Mô tả và định nghĩa các biến trong khung phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quỹ trợ vốn tự tạo việc làm (CEP) đối với thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 25 - 30)

Chương 2 KHUNG PHÂN TÍCH, DỮ LIỆU VÀ CÁCH TIẾP CẬN

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình

2.3.2. Mô tả và định nghĩa các biến trong khung phân tích

2.3.2.1. Biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc (TNBQ): Là thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo. Được tính bằng tổng thu nhập của hộ trong năm chia cho số lượng thành viên của hộ, đơn vị tính là triệu đồng/người/năm. Thu nhập của hộ gia đình bao gồm thu nhập từ tiền công, tiền lương, thu nhập từ sản xuất nơng nghiệp (sau khi đã trừ chi phí, thuế) và thu nhập từ phi nông nghiệp (sau khi đã trừ chi phí, thuế), thu khác (biếu, mừng, lãi tiết kiệm).

Các khoản không tı́nh vào thu nhâ ̣p gồm rút tiền tiết kiê ̣m, thu nợ, bán tài sản, vay nơ ̣, ta ̣m ứng và các khoản chuyển nhượng vốn do liên kết trong sản xuất kinh doanh và thu nhập khác (Tổng Cục thống kê, 2016).

2.3.2.2. Biến độc lập

Biến quan tâm chính: Tham gia chương trình TDVM của CEP hay khơng. Vì mục tiêu thứ nhất của luận văn là đánh giá tác động của của quỹ cho vay CEP đến thu nhập của hộ nghèo, và tác giả sử dụng kỹ thuật khác biệt trong khác biệt của phương pháp bán thí nghiệm để thực hiện đánh giá nên sẽ tiến hành xem xét 2 nhóm hộ nghèo ở thành phố Cao Lãnh có điều kiện tương đồng về những yếu tố còn lại trong khung phân tích (xem phía dưới), chỉ khác nhau là một nhóm (100 hộ) được tham gia chương trình, nhóm cịn lại (100 hộ) thì khơng.

Quy mơ hộ (QUYMO): Là biến thể hiện số người trong hộ, khơng tính người làm thuê, ở nhờ. Hộ gia đình có nhiều thành viên thì dễ dàng đa dạng nguồn thu nhập hơn những hộ ít người (Holstein, 2011). Tuy nhiên, số lượng người trong hộ nghèo tăng lên thì có thể sẽ làm cho thu nhập đầu người giảm xuống (Nguyễn Trọng Hoài, 2005).

Như vậy, để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về quy mơ hộ, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Cơ cấu mẫu khảo sát theo quy mô hộ Quy mô hộ Quy mơ hộ

Nhóm 3 - 5 người 6 - 9 người Cộng

Nhóm xử lý 64% 36% 100%

Nhóm kiểm sốt 61% 39% 100%

Nguồn: Tính tốn của tác giả (2019)

Tỷ lệ phụ thuộc (TLPT): Đo lường bằng số người dưới 15 tuổi hoặc trên 60 tuổi đối với nam, trên 55 tuổi đối với nữ hoặc người tàn tật của hộ chia cho tổng số thành viên của hộ. Những hộ có tỷ lệ phụ thuộc cao thì thường có thu nhập thấp, dễ chịu tổn thương (Dorter Verner, 2005; Mai Thị Hồng Đào, 2016). Như vậy, để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về tỷ lệ phụ thuộc, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.2 để đảm bảo tương đồng về yếu tố này.

Bảng 2.2: Cơ cấu mẫu khảo sát theo tỷ lệ phụ thuộc Tỷ lệ phụ thuộc Tỷ lệ phụ thuộc

Nhóm

< 10% 10% - 20% > 20% - 50% > 50% Cộng

Nhóm xử lý 11% 5% 52% 31% 100%

Nhóm kiểm sốt 12% 15% 42% 31% 100%

Nguồn: Tính tốn của tác giả (2019)

Tuổi chủ hộ (TUOI): Tính từ năm sinh đến năm 2018. Thơng thường, những chủ hộ nghèo càng lớn tuổi thì càng khó tìm kiếm việc làm mới cũng cao nên thu nhập sẽ giảm đi (UNDP, 1995). Để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về tuổi chủ hộ, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.3 để đảm bảo tương đồng về yếu tố này.

Bảng 2.3: Cơ cấu mẫu khảo sát theo tuổi chủ hộ Tuổi chủ hộ Tuổi chủ hộ

Nhóm

≤ 30 31 - 40 40 – 60 > 60 Cộng

Nhóm xử lý 19% 37% 44% 0% 100%

Nhóm kiểm sốt 13% 34% 53% 0% 100%

Giới tính chủ hộ (GIOI): Chủ hộ là nam hoặc nữ. Chủ hộ là nam giới sẽ có quan hệ rộng, dễ tiếp cận thơng tin hơn nên những hộ có chủ hộ là nam giới thì thu nhập sẽ cao hơn so với hộ có chủ hộ là nữ giới (Dorter Verner, 2005; Nguyễn Trọng Hoài, 2005; Mai Thị Hồng Đào, 2016). Để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về giới tính của chủ hộ, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.4 để đảm bảo tương đồng về yếu tố này.

