Cơ cấu thành viên vay vốn CEP tại thành phố Cao Lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quỹ trợ vốn tự tạo việc làm (CEP) đối với thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 37)

Nguồn: CEP Chi nhánh Đồng Tháp (2016, 2019)

Nhìn chung, chương trình TDVM của CEP tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp có sự tăng trưởng trong giai đoạn 2015 - 2018, thể hiện ở số lượt vay, doanh số cho vay, số lượng thành viên đang vay, dư nợ cho vay, dư nợ bình quân/1 thành viên đang vay đều tăng theo từng năm (Bảng 3.3).

Bảng 3.3: Kết quả chương trình CEP tại Cao Lãnh giai đoạn 2015 - 2018

Khoản mục 2015 2016 2017 2018

Lượt vay (lượt) 12.032 11.755 11.815 12.624 Doanh số cho vay (triệu đồng) 132.878 132.950 151.375 189.207 Thành viên đang vay (người) 6.697 7.094 7.025 7.272 Dư nợ cho vay (triệu đồng) 67.901 74.416 77.614 104.514 Dư nợ bình quân (triệu đồng/thành

viên đang vay) 10 10 11 14

Năm 2018, số lượt vay là 12.624 (tăng 592 lượt so với năm 2015); Doanh số cho vay là 189.207 triệu đồng (tăng 56.329 triệu đồng so với năm 2015). Thành viên đang vay là 7.272 người (tăng 575 người so với năm 2015); Tổng dư nợ cho vay là 104.514 triệu đồng (tăng 36.613 triệu đồng so với năm 2015); Dư nợ bình quân/1 thành viên đang vay là 14 triệu đồng (tăng 4 triệu đồng so với năm 2015). 3.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Số lượng phiếu khảo sát thu về là 200 phiếu đầy đủ thông tin, gồm 100 hộ thuộc nhóm xử lý và 100 hộ thuộc nhóm kiểm sốt.

3.2.1. Đặc điểm mẫu khảo sát

3.2.1.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội của hộ tại thời điểm năm 2015

Về giới tính: Chủ hộ là nam giới chiếm tỷ lệ 72,5% (Nhóm kiểm sốt: 71,0%; Nhóm xử lý: 74,0%). Về dân tộc: Dân tộc Kinh hoặc Hoa chiếm tỷ lệ 84,5% (Nhóm kiểm sốt: 85,0%; Nhóm xử lý: 84,0%). Tuổi của chủ hộ: Trung bình là 37,6 tuổi (Nhóm kiểm sốt: 38,3; Nhóm xử lý: 36,9).

Bảng 3.4: Đặc điểm của hộ nghèo khảo sát tại thời điểm năm 2015

Stt Khoản mục Đvt Nhóm kiểm sốt n = 100 Nhóm xử lý n = 100 Chung n = 200 1 Tỷ lệ chủ hộ là nam giới % 71,0 74,0 72,5 2 Tỷ lệ hộ dân tộc Kinh, Hoa % 85,0 84,0 84,5

3 Tuổi của chủ hộ Năm 38,3 36,9 37,6

4 Quy mơ hộ gia đình Người 5,2 5,0 5,1 5 Tỷ lệ người phụ thuộc % 38,0 42,9 40,5

6 Số năm đi học Năm 9,2 9,5 9,3

7 Diện tích đất của hộ 1.000m2 0,9 1,2 1,0 8 Diện tích bình qn đầu người m2/người 187,1 261,9 224,5

9 Tài sản Triệu đồng 79,5 80,2 79,8

10 Tỷ lệ có nhà ở % 55,0 57,0 56,0

11 Tỷ lệ tham gia tổ chức xã hội % 39,0 36,0 37,5

Quy mơ hộ gia đình: Trung bình mỗi hộ có 5,1 người (Nhóm kiểm sốt: 5,2; Nhóm xử lý: 5,0). Tỷ lệ người phụ thuộc: Trung bình là 40,5% (Nhóm kiểm sốt: 38,0%; Nhóm xử lý: 42,9%). Số năm đi học của chủ hộ: Trung bình là 9,3 năm (Nhóm kiểm sốt: 9,2 năm; Nhóm xử lý: 9,5 năm).

