CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Kết quả nghiên cứu
4.1.3.4 Kiểm định các giả thuyết mơ hình hồi quy
Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập có sự tương quan hồn tồn với nhau. Để kiểm tra hiện tượng đa công tuyến, chỉ số thường dùng là hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Kết quả trong bảng 4.11 cho thấy hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2, từ đó kết luận mơ hình nghiên cứu khơng có hiện tượng đa cộng tuyến (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư
Tự tương quan là hiện tượng các sai số ngẫu nhiên có mối liên hệ tương quan nhau, khi đó có thể xảy ra hiện tượng tự tương quan.
Sử dụng hệ số Durbin-Watson để kiểm định tự tương quan của các sai số kề nhau (hay còn gọi là tương quan chuỗi bậc nhất), hệ số có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4, nếu các phần sai số khơng có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau thì giá trị sẽ gần bằng 2. Dựa vào kết quả bảng 4.9, cho thấy d được chọn rơi vào miền chấp nhận giả thuyết khơng có tương quan chuỗi bậc nhất (d = 1.797 gần bằng 2) Như vậy, kết luận khơng có hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư trong mơ hình, mơ hình có ý nghĩa.
Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư
Mơ hình hồi quy tuyến tính chỉ thực sự phù hợp với các dữ liệu quan sát khi phần dư có phân phối chuẩn với trung bình bằng 0 và phương sai không đổi. Để kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư, ta sử dụng biểu đồ Histogram và biểu đồ P– P Plot.
Kết quả trong biểu đồ tần số Histogram (Hình 4.1) cho thấy một đường cong phân phối chuẩn đặt chồng lên biểu đồ tần số, với độ lệch chuẩn Std.Dev = 0.985 và
Mean gần bằng 0, ta có thể kết luận rằng, giả thuy phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
Hình 4.1 Đồ thị Histogram của phần dư đã chuẩn hóa
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)
Để củng cố cho kết luận này, chúng ta xem thêm biểu đồ P-P Plot (Hình 4.2) của phần dư chuẩn hóa, các điểm quan sát khơng phân tán xa đường chéo kỳ vọng, nên ta có thể kết luận giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
Hình 4.2 Đồ thị P-P Plot của phần dư đã chuẩn hóa
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS) Kiểm định giải định phương sai của sai số (phần dư) không đổi
Kết quả xử lý trong đồ thị phân tán (Hình 4.3) cho thấy thấy các phần dư phân tán ngẫu nhiên quanh trục O (là quanh giá trị trung bình của phần dư) trong một phạm vi khơng đổi. Điều này có nghĩa là phương sai của sai số (phần dư) khơng đổi.
Hình 4.3 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)
Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Dựa vào kết quả trong bảng trọng số hồi quy (Bảng 4.11), sử dụng trọng số hồi quy chuẩn hóa để xem xét mức độ giải thích của các biến độc lập cho sự biến thiên của biến phụ thuộc (Nguyễn Đình Thọ, 2011), có thể kết luận kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết H1: Nhân tố “Quy mơ DN” có ảnh hưởng tích cực (ảnh hưởng
dương +) đến vận dụng KTQT tại các DNNVV trên tỉnh Bình Thuận. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số β của biến QMDN có giá trị β = 0.351 > 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H1.
Giả thuyết H2: Nhân tố “Mức độ cạnh tranh” có ảnh hưởng tích cực (ảnh
quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số β = 0.332 > 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H2.
Giả thuyết H3: Nhân tố “Trình độ nhân viên kế tốn” có ảnh hưởng tích cực
(ảnh hưởng dương +) đến vận dụng KTQT tại các DNNVV trên tỉnh Bình Thuận. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số có giá trị β = 0.376 > 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H3.
Giả thuyết H4: Nhân tố “Chiến lược kinh doanh” có ảnh hưởng tích cực (ảnh
hưởng dương +) đến vận dụng KTQT tại các DNNVV trên tỉnh Bình Thuận. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số β = 0,310 > 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H4
Giả thuyết H5: Nhân tố “Nhận thức về KTQT của nhà quản lý DN” có ảnh
hưởng tích cực (ảnh hưởng dương +) đến vận dụng KTQT tại các DNNVV trên tỉnh Bình Thuận. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số β = 0.381 > 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H5.
Kết quả cho chúng ta thấy, trong các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT tại các DNNVV trên tỉnh Bình Thuận, nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất là Nhận thức về KTQT của nhà quản lý DN (β = 0.381). Tiếp theo là các nhân tố Trình độ nhân viên kế toán (β = 0.376), nhân tố Quy mô DN (β = 0.351), nhân tố Mức độ cạnh tranh (β = 0.332) và nhân tố Chiến lược kinh doanh (β = 0.310).