Các loại bệnh thường gặp trên cá tra là: Bệnh ký sinh trùng, bệnh nhiễm
khuẩn cơ hội, bệnh mủ gan (hay còn được gọi là bệnh đốm trắng trên gan, thận).
Ngoài ra, cá tra còn có thể mắc một chứng bệnh khác như: bệnh trắng gan, trắng
mang. Các bệnh này ngày càng xuất hiện phổ biến và là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ
- Bệnh ký sinh trùng: Theo Bùi Quang Tề (2001) thì: “Các công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở cá toàn diện và đầu đủ nhất thuộc về Tiến sĩ Hà Ký (1968-1971) khi điều tra KST của 16 loài cá kinh tế, đã xác định được 120 loài KST thuộc 48 giống, 37 họ, 26 bộ và 10 lớp. Ông đã mô tả 1 họ, 1 giống và 42 loài mới”. [19]
Khi nghiên cứu KST trên một số loài cá nước ngọt ở ĐBSCL, Bùi Quang Tề (2001) đã phát hiện 23 loài KST ở cá tra (Pangasius hypophthalmus). Có nhiều loài ký sinh trùng là nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm cho cá ở giai đoạn cá hương và cá giống. [19]
Cá tra ở giai đoạn giống thường hay nhiễm ký sinh trùng đơn bào ngoại ký sinh như: trùng bánh xe Trichodina nigra với tỷ lệ nhiễm ở da cá tra hương là
95,47% và ở da cá tra bột là 50,00% và chúng đã gây chết nhiều ở giai đoạn ương cá hương, thậm chí có thể gây chết đến 100%. Tỷ lệ nhiễm trùng bánh xe
Tripartiella bulbosa ở mang cá tra giống là 53,84% và chúng đã gây ra bệnh làm cá giống chết hầu hết trong vòng 24-48 giờ. [19]
Theo Đỗ Thị Hòa khi nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng trên cá tra cũng đã có nhận xét là bệnh trùng bánh xe gây thiệt hại lớn cho các hộ ương cá tra giống
khi nghiên cứu bệnh cá tra giống ở tỉnh Đồng Tháp. Dấu hiệu dễ dàng nhận biết
khi cá tra mắc bệnh trùng mặt là trên thân, mang cá có nhiều nhày màu hơi trắng đục. Da cá chuyển màu xám. Cá thường nhô đầu lên mặt nước và lắc mạnh, người nuôi còn gọi là “bệnh lắc đầu”. Những con bệnh nặng, mang đầy nhớt và bạc trắng. Cá bơi lội lung tung không định hướng, sau cùng lật bụng, chìm xuống đáy ao và chết. [8]
- Bệnh vi khuẩn (còn gọi là bệnh xuất huyết): Tác nhân gây bệnh thường gặp trên cá tra do một số vi khuẩn như Aeromonas hydrophila và
Pseudomonas sp.. Cá bệnh thường bơi lờ đờ trên mặt nước. Trên thân xuất hiện
những điểm xuất huyết li ti (còn gọi là bệnh xuất huyết, bệnh đỏ mỏ-đỏ kỳ hay
bệnh đốm đỏ). Bệnh nặng, các gốc vi xuất huyết. Bụng cá trương to, chứa đầy hơi. Trong xoang bụng chứa dịch màu vàng. Cá bệnh thường ăn ít hoặc bỏ ăn
[8]. Bệnh này xuất hiện ở mọi lứa tuổi, là một trong những tác nhân có thể gây
chết đến 90% [9]
Một loài vi khuẩn khác là tác nhân gây hao hụt cao trên cá tra giống và cá thịt là Edwardsiella ictaluri. Bệnh này còn được gọi là bệnh đốm trắng trên gan- bệnh mủ gan hay là gan thận mủ [4]. Bệnh được ghi nhận xuất hiện đầu tiên trên cá tra nuôi ở ĐBSCL vào cuối năm 1998 [42]. Cá bị bệnh này có biểu hiện bơi lờ đờ, không có biểu hiện bất thường bên ngoài. Một số trường hợp có hiện tượng
