CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Kết quả nghiên cứu
4.1.3 Phân tích hồi quy đa biến
4.1.3.1 Mơ hình hồi quy tổng thể
Để xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy đa biến như sau:
VDKTQT = β0 + β1QMDN + β2MDCT + β3TDNVKT + β4CLKD + β5NT Trong đó:
VDKTQT: Biến phụ thuộc (Vận dụng KTQT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận)
Các biến độc lập: QMDN: Quy mô DN
MDCT: Mức độ cạnh tranh của thị trường TDNVKT: Trình độ nhân viên kế toán CLKD: Chiến lược kinh doanh
NT: Nhận thức về KTQT của người quản lý DN β0, β1, … β5: Các tham số của mơ hình.
4.1.3.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình
Kết quả cho thấy hệ số R2 điều chỉnh = 74.8% > 50% (Bảng 4.9), đồng thời,
kiểm định F trong bảng ANOVA (Bảng 4.10) cho thấy giá trị này có ý nghĩa thống kê với Sig. < 0.05. Từ đó kết luận mơ hình là phù hợp, các biến độc lập (QMDN, MDCT, TDNVKT, CLKD, NT) giải thích được 74.8% sự thay đổi của biến phụ thuộc (VDKTQT), phần cịn lại được giải thích bởi các yếu tố khơng được xem xét trong mơ hình.
Bảng 4.9 Bảng tóm tắt mơ hình hồi quy
Mơ hình Hệ sốR Hệ sốR2 Hệ số R2 - hiệu chỉnh
Sai số chuẩn của ước lượng
Durbin- Watson
1 .869a .756 .748 .18445 1.797
Bảng 4.10 Bảng ANOVA Mơ hình Tổng bình Mơ hình Tổng bình phương Bậc tự do Trung bình bình phương F Sig. 1 Hồi quy 17.482 5 3.496 102.770 .000b Phần dư 5.648 166 .034 Tổng 23.129 171
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)
4.1.3.3 Kiểm định trọng số hồi quy
Dựa vào kết quả trong bảng trọng số hồi quy (Bảng 4.11), cho thấy giá trị Sig của các biến độc lập QMDN, MDCT, TDNVKT, CLKD, NT đều nhỏ hơn 0.05, từ đó tác giả kết luận các biến độc lập tương quan và có ý nghĩa với biến độc lập VDKTQT. Bảng 4.11 Bảng trọng số hồi quy Mơ Hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Hệ số Tolerance Hệ số VIF 1 (Constant) -.579 .238 -2.436 .016 QMDN .216 .024 .351 8.821 .000 .930 1.075 MDCT .332 .040 .332 8.212 .000 .898 1.114 TDNVKT .258 .027 .376 9.407 .000 .921 1.085 CLKD .188 .024 .310 7.748 .000 .919 1.089 NT 215 .022 .381 9.730 .000 .958 1.044
Từ kết quả trong bảng trọng số hồi quy (bảng 4.11), xác định được phương trình hồi quy như sau:
Phương trình hồi quy:
VDKTQT = 0.351QMDN + 0.332MDCT + 0.376TDNVKT + 0.310CLKD + 0.381NT
4.1.3.4 Kiểm định các giả thuyết mơ hình hồi quy Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập có sự tương quan hồn tồn với nhau. Để kiểm tra hiện tượng đa công tuyến, chỉ số thường dùng là hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Kết quả trong bảng 4.11 cho thấy hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2, từ đó kết luận mơ hình nghiên cứu khơng có hiện tượng đa cộng tuyến (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư
Tự tương quan là hiện tượng các sai số ngẫu nhiên có mối liên hệ tương quan nhau, khi đó có thể xảy ra hiện tượng tự tương quan.
Sử dụng hệ số Durbin-Watson để kiểm định tự tương quan của các sai số kề nhau (hay còn gọi là tương quan chuỗi bậc nhất), hệ số có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4, nếu các phần sai số khơng có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau thì giá trị sẽ gần bằng 2. Dựa vào kết quả bảng 4.9, cho thấy d được chọn rơi vào miền chấp nhận giả thuyết khơng có tương quan chuỗi bậc nhất (d = 1.797 gần bằng 2) Như vậy, kết luận khơng có hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư trong mơ hình, mơ hình có ý nghĩa.
Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư
Mơ hình hồi quy tuyến tính chỉ thực sự phù hợp với các dữ liệu quan sát khi phần dư có phân phối chuẩn với trung bình bằng 0 và phương sai không đổi. Để kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư, ta sử dụng biểu đồ Histogram và biểu đồ P– P Plot.
Kết quả trong biểu đồ tần số Histogram (Hình 4.1) cho thấy một đường cong phân phối chuẩn đặt chồng lên biểu đồ tần số, với độ lệch chuẩn Std.Dev = 0.985 và
Mean gần bằng 0, ta có thể kết luận rằng, giả thuy phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
Hình 4.1 Đồ thị Histogram của phần dư đã chuẩn hóa
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)
Để củng cố cho kết luận này, chúng ta xem thêm biểu đồ P-P Plot (Hình 4.2) của phần dư chuẩn hóa, các điểm quan sát khơng phân tán xa đường chéo kỳ vọng, nên ta có thể kết luận giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
Hình 4.2 Đồ thị P-P Plot của phần dư đã chuẩn hóa
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS) Kiểm định giải định phương sai của sai số (phần dư) không đổi
Kết quả xử lý trong đồ thị phân tán (Hình 4.3) cho thấy thấy các phần dư phân tán ngẫu nhiên quanh trục O (là quanh giá trị trung bình của phần dư) trong một phạm vi khơng đổi. Điều này có nghĩa là phương sai của sai số (phần dư) khơng đổi.
Hình 4.3 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)
Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Dựa vào kết quả trong bảng trọng số hồi quy (Bảng 4.11), sử dụng trọng số hồi quy chuẩn hóa để xem xét mức độ giải thích của các biến độc lập cho sự biến thiên của biến phụ thuộc (Nguyễn Đình Thọ, 2011), có thể kết luận kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết H1: Nhân tố “Quy mơ DN” có ảnh hưởng tích cực (ảnh hưởng
dương +) đến vận dụng KTQT tại các DNNVV trên tỉnh Bình Thuận. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số β của biến QMDN có giá trị β = 0.351 > 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H1.
Giả thuyết H2: Nhân tố “Mức độ cạnh tranh” có ảnh hưởng tích cực (ảnh
quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số β = 0.332 > 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H2.
Giả thuyết H3: Nhân tố “Trình độ nhân viên kế tốn” có ảnh hưởng tích cực
(ảnh hưởng dương +) đến vận dụng KTQT tại các DNNVV trên tỉnh Bình Thuận. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số có giá trị β = 0.376 > 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H3.
Giả thuyết H4: Nhân tố “Chiến lược kinh doanh” có ảnh hưởng tích cực (ảnh
hưởng dương +) đến vận dụng KTQT tại các DNNVV trên tỉnh Bình Thuận. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số β = 0,310 > 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H4
Giả thuyết H5: Nhân tố “Nhận thức về KTQT của nhà quản lý DN” có ảnh
hưởng tích cực (ảnh hưởng dương +) đến vận dụng KTQT tại các DNNVV trên tỉnh Bình Thuận. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số β = 0.381 > 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H5.
Kết quả cho chúng ta thấy, trong các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT tại các DNNVV trên tỉnh Bình Thuận, nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất là Nhận thức về KTQT của nhà quản lý DN (β = 0.381). Tiếp theo là các nhân tố Trình độ nhân viên kế toán (β = 0.376), nhân tố Quy mô DN (β = 0.351), nhân tố Mức độ cạnh tranh (β = 0.332) và nhân tố Chiến lược kinh doanh (β = 0.310).
