CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.1 Tổng quan về BCTC
2.1.4 Nguyên tắc lập và trình bày BCTC
Theo VAS 21, 6 nguyên tắc cần phải tuân thủ khi lập và trình bày BCTC, gồm:
- Hoạt động liên tục: BCTC phải thiết lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp
đang hoạt động một cách liên tục và khả năng kinh doanh được tiếp tục hoạt động bình
- Cơ sở dồn tích: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tài sản, nợ phải trả,
nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế tốn vào thời điểm phát sinh, khơng căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. BCTC lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
- Nhất quán: Các phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng
thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm.
- Trọng yếu: Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong BCTC. Thông tin được xem là trọng yếu có nghĩa là trong trường hợp nếu thơng tin đó bị thiếu hoặc khơng chính xác có thể làm sai lệch đáng kể BCTC, làm ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC.
- Bù trừ: hay còn gọi là cấn trừ, gồm cấn trừ doanh thu, thu nhập khác và chi phí
khác, cấn trừ tài sản và nợ phải trả
+ Cấn trừ doanh thu, thu nhập khác và chi phí: một số giao dịch ngồi hoạt động kinh doanh thơng thường của doanh nghiệp thì được cấn trừ khi ghi nhận giao dịch và trình bày BCTC.
+ Cấn trừ tài sản và nợ phải trả: Khi phản ánh các giao dịch kinh tế và các sự kiện để lập và trình bày BCTC khơng được cấn trừ tài sản và công nợ, tất các khoản mục tài sản và cơng nợ phải được trình bày riêng biệt trên BCTC.
- Có thể so sánh: Khi tính tốn hay trình bày các thơng tin về số liệu kế tốn giữa
các kỳ kế toán của một doanh nghiệp cần phải thực hiện nhất quán. Trong trường hợp, các thông tin về số liệu kế toán giữa các doanh nghiệp phải cũng phải thực hiện trên nguyên tắc nhất quán.