Diện tích đất: Trung bình mỗi hộ có 1.000m2 đất, bao gồm đất ở, đất sản xuất nơng nghiệp (Nhóm kiểm sốt: 900m2; Nhóm xử lý: 1.200m2). Diện tích bình qn đầu người: Trung bình là 224,5 m2/người (Nhóm kiểm sốt: 187,1 m2/người; Nhóm xử lý: 261,9 m2/người). Tài sản (không kể giá trị đất đai): Trung bình mỗi hộ có 79,8 triệu đồng (Nhóm kiểm sốt: 79,5 triệu đồng; Nhóm xử lý: 80,2 triệu đồng).

Tỷ lệ hộ có nhà ở: Trung bình là 56,0% (Nhóm kiểm sốt: 55,0%; Nhóm xử lý: 57,0%). Tỷ lệ hộ tham gia tổ chức xã hội: Trung bình là 37,5% (Nhóm kiểm sốt: 39,0%; Nhóm xử lý: 36,0%).

3.2.1.2. Sự thay đổi các đặc điểm kinh tế, xã hội của hộ theo thời gian

Các yếu tố nhân khẩu học của hộ khơng thay đổi theo thời gian gồm có: Tỷ lệ chủ hộ là nam giới; Tỷ lệ hộ dân tộc Kinh, Hoa; Quy mô hộ gia đình; Tỷ lệ người phụ thuộc; Số năm đi học của chủ hộ (Bảng 3.5).

Ở mức ý nghĩa thống kê 5%, diện tích đất của hộ, diện tích bình qn đầu người, tỷ lệ có nhà ở, thu nhập của hộ, thu nhập đầu người của hộ thuộc nhóm kiểm sốt và nhóm xử lý đều tăng. Cụ thể:

Nhóm kiểm sốt: Diện tích đất canh tác của hộ tăng thêm 200,0 m2; Diện tích đất bình qn đầu người tăng thêm 44,3 m2; Tỷ lệ hộ có nhà ở tăng thêm 17,0%; Thu nhập của hộ tăng thêm 8,1 triệu đồng; Thu nhập bình quân đầu người tăng thêm 1,6 triệu đồng/người.

Nhóm xử lý: Diện tích đất canh tác của hộ tăng thêm 200,0 m2; Diện tích đất bình quân đầu người tăng thêm 42,5 m2; Tỷ lệ hộ có nhà ở tăng thêm 22,0%; Thu nhập của hộ tăng thêm 18,1 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người tăng thêm 3,5 triệu đồng/người.

Bảng 3.5: Thay đổi đặc điểm của hộ nghèo khảo sát theo thời gian Stt Khoản mục22,6 Đvt Stt Khoản mục22,6 Đvt Nhóm kiểm sốt n = 100 Nhóm xử lý n = 100 Thời điểm 2015 Thời điểm 2018 Chênh lệch Thời điểm 2015 Thời điểm 2018 Chênh lệch 1 Tỷ lệ chủ hộ là nam giới % 71,0 71,0 0,0 74,0 74,0 0,0

2 Tỷ lệ hộ dân tộc Kinh, Hoa % 85,0 85,0 0,0 84,0 84,0 0,0

3 Tuổi của chủ hộ Năm 38,3 41,3 3,0 36,9 39,9 3,0

4 Quy mơ hộ gia đình Người 5,2 5,2 0,0 5,0 5,0 0,0

5 Tỷ lệ người phụ thuộc % 38,0 38,0 0,0 42,9 42,9 0,0

6 Số năm đi học Năm 9,2 9,2 0,0 9,5 9,5 0,0

7 Diện tích đất của hộ 1.000m2 0,9 1,1 **0,2 1,2 1,4 **0,2 8 Diện tích bình qn đầu người m2/người 187,1 231,4 **44,3 261,9 304,4 **42,5

9 Tài sản Triệu đồng 79,5 82,5 3,0 80,2 88,8 8,6

10 Tỷ lệ có nhà ở % 55,0 72,0 ***17,0 57,0 79,0 ***22,0

11 Tỷ lệ tham gia tổ chức xã hội % 39,0 49,0 10,0 36,0 40,0 4,0 12 Thu nhập của hộ Triệu đồng 22,6 30,7 ***8,1 22,2 40,3 ***18,1 13 Thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng/người 4,3 5,9 ***1,6 4,3 7,8 ***3,5

