Hình 3.18: Thành phần loài, số lượng ốc tại các thủy vực
Thành phần loài ốc tại các thủy vực nghiên cứu phân bố không giống nhau, tại các đầm, ruộng và ao ở An Hòa có nhiều loài ốc phân bố (11 loài), thủy vực Bầu Súng, xã An Mỹ và Kênh An Hòa có một vài loài ốc được tìm thấy và có một số loài vắng mặt. Trong 11 loài ốc phân bố tại các thủy vực, các loài Bithynia sp. luôn có mật độ
cao, mật độ Bithynia sp. đạt cao nhất tại thủy vực kênh An Hòa là 70 con/m2, kế đó là loài Filopaludia sumatensis có mật độ phân bố tại thủy vực đầm An Hòa là 51 con/m2. Sự phân bố cao của Bithynia sp. do thủy vực kênh An Hòa có độ sâu mực nước khoảng 25-30 cm và chất nền đất thuộc đất xốp phù hợp để Bithynia sp. phát triển. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ngern-Klun và ctv. (2006) [71].
Hai loài ít xuất hiện nhất tại tất cả các thủy vực là Indoplanrbis exustus và Thiara scabra; trong đó Indoplanrbis exustus có mật độ thu được tại ruộng An Hòa
4con/m2 và Thiara scabra tại đầm An Hòa 9 con/m2, còn các thủy vực còn lại chỉ 1 - 2 con/m2 hoặc không xuất hiện. Thành phần loài và mật độ loài ốc tại các thủy vực khác nhau, chủ yếu do sự chi phối của các hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của người dân tại địa phương. Theo Ofoezie (1999), mật độ ốc thay đổi theo mùa trong năm do đó tại các địa điểm thu mẫu vào mùa khô thủy vực không có nước nên cũng không thu được ốc [73]. Theo Bùi Thị Dung (2010), sự phân bố của ốc và mật độ không tương quan với các thảm thực vật ở nước, các yếu tố chính ảnh hưởng đến mật độ ốc xuất hiện có liên quan đến hoạt động nông nghiệp/nuôi thủy sản bao gồm cả sử dụng hóa chất khác nhau như vôi [36].