MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VỆ SINH PHÒNG BỆNH CHO DÊ

Một phần của tài liệu Kỹ thuật chăn nuôi dê (Trang 77 - 79)

Đếm nhịp tim mạch: Đặt lòng bàn tay vào vùng tim, ngay sau khuỷu chân trước rồi đếm số nhịp đập của tim trong một phút. Chỉ có thể xác định chính xác khi dê yên tĩnh, đang nghỉ ngoi.

Đếm nhu động dạ cỏ: Đặt lòng bàn tay vào chỗ lõm ngay sau xương sườn cuối cùng bên trái và đếm số nhu động trong 2 phút.

II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VỆ SINH PHÒNG BỆNH CHO

1. Vệ sinh chung cho đàn dê

- Để giảm tối thiểu mức độ mắc bệnh và làm cho gia súc phát triển tốt, điều rất cần thiết là nuôi nhốt chúng ở chuồng trại sạch sẽ. Cũi .chuồng, nhà nuôi nên được vệ sinh hàng ngày. Khi dê ỉa chảy phải vệ sinh vài lần trong ngày. Định kỳ sát trùng, tiêu độc chuồng trại.

- Nên nuôi nhốt dê ở nơi khô ráo. Chống mưa hắt vào chuồng dê. Không được để dê bị ướt nước mưa.

- Điều cần thiết là phải đảm bảo chuồng trại thơng thống, chống ngột ngạt. Đặc biệt ở mùa đông khi trời lạnh, độ ẩm cao, khơng khí ngột ngạt có thể gây nên bệnh viêm phổi và một số bệnh khác.

- Không được cho dê ăn thức ăn ướt. Nếu cho ăn thức ăn ướt thì chẳng những dê con mà dê lớn cũng bị ỉa chảy. Nếu thức ăn bị ướt thì nên phơi khơ trước khi cho ăn.

- Cho dê uống nước sạch.

- Phải cung cấp tảng đá liếm cho tất cả các loại dê để bồ sung khống, muối nhằm phịng bệnh do thiếu khống.

- Hàng ngày phải kiểm tra bệnh tật từng con, thường xuyên kiểm tra ve, ghẻ và giun sán.

- Cắt móng chân thường xuyên sẽ giảm được sự nhiễm mâm bệnh gây nên thối móng và các bệnh tương tự.

- Tẩy giun sán thường xuyên, tối thiểu 2 lần/năm (trước và sau mùa mưa). Nếu có điều kiện nên gửi mẫu phân tới phịng chân đốn gần đó để kiểm tra thường xun (tốt nhất mỗi quí mọt lân) đê điêu trị ngay những con nhiễm nặng

- Cân tiêm phòng định kỳ một số bệnh truyền nhiễm bằng vac-xin như bệnh tụ huyết trùng và viêm ruột hoại tử.

2. Vệ sinh cho dê ốm

- Khi dê ốm cần điều trị bệnh kịp thời.

- Cách ly ngay dê ốm khỏi đàn dê khoẻ, tốt nhất nhốt dê ốm ở cũi, chng cách biệt. Nếu khơng nhốt cách ly thì nguy cơ lây lan bệnh sang dê khác sẽ lớn hơn. Dê ốm không nên chan tha, VI chúng sẽ lan truyên mầm bệnh vào môi trường Lông chuồng của dê ốm nên được sát trùng hàng ngày. Khi

tiếp xúc (điều trị, chăm sóc) vói dê ốm xong cần phải rửa và sát trùng tay trước khi tiếp xúc với dê khoẻ, tốt hon là nên đeo găng tay trong khi điều trị dê.

- Nhốt dê mắc bệnh truyền nhiễm thêm ít nhất 2 tuần sau khi khỏi bệnh. Vì sau khi khỏi bệnh, gia súc vẫn có thể thải mầm bệnh và gây nhiễm cho con khác.

- Bồi dưỡng sức khoẻ bàng cách cho dê ăn uống đầy đủ hơn và bổ sung thêm khoáng, vitamin.

Khi dê ỉa chảy nên để nước uống và tảng đá liếm thường xuyên trong cũi lồng chuồng, ỉa chảy làm cho cơ thể mất dịch thể và khoáng nghiêm trọng. Nếu ỉa chảy nặng và kéo dài (vài ngày) thì cần thiết phải cung cấp dung dịch chống mất nước. Nếu thiếu sự can thiệp, dê sẽ mất nước, mất cân băng chất điện giải trong cơ thể, dê trở nên yếu và có thể bị chết.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật chăn nuôi dê (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)