Ghi chú: ***, **, * lần lượt có ý nghĩa thống kê ở 1%, 5%, 10%

Hình 3.2: Cơ cấu thu nhập của hộ nghèo thuộc nhóm kiểm sốt

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019)

Nhìn chung, cơ cấu thu nhập từ tiền công, tiền lương, thu nhập từ nông nghiệp, phi nơng nghiệp, thu nhập khác của hộ gia đình thuộc nhóm kiểm sốt khơng có sự thay đổi lớn giữa thời điểm năm 2015 và 2018 (Hình 3.2). Trong đó, thu nhập từ nông nghiệp là lớn nhất, năm 2015 chiếm 35,8% và năm 2018 chiếm 34,2%; Thu nhập phi nông nghiệp năm 2015 chiếm 31,9% và năm 2018 chiếm 34,5%; Thu nhập từ tiền công, tiền lương năm 2015 chiếm 27,0% và năm 2018 chiếm 27,7%; Thu nhập khác năm 2015 chiếm 5,3% và năm 2018 chiếm 3,6%.

Hình 3.3: Cơ cấu thu nhập của hộ nghèo thuộc nhóm xử lý

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019)

Ngược lại, cơ cấu thu nhập của hộ gia đình thuộc nhóm xử lý có sự thay đổi tích cực theo hướng giảm tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp, tăng tỷ trọng thu nhập phi nơng nghiệp (Hình 3.3). Nếu như nhăm 2015 thu nhập nông nghiệp chiếm nhiều nhất với tỷ trọng 35,1% thì sang năm 2018, thu nhập nơng nghiệp chỉ cịn 30,0%,

xếp vị trí thứ hai. Đồng thời, thu nhập phi nông nghiệp tăng từ mức 32,0% năm 2015 lên 43,7% năm 2018, trở thành nguồn thu nhập lớn nhất. Thu nhập từ tiền công, tiền lương và thu nhập khác có giảm nhưng khơng đáng kể (Thu nhập tiền công, tiền lương: năm 2015 chiếm 25,7% sang năm 2018 chiếm 22,3%; Thu nhập khác: năm 2015 chiếm 7,2% và năm 2018 chiếm 4,0%).

3.2.2. Tiếp cận chương trình TDVM của CEP của hộ nghèo

Đối với nhóm hộ có vay vốn của CEP, trung bình mỗi hộ cịn dư nợ 16,2 triệu đồng, độ lệch chuẩn là 8,9 triệu đồng/hộ; Hộ còn nợ vay ít nhất là 3,0 triệu đồng và nhiều nhất là 33,0 triệu đồng. Lãi suất vay trung bình là 6,9%/năm, độ lệch chuẩn là 0,8%/năm; Lãi suất vay cao nhất là 8,0%/năm và thấp nhất là 6,0%/năm (Bảng 3.6). Bảng 3.6: Dư nợ và lãi suất vay

Stt Khoản mục Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất 1 Dư nợ (triệu đồng/hộ) 16,2 8,9 3,0 33,0 2 Lãi suất vay (%/năm) 6,9 0,8 6,0 8,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019)

Hình 3.4 cho thấy, có 29% số hộ khơng hài lịng khi vay vốn của CEP (Rất khơng hài lịng: 10% và Khơng hài lịng 19%). Tỷ lệ có mức hài lịng từ bình thường đến rất hài lịng là 71% (Bình thường: 49%; Hài lòng: 14%; Rất hài lòng: 9%).

Hình 3.4: Mức độ hài lịng của hộ tham gia chương trình TDVM của CEP

Như vậy, nhìn chung chương trình TDVM của CEP cơ bản đáp ứng được sự hài lòng của hộ nghèo, thể hiện ở chỗ chỉ có số ít hộ nghèo (29%) chưa hài lòng. Đây cũng là nỗ lực rất lớn của đội ngũ cán bộ, cộng tác viên của Quỹ CEP. Về ngun nhân khơng hài lịng, lý cho chủ yếu là số tiền vay quá ít, chiếm 22/29 hộ, tỷ lệ 75,9% và thủ tục vay phức tạp, chiếm 18/29 hộ, tỷ lệ 62,1% (Hình 3.5).

