Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính bán niên các công ty niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 61)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.1. Thực trạng về tính kịp thời của BCTC bán niên của các công ty niêm yết trên sàn giao

4.1.1. Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được thành lập ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ từ đó mở đầu cho sự khai sinh của Thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngay trong ngày hơm đó, Chính phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán và sẽ đặt cơ sở tại TP.HCM và Hà Nội. Chưa đầy 2 năm sau đó, ngày 28-7-2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khốn TP.HCM (TTGDCK TP.HCM) đã chính thức đi vào hoạt động, thực hiện phiên giao dịch đầu tiên với 2 mã cổ phiếu REE và SAM, vài tháng sau thị trường đón nhận sự tham gia của trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp, 4 năm sau đó là sự tham gia của chứng chỉ quỹ đầu tư VFMVF1. Các hàng hóa cơ bản của thị trường đã có mặt đầy đủ trên Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM. Khơng lâu sau đó, Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội cũng chính thức ra mắt vào ngày 8/3/2005. Nếu như TTGDCK TP.HCM là nơi niêm yết giao dịch chứng khốn của những cơng ty lớn, thì TTGDCK Hà Nội là nơi tập trung niêm yết của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong hơn 20 năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua khá nhiều biến động, nhưng cũng đang phát triển ngày càng mạnh mẽ, qua nhiều giai đoạn khác nhau. Giai đoạn 2012 – 2013 đánh dấu sự ra đời của chỉ số VN30 (với thành phần là 30 Doanh nghiệp hàng đầu) vào tháng 02/2012, lần đầu tiên chỉ số được tính theo phương pháp mới có điều chỉnh tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng nhằm

phản ánh chính xác hơn những diễn biến của thị trường. Bên cạnh đó, việc trở thành thành viên chính thức với các điều kiện gắt gao của Liên đoàn các Sở Giao dịch Chứng khoán thế giới (WFE) vào năm 2013 đã khẳng định vị thế ngày càng được nâng cao của HOSE trên thị trường thế giới. Chính việc hội nhập quốc tế sâu rộng đã tạo điều kiện cho HOSE có cơ hội để được học hỏi kinh nghiệm về cách thức tổ chức và quản lý thị trường theo các chuẩn mực quốc tế. Cụ thể, đầu năm 2014, HOSE đã cho ra mắt Bộ chỉ số HOSE-Index bao gồm: chỉ số VNMidcap (chỉ số các mã vốn hóa trung bình), VN100 (thành phần là 100 Doanh nghiệp hàng đầu trên HOSE), VNSmallcap (các mã vốn hóa nhỏ), VNAllshare (chỉ số vốn hóa bao gồm các cổ phiếu niêm yết trên HOSE đáp ứng các yêu cầu sàng lọc về tư cách, tỷ lệ tự do chuyển nhượng …). Một sản phẩm tiên tiến khác của thế giới cũng đã được chính thức triển khai và giao dịch trên HOSE vào tháng 10/2014, đó là sản phẩm ETF (Exchange Traded Fund hay ETF là một hình thức quỹ đầu tư thụ động mô phỏng theo một chỉ số cụ thể). Sự có mặt của sản phẩm này đã góp phần đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường, cung cấp thêm công cụ đầu tư cho nhà đầu tư.

Từ những ngày đầu với rất nhiều khó khăn và thiếu thốn, đến nay, Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có hơn 700 cơng ty niêm yết, hơn 300 cơng ty đăng ký giao dịch cổ phiếu, vốn hoá lên tới 40% GDP. Đặc biệt, Việt Nam đã có một thị trường trái phiếu với quy mô 23% GDP, tốc độ tăng trưởng 28%/năm. Nếu tính cả cổ phiếu và trái phiếu thì vốn hóa của TTCK Việt Nam lên tới 63% GDP. Tính đến nay, thơng qua TTCK, Chính phủ và các doanh nghiệp đã huy động được trên 2 triệu tỷ đồng để đưa vào sản xuất kinh doanh. Riêng trong giai đoạn 2011 – nay, quy mô huy động vốn qua TTCK đạt hơn 1,4 triệu tỷ đồng – gấp 4,75 lần so với giai đoạn 2005 – 2010, đóng góp bình qn 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong đó nói riêng doanh nghiệp, tính đến năm 2016, các doanh nghiệp đã phát hành cổ phiếu huy động vốn qua TTCK đạt 380.000 tỷ đồng. Từ mốc sơ khởi chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết với vốn hóa thị trường chỉ đạt 986 tỷ đồng (chiếm 0,2% GDP vào năm 2000), đến nay, giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu là 1,79 triệu tỷ đồng, đạt gần 43% GDP. Từ chỗ chỉ có 7 cơng ty chứng khốn với quy mơ vốn điều lệ thấp nhất là 6 tỷ đồng và cao nhất là 43 tỷ đồng, đến nay có 79 CTCK hoạt động bình thường, trong đó có CTCK có vốn điều lệ trên

khoản bao gồm 18.500 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài. TTCK đã thúc đẩy cải cách doanh nghiệp Nhà nước thông qua cổ phần hóa, thối vốn nhà nước. Từ năm 2011- 2015, có 438 doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa, thu về cho Chính phủ 28.000 tỷ đồng.

Từ những ngày đầu thành lập với nhiều khó khăn với số vốn hóa thị trường chỉ đạt 986 tỉ đồng, chiếm khoảng 0.2% GDP năm 2000, đến nay đã có hơn 2.000 doanh nghiệp niêm yết và có giá trị vốn hóa thị trường hơn 5 triệu tỷ đồng (theo số liệu thống kê của Ủy ban chứng khốn Nhà nước). Qua đó cho thấy được sự phát triển mạnh mẽ của TTCK Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính bán niên các công ty niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)