4.2 Bàn luận kết quả nghiên cứu
Giả thuyết H5: Nhân tố “Nhận thức về KTQT của người quản lý DN” có ảnh
hưởng tích cực đến việc vận dụng KTQT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Nhận thức về KTQT của nhà quản lý DN có ảnh hưởng lớn nhất đến việc vận dụng KTQT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận thơng qua hệ số β = 0.381. Như vậy Nhận thức về KTQT của người quản lý DN càng cao thì càng nâng cao việc vận dụng KTQT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Kết luận này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ahmad, K. (2014), Nguyễn Vũ Thanh
Giang (2017). Đồng thời cũng chính xác đối với việc vận dụng KTQT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn hiện nay.
Giả thuyết H3: Nhân tố “Trình độ nhân viên kế tốn” có ảnh hưởng tích cực
đến việc vận dụng KTQT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Trình độ nhân viên kế tốn có ảnh hưởng lớn thứ hai đến việc vận dụng KTQT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận thơng qua hệ số β = 0.376. Như vậy trình độ nhân viên kế tốn càng cao thì càng nâng cao việc vận dụng KTQT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Kết luận này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ahmad, K. (2014), Nguyễn Ngọc Vũ (2017). Đồng thời cũng đúng trong điều kiện hiện nay đối với việc vận dụng KTQT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận khi có nhân viên kế tốn có trình độ cao và am hiểu các kỹ thuật KTQT thì sẽ tổ chức hiệu quả hệ thống thơng tin kế tốn trong đó có KTQT và việc cung cấp thơng tin cho nhà quản lý cũng sẽ hiệu quả hơn.
Giả thuyết H1: Nhân tố “Quy mơ DN” có ảnh hưởng tích cực đến việc vận
dụng KTQT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Quy mơ DN có ảnh hưởng lớn thứ hai đến việc vận dụng KTQT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận thơng qua hệ số β = 0.351. Như vậy quy mô DN càng lớn thì càng nâng cao việc vận dụng KTQT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Kết luận này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Abdel-Kader và Luther (2008), Ahmad, K. (2014). Đồng thời cũng đúng trong điều kiện hiện nay đối với việc vận dụng KTQT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận khi các DN có quy mơ càng lớn thì điều kiện về nguồn lực để tổ chức thực hiện KTQT càng tốt như nguồn lực về tài chính về nhân lực...Đồng thời các hoạt động kinh doanh cũng đa dạng hơn nên nhu cầu về KTQT càng cao nên ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong DN.
Giả thuyết H2: Nhân tố “Mức độ cạnh tranh” có ảnh hưởng tích cực đến việc
vận dụng KTQT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Mức độ cạnh tranh có ảnh hưởng lớn thứ tư đến việc vận dụng KTQT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận thơng qua hệ số β = 0.322. Như vậy mức độ
cạnh tranh càng cao thì càng nâng cao vận dụng KTQT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Kết luận này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ismail, K., Isa, C. R., & Mia, L. (2018), Nguyễn Ngọc Vũ (2017). Đồng thời cũng chính xác đối với việc vận dụng KTQT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn hiện nay.
Giả thuyết H4: Nhân tố “Chiến lược kinh doanh” có ảnh hưởng tích cực đến
vận dụng KTQT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Chiến lược kinh doanh có ảnh hưởng lớn thứ tư đến việc vận dụng KTQT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận thơng qua hệ số β = 0.332. Như vậy Chiến lược kinh doanh càng cao thì càng nâng cao việc vận dụng KTQT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Kết luận này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ismail, K., Isa, C. R., & Mia, L. (2018). Đồng thời cũng chính xác đối với việc vận dụng KTQT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Thông qua phương pháp nghiên cứu sơ bộ và định lượng được thực hiện trong chương 4, tác giả đã chỉ ra rằng mơ hình và các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là có ý nghĩa. Kết quả của nghiên cứu nêu rõ: có 5 nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Mỗi một nhân tố có mức độ ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT khác nhau và được sắp xếp theo trật tự từ cao xuống thấp như sau: nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất là Nhận thức về KTQT của nhà quản lý DN (β = 0.381). Tiếp theo là các nhân tố Trình độ nhân viên kế tốn (β = 0.376), nhân tố Quy mơ DN (β = 0.351), nhân tố Mức độ cạnh tranh (β = 0.332) và nhân tố Chiến lược kinh doanh (β = 0.310)
Kết quả của chương này là căn cứ để tác giả đưa ra các kết luận và các gợi ý chính sách nhằm nâng hiệu quả việc vận dụng KTQT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận 5.1 Kết luận
Mục tiêu của nghiên cứu tác giả đề ra là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các DNNVV tỉnh Bình Thuận, đánh giá cường độ ảnh hưởng của từng nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các DNNVV tỉnh Bình Thuận. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài đề xuất kiến nghị nhằm giúp nâng cao việc vận dụng KTQT tại các DNNVV tỉnh Bình Thuận đạt hiệu quả hơn trong tương lai.
