.Các cấp độ trong không gian du lịch

Một phần của tài liệu Giáo trình Địa lý tài nguyên du lịch Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn (Trang 44 - 50)

Cấp độ trong tổ chức không gian du lịch, thường bao gồm: a.Điểm du lịch

Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị. Về mặt lãnh thổ, điểm du lịch là qui mô nhỏ. Trên địa bàn du lịch, điểm du lịch là những điểm

44

riêng biệt. Tuy nhiên, trong thực tế qui mô nhỏ, điểm du lịch vẫn chiếm một diện tích nhất định trong khơng gian, Sự chênh lệch về diện tích giữa các điểm du lịch có thể tương đối lớn, ví dụ: điểm du lịch quốc gia Cúc Phương, và điểm du lịch Văn Miếu Quốc tử Giám...

Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, lịch sử - văn hóa hoặc kinh tế - xã hội) hoặc một loại cơng trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả 2 ở qui mơ nhỏ. Vì thế điểm du lịch có thể phân chia thành 2 loại: điểm tiềm năng và điểm thực tế.

Các điểm du lịch nối với nhau bằng tuyến du lịch. Trong từng trường hợp cụ thể các tuyến du lịch có thể là tuyến nội vùng hặc là tuyến liên vùng (giữa các vùng).

b.Trung tâm du lịch.

Trung tâm du lịch là sự kết hợp lãnh thổ của nhiều điểm du lịch. Nói cách khác, mật độ điểm du lịch trên lãnh thổ của trung tâm du lịch tương đối dày đặc.

Đặc trưng của trung tâm du lịch là nguồn tài nguyên du lịch tương đối tập trung và được khai thác một cách cao độ. Có thể nguồn tài ngun khơng thật đa dạng về loại hình, song điều kiện cần thiết là phải tập trung và có khả năng lôi cuốn khách du lich. Trung tâm du lịch có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để đón, phục vụ và lưu khách trong một thời gian dài.

Trung tâm du lịch có khả năng tạo vùng du lịch rất cao. Về cơ bản là một hệ thống lãnh thổ du lịch đặc biệt, là hạt nhân của vùng du lịch. Chính nó đã tạo nên bộ khung để cho vùng du lịch hình thành và phát triển. Nói cách khác, đây là “cực” để hút các lãnh thổ lân cận vào phạm vi ảnh hưởng của vùng.

45

Trung tâm du lịch có quy mơ nhất định về mặt diện tích, bao gồm các điểm du lịch kết hợp với các điểm dân cư và môi trường xung quang. Về độ lớn, trung tâm du lịch có thể có diện tích tương đương với lãnh thổ cấp tỉnh hay một thành phố thuộc trực tỉnh.

Về phân loại ở Việt Nam có thể chia ra hai loại trung tâm du lịch. Đó là trung tâm có ý nghĩa quốc gia (như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng) và trung tâm có ý nghĩa địa phương (như Hạ Long, Cần Thơ).

c. Vùng du lịch

Đây là cấp cao nhất trong hệ thống phân vị. Vùng du lịch là sự kết hợp lãnh thổ của các tiểu vùng, trung tâm và điểm du lịch với những đặc trưng riêng về số lượng và chất lượng. Nói cách khác, vùng du lịch là một hệ thống thống nhất của các đối tượng và hiện tượng tự nhiên, nhân văn - xã hội bao gồm lãnh thổ du lịch và môi trường kinh tế - xã hội xung quanh với chuyên mơn hóa nhất định trong lĩnh vực du lịch. Nói tới vùng du lịch, không thể khơng đề cập tới tính chun mơn hóa. Nó chính là bản sắc của vùng, làm cho vùng này khác hẳn với vùng kia.

Các mối liên hệ nội vùng và ngoại vùng đa dạng dựa trên nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật sẵn có của vùng. Về phương diện lãnh thổ, vùng du lịch có diện tích rất lớn, bao gồm nhiều tỉnh, thành phố tương đương. Nếu hoạt động vùng du lịch mạnh mẽ, nó cịn bao trùm cả các vùng không du lịch (các điểm dân cư, các khu vực khơng có tài nguyên du lịch...). Về lý thuyết có thể chia ra vùng du lịch đang hình thành (Tiềm năng) và vùng du lịch đã hình thành (thực tế).

