Gây nuôi thức ăn tự nhiên

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và TÌNH HÌNH BỆNH TRONG AO ƯƠNG cá TRA (pangasianodon hypophthalmus sauvage, 1878) ở 3 HUYỆN tân CHÂU, CHÂU PHÚ và PHÚ tân, TỈNH AN GIANG (Trang 38 - 39)

Do tập tính dinh dưỡng, khi bắt đầu ăn thức ăn ngoài, thức ăn ưa thích của

cá tra là phiêu sinh động vật. Do đó , trước khi thả cá bột, các hộ ương đã tiến

hành gây nuôi thức ăn tự nhiên bằng cách đưa một số nguyên liệu vào môi

trường nước nhằm mục đích cung cấp dinh dưỡng để kích thích tảo phát triển và

sau đó là phiêu sinh động vật phát triển làm TATN cho cá tra bột.

- Các loại nguyên liệu sử dụng để gây nuôi thức ăn tự nhiên: Kết quả

khảo sát cho thấy có 76,2% số hộ có tiến hành gây nuôi thức ăn tự nhiên trong ao. Các loại nguyên liệu thường được sử dụng để gây nuôi thức ăn tự nhiên gồm:

Bột sữa, bột đậu nành, trứng vịt, bột huyết và bột cá. Mỗi hộ có thể sử dụng 1

công thức với các liều lượng dao động theo mô tả ở bảng 3.5:

Bảng 3.5: Liều lượng các loại nguyên liệu gây thức ăn tự nhiên cho cá tra.

Công thức sử dụng Liều lượng sử dụng (gam hoặc trứng/1000 m2)

Bột đậu nành 500 – 8000 Bột sữa + bột đậu nành 500 – 4.000 / 500 – 4000 Bột đậu nành + bột huyết 1000-3000 / 1000-6000 Bột đậu.nành + bột cá 5000-8000 / 2000-3000 Bột đậu nành + trứng vịt 2000–6000 / 2,5 – 10 Bột sữa + đậu.nành + trứng 500-2000 / 750-2000 / 2-4 Bột huyết 1000-2.500 Bột cá 1000-2500 Trứng vịt 5-10

Qua kết quả trình bày ở bảng 3.5 cho thấy, công thức và liều lượng các

loại nguyên liệu được sử dụng gây nuôi TATN ở các hộ ương rất đa dạng và những chất này nếu đưa vào ao ương với liều lượng không hợp lý có thể gây ô

nhiễm môi trường nước tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và gây bệnh cho

cá con ở giai đoạn còn non yếu.

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và TÌNH HÌNH BỆNH TRONG AO ƯƠNG cá TRA (pangasianodon hypophthalmus sauvage, 1878) ở 3 HUYỆN tân CHÂU, CHÂU PHÚ và PHÚ tân, TỈNH AN GIANG (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)