Hình 3.5: Lý do khơng hài lịng của hộ tham gia chương trình TDVM của CEP

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019)

Lý do không tham gia chương trình TDVM của CEP của 100 hộ gia đình thuộc nhóm kiểm sốt, gồm có: 73% cho rằng do khơng biết về chương trình, 62% cho rằng tiền vay quá ít, 57% cho rằng do thủ tục phức tạp, 42% biết về chương trình nhưng khơng biết thủ tục và 5% nghĩ rằng phải mất chi phí lót tay thì mới được vay vốn (Hình 3.6).

Hình 3.6: Lý do khơng tham gia chương trình TDVM của CEP

3.3. Tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

3.3.1. Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm xử lý và nhóm kiểm sốt

Giả định của phương pháp DID là nhóm xử lý và nhóm kiểm sốt phải có đặc điểm tương tự nhau vào thời điểm chưa có chính sách (năm 2015).

Kết quả kiểm định t - test sự khác biệt giá trị trung bình giữa nhóm kiểm sốt và nhóm xử lý tại thời điểm chưa có chính sách (năm 2015), ở mức ý nghĩa thống kê 5%, nhóm nhóm kiểm sốt và nhóm xử lý khơng có sự khác biệt về tỷ lệ phụ thuộc, tuổi chủ hộ, giới tính chủ hộ, học vấn chủ hộ, dân tộc, diện tích đất, tình trạng nhà ở, tham gia các tổ chức chính trị, xã hội, tài sản do các giá trị Pr đều lớn hơn 5% (Bảng 3.7). Như vậy, điều kiện giả định của phương pháp DID được thỏa mãn.

Bảng 3.7: Khác biệt giữa 2 nhóm tại thời điểm chưa có chính sách (năm 2015)

Stt Yếu tố Đvt Nhóm kiểm sốt Nhóm xử lý Chênh lệch Pr (%) 1 Quy mô hộ Người 5,2 5,0 -0,2 40,8 2 Tỷ lệ phụ thuộc % 38,0 42,9 4,9 9,5 3 Tuổi chủ hộ Năm 38,3 36,9 -1,4 8,9 4 Chủ hộ là nam giới % 71,0 74,0 3,0 63,7 5 Học vấn chủ hộ Năm 9,2 9,5 0,3 47,0 6 Dân tộc Kinh/Hoa % 85,0 84,0 -1,0 84,6 7 Diện tích đất m2/người 187,1 261,9 74,8 9,5 8 Có nhà ở % 55,0 57,0 2,0 77,7 9 Tham gia các tổ chức chính trị, xã hội % 39,0 36,0 -3,0 18,0 10 Tài sản Triệu đồng 79,5 80,2 0,7 86,9 11 Sinh sống ở thành thị % 50,0 50,0 0,0 100,0 12 Thu nhập đầu người Triệu

đồng/người 4,3 4,3 0,0 70,3

3.3.2. Tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Bảng 3.8 cho thấy tại thời điểm chưa có chính sách (năm 2015), chênh lệch thu nhập giữa hộ thuộc nhóm xử lý và hộ thuộc nhóm kiểm sốt là 1,18 triệu đồng/hộ, chênh lệch này khơng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%.

Đến thời điểm có chính sách (năm 2018), chênh lệch thu nhập giữa hộ thuộc nhóm xử lý và hộ thuộc nhóm kiểm sốt là 11,91 triệu đồng/hộ, chênh lệch này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo bằng phương pháp khác biệt trong khác biệt là 11,91 - 1,18 = 9,73 triệu đồng/hộ, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Như vậy, chương trình TDVM của CEP giúp cho thu nhập của hộ nghèo tăng thêm 9,73 triệu đồng/hộ.