Nghiên cứu được bắt đầu từ việc tham khảo các lý thuyết và kết quả nghiên cứu trước đây về KTQT trong DN, tác giả đề xuất mơ hình lý thuyết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, bao gồm 5 nhân tố là Nhận thức về KTQT của nhà quản lý DN, Trình độ nhân viên kế tốn, Quy mơ DN, Mức độ cạnh tranh, và nhân tố Chiến lược kinh doanh với 27 biến quan sát và một nhân tố là biến phụ thuộc vận dụng KTQT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận với 5 biến quan sát. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua xin ý kiến các chuyên gia nhằm khám phá, sửa đổi điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát cho các thang đo.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện thơng qua nghiên cứu định tính để hồn chỉnh bảng câu hỏi trước khi thực hiện nghiên cứu định lượng bằng kỹ thuật xin ý kiến chuyên gia. Thông qua bảng câu hỏi chi tiết, số mẫu thu thập được là 172. Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 22. Thang đo được đánh giá sơ bộ bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và kiểm định bằng phân tích nhân tố khám phá EFA. Dựa vào kết quả phân tích, mơ hình nghiên cứu đề nghị ban đầu được hiệu chỉnh. Sau đó, tác giả đưa các nhân tố của mơ hình nghiên cứu đã được điều chỉnh vào phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu
Kết quả cho chúng ta thấy, trong các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, nhân tố có ảnh hưởng lớn
nhất là Nhận thức về KTQT của nhà quản lý DN (β = 0.381). Tiếp theo là các nhân tố Trình độ nhân viên kế tốn (β = 0.376), nhân tố Quy mô DN (β = 0.351), nhân tố Mức độ cạnh tranh (β = 0.332) và nhân tố Chiến lược kinh doanh (β = 0.310).
5.2 Khuyến nghị
Từ kết quả phân tích dữ liệu ở chương 4, tác giả đưa ra một số kiến nghị theo từng nhân tố có ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tỉnh Bình Thuận như sau:
5.2.1 Nhận thức về KTQT của nhà quản lý DN
Thay đổi nhận thức nhà quản lý về vai trò của KTQT trước hết phải hướng đến việc giúp nhà quản lý hiểu được vai trị quan trọng của KTQT trong q trình ra quyết định, quản lý DNNVV.Việc tham gia các khóa đào tạo về KTQT cũng là một hình thức để nhà quản lý nhận thức vai trò KTQT. Nhà quản trị khí đó cần xác định rõ những thơng tin cần được bộ phận KTQT cung cấp, phối hợp với bộ phận KTQT xây dựng mơ hình đáp ứng những yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý.
Khi đã nhận thức được vai trị của KTQT, nhà quản lý cần nhanh chóng tiếp cận, chuyển đổi về nội dung kế toán và tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với cơ cấu quản lý của DN, sắp xếp lại bộ máy kế toán theo hướng kết hợp KTTC và KTQT trong cùng một bộ máy kế toán, để hai bộ phận kế toán cùng sử dụng chung bộ thông tin đầu vào điều này phù hợp cho các DNNVV nói chung và các DNNVV Bình Thuận nói riềng. Xác định số lượng, trình độ và vị trí các nhân viên kế tốn cần thiết để đảm nhận khối lượng cơng việc kế tốn của DN, phù hợp với quy mô,