Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy là đa số các hộ ương thường
quan sát cá bệnh qua các dấu hiệu bên ngoài, chỉ có số ít là có mổ cá để xem các dấu
hiệu bệnh bên trong cơ thể. Theo Đỗ Thị Hòa (2004) thì một số bệnh trên cá có các dấu hiệu rất giống nhau [8] nên kết quả khảo sát về tình hình bệnh chỉ dựa vào sự
mô tả của hộ ương qua các dấu hiệu đặc trưng của một số dạng bệnh xảy ra trên cá tra giống. Các dấu hiệu bệnh mà các hộ ương dễ dàng nhận biết và mô tả là bệnh “
lắc đầu”, bệnh xuất huyết (hay còn gọi là bệnh đốm đỏ), bệnh trắng mang trắng gan,
bệnh gan thận mủ, bệnh “bông gòn” (hay còn gọi là bệnh nấm thủy mi).
Bảng 3.11 : Các loại bệnh và tần suất xuất hiện ở cá tra giống ương trong ao đất. Tần suất (%) số hộ ương có cá bị bệnh Phú Tân (n=32) Châu Phú (n=31) Tân Châu (n=42) Tổng (n=105) Loại bệnh Hộ % Hộ % Hộ % Hộ % Xuất huyết 28 87,5 21 67,7 38 90,5 87 82,9 Gan thận mủ 26 81,3 21 67,7 25 59,5 72 68,6 Trắng gan trắng mang 10 31,3 15 48,4 15 35,7 40 38,1 Lắc đầu 25 78,1 24 77,4 31 73,8 80 76,2 Nấm thủy mi 1 3,1 0 0 1 2,3 2 1,9
Qua bảng 3.11 cho thấy: Có 4 loại bệnh thường xuất hiện ở ao ương cá tra
giống tại vùng điều tra là bệnh xuất huyết, bệnh gan thận mủ, bệnh trắng gan
trắng mang và bệnh ” lắc đầu”. Bệnh xuất huyết xuất hiện với tần suất cao nhất
(82,8%), bệnh nấm thủy mi chỉ xuất hiện ở tần suất thấp (1,9%). Theo các tài liệu đã công bố về bệnh ở cá tra nuôi tại đồng bằng sông Cửu Long, bệnh xuất huyết
và bệnh gan thận có mủ là do vi khuẩn gây ra, bệnh ”lắc đầu” do ký sinh trùng bánh xe (Trichodina, Tripatiella...) gây ra, bệnh bông gòn là bệnh do nấm thủy
my. Riêng bệnh trắng gan trắng mang thì hiện nay còn nhiều quan điểm khác nhau về tác nhân gây bệnh [4] [19] [15].
Khi thăm dò ý kiến về việc đánh giá tình hình bệnh trên cá tra giống trong
thời gian gần đây thì có 74,7% số hộ cho là bệnh xảy ra nhiều hơn, chỉ có 13,8%
số hộ cho là bệnh xảy ra ít hơn và 11,5% số hộ có nhận xét về tình hình bệnh trên cá tra giống trong thời gian gần đây vẫn không tăng, không giảm.