chính quyền địa phương cấp tỉnh
Một là, thành lập Tổ soạn thảo để soạn thảo các văn bản có nội dung phức tạp,
liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực như đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng…Bởi vì, một cá nhân, một cơ quan không thể nào nắm hết được những đặc trưng của các ngành có liên quan đến nội dung cần quy định. Việc tập hợp các thành viên của các ngành có liên quan cùng soạn thảo sẽ làm giảm tình trạng ban hành văn bản QPPL cục bộ; chỉ điều chỉnh quan hệ xã hội của ngành, lĩnh vực mình quản lý.
Hai là, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan như: soạn thảo, thẩm định,
thẩm tra và Văn phịng Đồn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh. Mỗi một cơ quan đều có vai trị nhất định trong q trình xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các cơ quan này còn lỏng lẻo chưa đạt hiệu quả cao (Cơ quan chủ trì không chủ động phối hợp với cơ quan thẩm định để cung cấp đủ hồ sơ thẩm định cũng như giải trình những nội dung quy định chưa rõ ràng. Cơ quan thẩm định không chủ động yêu cầu các cơ quan có liên quan cung cấp thơng tin, tài liệu có liên quan). Chính vì vậy, Các cơ quan chun mơn của UBND tỉnh cần có sự phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp trong quá trình tham mưu xây dựng, ban hành văn bản QPPL.
Ba là, gắn công tác ban hành văn bản QPPL với cơng tác theo dõi tình hình
thi hành pháp luật tại địa phương. Công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL phải gắn với tổ chức thi hành pháp luật, cũng cố các thiết chế thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật vừa là công cụ quản lý xã hội vừa là công cụ để nhân dân kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật.
Bốn là, thường xun rà sốt, hệ thống hóa văn bản QPPL để kịp thời kiến
nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản QPPL thuộc thẩm quyền. Kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản, quy định trái pháp luật hoặc khơng cịn phù hợp.