46

* Khu du lịch: Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được qui hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đang dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường.

- Khu du lịch quốc gia (luật du lịch 2005, điều 23):

+ Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút được lượng khách cao. Có diện tích tối thiểu 1.000 ha, trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các cơng trình, cơ sở dịch vụ du lịch phù hợp với cảnh quan, mơi trường của khu du lịch. Trường hợp diện tích nhỏ hơn thì cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương trình Chính phủ xem xét, quyết định

+ Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, có khả năng phụ vụ ít nhất 1.000.000 lượt khách/ năm, trong đó cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của khu du lịch.

- Khu du lịch địa phương:

+ Có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch. Có diện tích tối thiểu 200 ha, trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các cơng trình, cơ sở dịch vụ du lịch.

+ Có kết cấu cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm địa phương, có khả năng phục vụ ít nhất 100.000 lượt khách/năm.

Theeo chiến lược phát triển, khu du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn và năm 2020 cả nước có 24 khu du lịch.

47

* Đơ thị du lịch: là đơ thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai trị trong hoạt động của đô thị. Đơ thị hội đủ các điều kiện sau thì thành đơ thị du lịch (luật du lịch 2005):

+ Có tài nguyên du lịch hấp dẫn trong ranh giới đô thị hoặc trong ranh giới đô thị và khu vực liền kề

+ Có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch.

- Ngành du lịch có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đạt tỉ lệ thu nhập từ du lịch trên tổng thu nhập của các ngành dịch vụ theo qui định của chính phủ. Hiện nay nước ta có 10 đơ thị du lịch, các đô thị này là hạt nhân để tổ chức lãnh thổ du lịch.

Nội dung cần thể hiện trong các tiểu mục/ tiêu đề gồm:

- Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc: Học sinh – sinh viên ngành du lịch đã học các môn cơ sở ngành.

- Các bước và cách thức thực hiện công việc: học trên lớp, đọc tài liệu, thảo luận, trả lời câu hỏi.

- Bài tập thực hành của học sinh - sinh viên:

+ Tại sao lại phân chia vùng du lịch? Dựa vào đâu để phân chia vùng du lịch?

Hãy kể tên các vùng du lịch: vị trí, gồm những tỉnh nào? Có những đặc trưng về địa lý, xã hội ra sao?

- Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Nội dung đánh giá:

48 + Khu du lịch

+ Đô thị Du lịch + Trung tâm du lịch

+ Khu du lịch, Tuyến du lịch, điểm du lịch - Ghi nhớ:

+ Các cấp độ không gian du lịch và cách phân chia cấp độ không gian: điểm du lịch, tuyến du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch, vùng du lịch.

49

Nội dung của môn học/mô đun: Bài 4. Vùng du lịch Trung Du và miền núi Bắc Bộ.

Giới thiệu: Bài 4 giới thiệu giới thệu chi tiết về vùng du lịch Trung Du và miền núi Bắc Bộ bao gồm vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, sơng ngịi, dân cư, các đặc trưng về vùng du lịch này, các điểm du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch, các tuyến du lịch ở trong vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ này.Người học nắm bắt được cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của vùng và nắm được những đặc trưng về hoạt động du lịch, tiềm năng du lịch của vùng rừng núi có diện tích lớn nhất trong 7 vùng du lịch của nước ta.

Mục tiêu: Giúp cho học sinh - sinh viên hiểu rõ về địa hình, cư dân, cở sở

vật chất kỹ thuật du lịch của vùng. Nắm bắt được các điểm du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch, các tuyến du lịch của vùng, các sản phẩm du lịch của vùng,.. Từ đó người học có thể vận dụng các kiến thức này vào các hoạt động nghiệp vụ hướng dẫn du lịch trên lớp và công việc hướng dẫn du lịch sau này.

Nội dung chính:

Một phần của tài liệu Giáo trình Địa lý tài nguyên du lịch Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)