III. NHỮNG BỆNH THƯỜNG XẢY RA VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG, TRỊ
về cơ bản, chuớng hơi là sự ngăn cản quá trình thoát hơ
từ dạ cỏ và thường xảy ra rất đột xuất. Hơi có thể ở dạng tự do hoặc lẫn với dịch dạ cỏ tạo thành bọt. Nếu khơng thốt hơi ra được, dạ cỏ sẽ căng to đè vào cơ hoành, chèn ép phổi gây trở ngại cho hô hấp và tuần hồn, có thể làm dê chết do thiếu ô xy trong máu.
Triệu chúng lâm sàng
Chướng hơi do thức ăn có thể xảy ra trong vòng vài giờ sau khi ăn phải các loại thức ăn không họp lý. Trong giai đoạn đầu của bệnh, con vật mệt mỏi, khó chịu và bỏ ăn. Dấu hiệu điển hình nhất là căng bụng, đặc biệt là căng ở bên trái, gõ vào khu vực đó thì thấy âm trống. Sau khi đầy bụng một thời gian, con vật trở nên khó chịu hơn, đứng xoạng chân, đi loạng choạng, nhu động dạ cỏ yếu dần và mất hẳn. Giai đoạn cuối cùng, dê chảy dãi, mắt trợn ngược và chuyển động tròn, niêm mạc mắt, mồm chuyển từ đỏ hồng sang tím tái, thể hiện cơ thể thiếu ô xy và sắp chết.
Trong trường hợp chướng hơi thứ cấp cấc dấu hiệu lâm sàng cũng giống như trên. Dê chảy dãi nhiều hơn nếu bị tắc nghẽn ở cổ hồn tồn, nước dãi khơng thể chảy lại vào dạ cỏ được nữa. Nêu tắc nghẽn không hồn tồn thì hơi có thể thốt ra được. Chướng bụng trong trường hợp này sẽ nhẹ hơn, ít nguy hiểm hơn.
Điều trị
Can thiệp kịp thời là rất cần thiết.
Chướng hoi thứ cấp: Được can thiệp bằng* ống sông dạ cỏ hoặc tháo bỏ dị vật khỏi cuống họng.
Chướng hoi do thức ăn: Trước hết phải chống sự tạo hoi bằng cách cho dê uống 100-200 ml dầu rán, hoặc 50-100 ml rượu tỏi. Cho dê hoạt động và chà xát vùng dạ cỏ nhiều lần sau khi uống dầu sẽ làm tăng cường nhu động dạ cỏ và thoát hoi. Nếu dê bị tê liệt thì nên xoay trịn dề hoặc xoa vuốt vùng dạ cỏ để giúp cho dầu và chất chứa dạ cỏ trộn đều, chống tạo bọt. Sử dụng ống sơng dạ cỏ để thốt hoi kịp thời. Chỉ nên dùng kim chọc dạ cỏ khi cấp cứu ở giai đoạn cuối cùng của chướng hơi cấp vì phương pháp này dễ làm viêm phúc mạc và rò rỉ dạ cỏ. cần tiêm kháng sinh 3-5 ngày sau khi chọc thoát hơi dạ cỏ.