Bảng 2.4: Cơ cấu mẫu khảo sát theo giới tính chủ hộ Giới tính chủ hộ Giới tính chủ hộ

Nhóm

Nam Nữ Cộng

Nhóm xử lý 71% 29% 100%

Nhóm kiểm sốt 71% 29% 100%

Nguồn: Tính tốn của tác giả (2019)

Học vấn chủ hộ (HOCVAN): Tính bằng số năm đi học. Người có trình độ học vấn thấp thường hạn chế về trình độ hiểu biết và khả năng tiếp thu kiến thức chuyên môn kém hơn so với người có trình độ cao nên thu nhập sẽ thấp hơn (Baulch và McCulloch, 1998; Ngơ Minh Cam và Bùi Thị Mai Hồi, 2016). Để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về học vấn của chủ hộ, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.5 để đảm bảo tương đồng về yếu tố này.

Bảng 2.5: Cơ cấu mẫu khảo sát theo học vấn của chủ hộ Học vấn Học vấn

Nhóm

5 năm 9 năm 12 năm Cộng

Nhóm xử lý 20% 47% 33% 100%

Nhóm kiểm sốt 20% 47% 33% 100%

Nguồn: Tính tốn của tác giả (2019)

Dân tộc (DANTOC): Kinh, Hoa, Khmer hoặc các dân tộc khác. Theo Ngân hàng Thế giới (2004), phần lớn dân tộc thiểu số ở Việt Nam sống ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng kém phát triển; ít có điều kiện học hành vì thế kỹ năng ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh cũng rất kém.

nên thu nhập thấp hơn so với dân tộc Kinh hoặc Hoa. Để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về dân tộc, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.6 để đảm bảo tương đồng về yếu tố này.

Bảng 2.6: Cơ cấu mẫu khảo sát theo dân tộc Dân tộc Dân tộc

Nhóm

Kinh/Hoa Khmer hoặc dân tộc khác

Cộng

Nhóm xử lý 85% 15% 100%

Nhóm kiểm sốt 85% 15% 100%

Nguồn: Tính tốn của tác giả (2019)

Diện tích đất (DIENTICH): Đo lường bằng diện tích đất của hộ chia cho tổng số thành viên của hộ, đơn vị tính là nghìn m2/người. Đất đai đóng vai trị quan trọng và tạo cơ sở để người dân tiếp cận, sử dụng các loại tài sản khác và lựa chọn sinh kế thay thế (Hanstad và cộng sự, 2004).

Diện tích đất có ảnh hưởng cùng chiều với thu nhập của hộ nghèo (Khandker, 2009). Để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về diện tích đất, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.7 để đảm bảo tương đồng về yếu tố này.

Bảng 2.7: Cơ cấu mẫu khảo sát theo diện tích đất Diện tích đất Diện tích đất

Nhóm

≤ 0,2 0,2 - 0,5 > 0,5 - 1,0 > 1,0 Cộng

Nhóm xử lý 47% 26% 25% 2% 100%

Nhóm kiểm sốt 51% 34% 15% 0% 100%

Nguồn: Tính tốn của tác giả (2019)

Nhà ở (NHA): Có nhà ở hoặc khơng có nhà. Hộ nghèo có nhà ở thì cuộc sống của họ cũng ổn định, có thể sử dụng nhà để ở kết hợp với mua bán nhỏ hoặc sản xuất tại gia đình, nên tăng thêm thu nhập. Những hộ khơng có nhà ở phải trả thêm khoản tiền đi thuê, mướn nhà ở. Vì vậy hộ có nhà ở thì thu nhập sẽ cao hơn hộ khơng có nhà ở (Tham khảo chuyên gia, 2019). Để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về việc có nhà ở hay khơng, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.8 để đảm bảo tương đồng về yếu tố này.

Bảng 2.8: Cơ cấu mẫu khảo sát theo tình trạng nhà ở Nhà ở Nhà ở Nhóm Có nhà ở Khơng nhà ở Cộng Nhóm xử lý 52% 48% 100% Nhóm kiểm sốt 55% 45% 100%

Nguồn: Tính tốn của tác giả (2019)

Tham gia các tổ chức chính trị, xã hội (CTXH): Những hộ tham gia tổ chức chính trị xã hội sẽ có điều kiện tiếp cận nhiều thông tin hoặc nhận được hỗ trợ về tài chính từ các tổ chức CTXH mà họ tham gia, do đó thu nhập cao hơn hộ không tham gia (Mai Thị Hồng Đào, 2016). Để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về việc có tham gia TCCTXH hay không, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.9 để đảm bảo tương đồng về yếu tố này.

Bảng 2.9: Cơ cấu mẫu khảo sát theo tham gia tổ chức chính trị, xã hội Tham gia CTXH Tham gia CTXH

Nhóm

Có tham gia Khơng tham gia Cộng

Nhóm xử lý 49% 51% 100%

Nhóm kiểm sốt 49% 51% 100%

Nguồn: Tính tốn của tác giả (2019)

Tài sản (TAISAN): Tổng giá trị tài sản của hộ gia đình, không bao gồm đất đai. Tài sản thuộc nguồn vốn vật chất, có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình (Backer và Tomes, 1986; Mincer, 1984). Những hộ có nhiều tài sản, tài sản lớn hơn thì dễ dàng tạo ra thu nhập nên thu nhập cao hơn hộ có ít tài sản, tài sản nhỏ (Phan Đình Khơi, 2012; Mai Thị Hồng Đào, 2016). Tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.10 để đảm bảo tương đồng về yếu tố này.

Bảng 2.10: Cơ cấu mẫu khảo sát hộ nghèo theo tài sản Tài sản Tài sản

Nhóm

≤ 50 50 - 100 > 100 - 150 > 150 Cộng

Nhóm xử lý 26% 50% 17% 7% 100%

Nhóm kiểm sốt 31% 45% 19% 5% 100%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quỹ trợ vốn tự tạo việc làm (CEP) đối với thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)