Bệnh do virus trên cá da trơn đã được phát hiện ở cá trê sông (Chanel catfish virus disease - CCVD ) do do tác nhân Herpesvirus ictaluri. Trên cá nheo
đốm ( Ictalurus punctalus) cũng đã phát hiện virus thuộc giống Herpesvirus. Virus này thuộc nhóm virus – ADN, có kích thước khoảng 90 – 100 nm. Bệnh
cấp tính thường xảy ra trên cá nheo hương và giống. Cá bị bệnh thường có dấu
hiệu: Bụng cá trướng to, mắt cá bị lồi ra khỏi tròng mắt, trên da và dây có hiện tượng xuất huyết. Cá bệnh thường bơi trên tầng mặt và đầu cá nhô cao trên mặt nước. Bệnh nặng có thể gây chết tới 100%. [8]
Bệnh do tác nhân vi khuẩn Pseudomonas spp. gây bệnh xuất huyết được
japponica). Cá bị bệnh có 1 số dấu hiệu như: Da cá xuất huyết, các tia mang rách
nát và cụt dần, có khi ruột cũng bị xuất huyết. Bệnh này có thể xuất hiện quanh năm, kể cả mùa đông nhiệt độ lạnh và mùa hè nóng nực. [8]
Loài vi khuẩn khác cũng được phát hiện là Edwardsiella spp. gây bệnh
nhiễm khuẩn và xuất huyết nội tạng trên cá trê sông ( Ictalurus punctata), trên các lồng nuôi cá chình (Anguilla japonica) ở Thái Lan và Nhật Bản [41]. Vi khuẩn này còn là tác nhân gây bệnh nhiễm trùng máu cấp tính trên cá nheo Mỹ
và gây thiệt hại hàng chục triệu đô la hàng năm trong nghề nuôi công nghiệp cá
nheo ở Mỹ [50]. Dấu hiệu bệnh lý bệnh nhiễm trùng máu ở cá nheo Mỹ là hiện tượng xuất huyết trên da, dưới hàm, trên xương nắp mang và bụng. Có những đốm trắng (đường kính 1-3 mm) ở những vùng da nơi xảy ra những vết loét và viêm tấy [48].
Vi khuẩn E. ictaluri cũng được tìm thấy trên cá trê trắng (Clarias batrachus) ở Thái Lan và còn được phát hiện trên cá da trơn Trung Quốc với dấu
hiệu có nhiều đốm trắng trên gan, thận và tỳ tạng.
Ở khu vực Đông Nam Á, cũng đã phát hiện vi khuẩn Aeromonas spp. trên cá trê vàng (Clarias macrocephalus) ở Thái Lan và Trung Quốc. Vi khuẩn này trong vòng 24 giờ có thể gây chết đến 90% trên cá trê giống ở ao nuôi [44] và cũng là tác nhân gây bệnh trên cá chình (Anguilla japonica, A. anguilla). Dấu
hiệu bệnh lý đầu tiên của bệnh này là xuất hiện các đốm trắng trên thân, đầu, vây, mang. Các đốm này lan rộng tạo thành vết loét. Vẩy cá rụng đi, tơ mang bị phá
hủy làm cá ngạt thở.
Đối với bệnh ký sinh trùng trên cá da trơn thì ở Indonesia, năm 1926,
Louis Bovien đã mô tả 1 giống mới và loài mới Djombangia penetrans trên cá trê trắng (Clarias bachatchus). [19]