2.1. TÌNH HÌNH BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
2.1.1. Kết quả ban hành và thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
Trong những năm qua, hoạt động ban hành văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh đã dần đi vào nề nếp, phần nào đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước của địa phương và thực tiễn cuộc sống nói chung, yêu cầu hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nói riêng.
Từ năm 2016 đến tháng 12/2019, ngồi những chính sách chung hỗ trợ cho doanh nghiệp do Trung ương ban hành, CQĐP tỉnh Tây Ninh đã ban hành 13 văn bản QPPL để hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó 05 văn bản đã hết hiệu lực; 01 văn bản đang được sửa đổi, bổ sung; 07 văn bản đang triển khai thực hiện (gồm 04 nghị quyết của HĐND tỉnh và 03 quyết định của UBND tỉnh). Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nơng nghiệp cơng nghệ cao; sở hữu trí tuệ; mở rộng thị trường; hay hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Xin xem chi tiết tại Phụ lục 1 – Danh mục văn bản QPPL quy định chi tiết lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp). Cơng tác triển khai thực hiện các chính sách nói trên đã được các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai kịp thời. Cụ thể:
Thứ nhất là hỗ trợ tiếp cận tín dụng. Từ năm 2016 đến năm 2019, CQĐP tỉnh
Tây Ninh đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Nhìn chung, các chính sách hỗ trợ tín dụng trên địa bàn tỉnh đều tập
trung vào lĩnh vực nông nghiệp13. Điều này cho thấy CQĐP tỉnh Tây Ninh đang tập trung khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp cao, phát triển thế mạnh nông nghiệp tiềm năng của tỉnh. Trong thời gian qua, các chính sách này đã phát huy được hiệu quả của mình. Số dư nợ các tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay từ năm 2016 đến 2018 liên tục tăng.
Bảng 1.1: Số dư nợ cho doanh nghiệp vay tăng từ năm 2016 đến 201814
Dư nợ cho vay lĩnh vực ưu tiên
(Triệu đồng) 2016 2017 2018
Cho vay nông nghiệp, nông thôn 4.756.558 6.480.734 8.632.637
Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 4.084.778 5.052.131 5.339.537
Cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao 0 0 2.000
Thứ hai là hỗ trợ về công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Từ năm 2016 đến năm 2019, CQĐP tỉnh Tây Ninh đã ban hành 03 chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về công nghệ gồm: (i) hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ; (ii) hỗ trợ phát triển thị trường trí tuệ; (iii) hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ15. Các chính sách đã phần nào phát huy được hiệu quả của mình như: Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018, UBND tỉnh đã tiến hành hỗ trợ cho 22 doanh nghiệp với 30 lượt hỗ trợ. Trong đó: 03 doanh nghiệp với 05 lượt hỗ trợ (đã xin ngưng khơng hỗ trợ), cịn lại là 19 doanh nghiệp với 25 lượt hỗ trợ bao gồm: 19 hệ thống quản lý, 02 công cụ và 04 sản phẩm chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn, công
13 Xin xem chi tiết tại Phụ lục 2, Các chính sách hỗ trợ tiếp cận tín dụng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
14 Tín dụng ngân hàng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.<http://tapchinganhang.gov.vn/tin-dung-ngan-hang-ho-tro-phat-trien-doanh-
nghiep-nho-va-vua-tren-dia-ban-tinh-tay-ninh.htm>; [Truy cập ngày 08/4/2020]
bố hợp chuẩn với tổng kinh phí là 1.170.000.000 đồng. Hướng dẫn 23 hồ sơ đăng ký tham gia với nội dung hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, phát triển sản phẩm đặc thù; tiếp nhận 07 hồ sơ đăng ký tham gia. Tiếp nhận 04 hồ sơ doanh nghiệp tham gia hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ16; năm 2019 hỗ trợ 02 doanh nghiệp xây dựng hệ thống “Thực hành nông nghiệp tốt”17.
Thứ ba là hỗ trợ doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
Hiện nay, tỉnh Tây Ninh đang chú trọng phát triển các hình thức liên kết trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp, góp phần xây dựng nền nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố có năng suất, chất lượng và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp; hướng đến hình thành vùng sản xuất tập trung, khắc phục tình trạng sản xuất nơng nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu...Theo đó, các doanh nghiệp tham gia liên kết sẽ được hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết; hỗ trợ đầu tư hạ tầng phục vụ xây dựng liên kết; hỗ trợ khuyến nông, đào tạo, tập huấn và giống vật tư, bao bì, nhãn mác hàng hóa18.
Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của CQĐP tỉnh Tây Ninh mà việc xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các chính sách liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của tỉnh đạt được nhiều kết quả khả quan. Từ năm 2016 đến nay,
16 Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, 2019. Báo cáo số 13/BC-UBND ngày 14/01/2019 kết quả cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giai đoạn 2016-2018 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
17 Ủy ban nhân dân tỉnh, 2019. Báo cáo số 488/BC-UBND ngày 27/12/2019 tình hình thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ và Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ, về việc tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 (Năm 2019).
18 Xin xem chi tiết tại Phụ lục 4, Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
tỉnh Tây Ninh đã có 05 dự án được hỗ trợ 30% chi phí mua giống cây (gồm cây dứa (thơm), chanh dây và chuối già Nam Mỹ); tổng diện tích các dự án là 349 ha, tổng kinh phí hỗ trợ là 3.725 triệu đồng; đồng thời đã nhận hồ sơ thẩm định dự án xây dựng cánh đồng lớn liên kết sản xuất và tiêu thụ bưởi da xanh của Công ty TNHH Sau Như Một và một số nông dân liên kết sản xuất. 19