xuất huyết trên da và hậu môn. Bên trong nội quan (gan, thận, tỳ tạng) xuất hiện
những đốm trắng, đường kính từ 1-3 mm, các cơ quan này sưng to và có hiện tượng nhũng ở thận. Tỷ lệ chết từ 10-90% trên tổng số cá nuôi .[16]
Theo Đỗ Thị Hòa và ctv (2004) thì bệnh mủ gan xuất hiện ở cá tra trong suốt
chu kỳ nuôi và gây thiệt hại lớn ở giai đoạn cá giống. Bệnh có thể gây tỷ lệ tử vong ở cá tra hương (cỡ từ 4-6 cm) từ 60-70%, có trường hợp hao tới 100%. [8]
- Bệnh trắng gan- trắng mang: Theo nghiên cứu của Lý Thị Thanh Loan
(2009) [16] cá bị bệnh trắng mang, trắng gan có biểu hiện bệnh tíchnhư sau:
Dạng 1: Cá bệnh có biểu hiện bên ngoài bình thường, không xuất huyết
trên thân và các gốc vây, không chướng bụng. Kiểm tra mang cá cho thấy, mang cá đã chuyển sang màu trắng hồng nhạt, vòng theo cung mang có viền lấm tấm
màu xám nhạt đến xám sậm trên các sợi tơ mang.
Đặc biệt, mang cá không tiết nhớt trắng đục, mặc dù mang cá mất sắc tố nhưng tơ mang vẫn sạch, mượt, khi cá bệnh nặng (đã bỏ ăn) máu cá cũng trở nên hồng nhạt, gan không còn sắc tố chuyển sang màu vàng đất.
Dạng 2: Cá bệnh có biểu hiện xuất huyết nhẹ ở các gốc vây, không xuất
huyết dạng đốm, không chướng bụng. Mang cá cũng mất sắc tố, chuyển sang
hồng nhạt, nhưng màu hồng không tươi sáng như dạng 1 và mang cũng không
tiết nhiều nhớt, trên các tơ mang có lẫn những tia máu thật mảnh như sợi chỉ.
Máu cá cũng mất sắc tố nhưng nhạt màu không như dạng 1 và có màu hồng tối.
Dạng 3: Cá bệnh có biểu hiện xuất huyết lấm tấm ở mặt bụng, gốc vây cũng
xuất huyết lấm tấm dạng điểm. Mang cá không còn đỏ tươi và đã chuyển sang hồng
nhạt. Trên mang xuất huyết lấm tấm dạng điểm. Mang cá rất sạch, không tiết nhớt.
Bệnh trắng gan trắng mang thường xuất hiện vào cuối mùa khô, đầu mùa
mưa trên một số ao cá tra giống và cá tra thịt. Tỷ lệ cá bệnh chết trong ao lên đến
60-70%. [16]. Bệnh này xảy ra chủ yếu trên cá giống và cá dưới 3 tháng tuổi (cá
từ 1 – 3 phân) và thường theo sau một bệnh nhiễm khuẩn: bệnh gan thận mủ,
bệnh xuất huyết [31].
Hình 1.5: Biểu hiện của cá bị bệnh trắng gan trắng mang
Cho đến nay, chưa có một tài liệu cụ thể nào công bố tác nhân gây bệnh
trắng mang, trắng gan trên cá tra và biện pháp phòng trị. Người nuôi chủ yếu vẫn
dùng biện pháp chữa “bao vây” khi cá bệnh. Bước đầu đã phát hiện một số tác
nhân gây bệnh hiện diện trên các mẫu bệnh phẩm như: virus, vi nấm với các kỹ
thuật xét nghiệm như: xem mẫu bệnh phẩm dưới kính hiển vi điện tử, nuôi cấy
phân lập nấm, vi khuẩn [16].
- Bệnh nấm thủy mi: Bệnh thường xảy ra do đánh bắt hoặc vận chuyển.
Tác nhân gây bệnh do 2 giống nấm Saprolenia và Achlya. Cá bệnh trên da xuất
hiện những vùng trắng xám gồm những sợi nấm nhỏ tạo thành những búi trắng như bông gòn. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa và thời tiết lạnh khi nhiệt độ
xuống thấp. [27]