm. Điều đặc biệt có nhiều lễ hội đã thu hút được khách như: Lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ), Festival trà Thái Nguyên, lễ hội hoa Tam Giác Mạch…

3.2.Tổng thu du lịch.

Tổng thu du lịch tăng trưởng tương đối cao, đạt 26,2% (năm 2015). Tuy nhiên chỉ mới tính tốn tổng thu từ king doanh du lịch (chủ yếu từ cơ sở lưu trú). Trong khi hiệu quả kinh tế đem lại phải được tính cả từ các ngành kinh tế bổ trợ nữa. so với cả nước tổng thu du lịch ở vùng này chiếm tỉ lệ nhỏ 5,5 % (năm 2015).

3.3.Cơ sở lưu trú

- Số lượng cơ sở lưu trú tăng trưởng mạnh. Nếu năm 2000 mới có 320 cơ sở lưu trú với 4950 phịng, thì sau 15 năm con số này lên 2,8 nghìn cơ sở với 37.410 phòng.

- Các cơ sở lưu trú thường tập trung ở các đô thị du lịch, các trung tâm du lịch, nhìn chung chất lượng chưa cao. Các khách sạn 4 -5 sao cịn ít: 1 khách sạn 5 sao, 4 khách sạn 4 sao (năm 2015)

- Vùng này có nhiều loại hình homestay, phần nhiều những nhà nghỉ gần gũi với thiên nhiên và sử dụng các vật liệu sẵn có ở địa phương như: tre, nứa… 3.4.Lao động du lịch

- Lao động trược tiếp trong ngành du lịch của vùng là 35,5 nghìn người (Năm 2015), họ đang làm việc tại các khách sạn ở các thành phố Điện Biên, Thái Ngun, Hịa Bình,…

54

- Chất lượng đội ngũ lao động không ngừng được tăng lên, nhưng so với mặt bằng thì cịn thấp. Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch, hướng dẫn viên du lịch đào tạo bài bản còn chưa nhiều.

Một phần của tài liệu Giáo trình Địa lý tài nguyên du lịch Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)