Bảng 3.8: Tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập hộ nghèo

Chỉ tiêu Khoản mục Thời điểm chưa có chính sách (năm 2015) Thời điểm có chính sách (năm 2018) Thu nhập của hộ (triệu đồng/hộ) Nhóm kiểm sốt -33,6 -27,6 Nhóm xử lý -32,4 -16,6 Chênh lệch (Nhóm xử lý - nhóm kiểm sốt) 1,18 ***11,91 Tác động của chương trình

TDVM của CEP bằng DID

***9,73

Thu nhập bình qn đầu người (triệu đồng/người) Nhóm kiểm sốt -0,19 0,80 Nhóm xử lý -0,07 2,99 Chênh lệch (Nhóm xử lý - nhóm kiểm sốt) 0,12 ***2,19 Tác động của chương trình

TDVM của CEP bằng DID

***2,07

*** có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức ý nghĩa 1%.

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019)

Tương tự, tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo bằng phương pháp khác biệt trong khác biệt là 2,19 - 0,12

= 2,07 triệu đồng/người, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Nghĩa là, chương trình TDVM của CEP giúp cho thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng thêm 2,07 triệu đồng/người.

Tóm tắt chương 3

Chương 3 đã trình bày kết quả tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 2015 - 2018 bằng kỹ thuật khác biệt trong khác biệt.

Với số lượng quan sát gồm 200 hộ nghèo (100 hộ thuộc nhóm xử lý và 100 hộ thuộc nhóm kiểm sốt), kết quả nghiên cứu cho chương trình TDVM của CEP giúp cho thu nhập của hộ tăng thêm 9,73 triệu đồng/hộ/năm và thu nhập bình quân đầu người tăng thêm 2,07 triệu đồng/người/năm.

Chương 4. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN KẾT QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH, KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 4.1. Nguyên nhân của kết quả tác động từ chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Để tìm hiểu nguyên nhân kết quả tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo tại thành phố Cao Lãnh tác giả tiến hành phỏng vấn sâu các hộ nghèo, cán bộ nhân viên của Quỹ CEP, cán bộ thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Tháp với tư cách họ là người hiểu rõ nhất về hiện trạng, hạn chế mà họ gặp phải khi tham gia chương trình TDVM của CEP.

Chọn mẫu trong nghiên cứu định tính là chọn mẫu theo lý thuyết, nghĩa là không xác định trước qui mô mẫu, mà tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn đến khi nào thơng tin thu được là bão hịa thì ngưng. Trên cơ sở đó, tác giả đã phỏng vấn 10 hộ nghèo (6 hộ thuộc nhóm xử lý và 4 hộ thuộc nhóm kiểm sốt), 5 cán bộ, nhân viên của Quỹ CEP, 2 cán bộ tham gia hỗ trợ CEP thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Tháp, 1 cán bộ Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh Đồng Tháp. Tác giả thiết kế dàn bài phỏng vấn sâu cho từng đối tượng khác nhau (Xem thêm phụ lục 2, 3, 4). Nội dung trả lời phỏng vấn được tác giả ghi thành văn bản. Kết quả như sau:

4.1.1. Về nguyên nhân của kết quả đạt được

Khi được vay vốn từ chương trình TDVM của CEP người nghèo có nguồn lực tài chính để sản xuất kinh doanh. Từ đó làm tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình.

Nguồn vốn CEP cịn giúp người dân tránh xa tín dụng đen (cho vay nặng lãi), Hộp 1: Vay vốn CEP giúp tạo thêm thu nhập

Tôi được vay vốn của CEP 12 triệu đồng, tôi dùng 1 triệu đồng để mua sắm bàn ghế, cịn lại 11 triệu đồng để bán tạp hóa và quán nước nhỏ, mỗi tháng trả lãi chỉ 50 nghìn đồng, nhưng thu nhập cũng kha khá.

Nguồn: Ý kiến hộ ông Nguyễn Thành Tâm, xã Mỹ Trà, phỏng vấn ngày 15/04/2019

Hộp 2: Vay vốn CEP giảm thiểu cho vay nặng lãi

Gia đình tơi trước đây có vay nặng lãi 5 triệu đồng, trả hồi khơng hết. Từ khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quỹ trợ vốn tự tạo việc làm (CEP) đối với thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)