2.1. TÌNH HÌNH BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
2.1.3. Đánh giá tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính
địa phương tỉnh Tây Ninh lĩnh vực hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
Chất lượng văn bản QPPL do CQĐP tỉnh Tây Ninh ban hành nói chung ngày càng được nâng cao. Việc xây dựng, ban hành văn bản QPPL của CQĐP tỉnh Tây Ninh được thực hiện theo quy định Luật năm 2015, đảm bảo tính khoa học, tính thống nhất trong hệ thống văn bản QPPL. Đội ngũ cán bộ, công chức pháp chế và cán bộ,
22 Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, 2020. Báo cáo số 21/BC-UBND ngày 22/11/2020 báo cáo kết quả 05 năm thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10/7/2014 của Chính phủ về chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới. Trang 11.
23 Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, 2019. Báo cáo số 13/BC-UBND ngày 14/01/2019 báo cáo kết quả cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giai đoạn 2016-2018 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Trang 12.
công chức trực tiếp tham gia vào công tác xây dựng, kiểm tra văn bản QPPL, kiểm sốt thủ tục hành chính thường xun được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng soạn thảo, kiểm tra văn bản QPPL, đáp ứng được phần nào yêu cầu thực tiễn, góp phần tích cự vào việc xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật của Tây Ninh.
Tuy nhiên, qua theo dõi, cũng còn một số nội dung vẫn ban hành trễ so với kế hoạch; một số văn bản trong quá trình triển khai thực hiện gặp vướng mắc nhưng chậm phát hiện để sửa đổi, bổ sung.
2.1.3.1. Tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết
Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết luôn được cấp ủy Đảng, CQĐP tỉnh quan tâm từ khâu lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, soạn thảo, thẩm định, kiểm tra văn bản. Do đó, các văn bản quy định chi tiết phần lớn đều đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ khi được ban hành. Đồng thời, các văn bản trên được các ngành, các cấp triển khai, thực hiện thống nhất, đồng bộ, được tổ chức, cá nhân đồng thuận thực hiện và mang lại hiệu quả cao.
Từ năm 2016 đến 12/2019, UBND tỉnh Tây Ninh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành tỉnh tiến hành rà soát những văn bản giao quy định chi tiết lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp để lập danh mục và xây dựng kế hoạch ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong năm. Nhìn chung, các văn bản quy định chi tiết lĩnh vực hỗ trợ phát triển doanh nghiệp được CQĐP tỉnh Tây Ninh quan tâm ban hành nhưng vẫn chưa đầy đủ, chưa kịp thời theo yêu cầu hỗ trợ doanh nghiệp tại địa phương. Cụ thể:
Một là, vẫn còn một số nội dung chưa được CQĐP tỉnh ban hành như: (i) hỗ
trợ tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất; (ii) hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; (iii) chính sách hỗ trợ giá đất (miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước) doanh nghiệp có dự án nơng nghiệp ưu đãi đầu tư…. (Xin xem chi tiết tại Phụ lục 1 – Danh mục văn bản QPPL quy định chi tiết lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp).
Hai là, trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách về hỗ trợ doanh
nghiệp, một số chính sách gặp khó khăn, vướng mắc nhưng chậm phát hiện để sửa đổi, bổ sung. Cụ thể: Nghị quyết số 25/2016/NQ-HĐND về chính sách đặc thù
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 – 2020; Nghị quyết số 40/2016/NQ-HĐND về mức hỗ trợ xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh24.
2.1.3.2. Tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của văn bản
Kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật cho thấy phần lớn các văn bản quy định chi tiết đều bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung quy định chi tiết chưa thống nhất, đồng bộ, thiếu tính khả thi cụ thể như sau:
Thứ nhất, điều kiện về hỗ trợ dự án sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ
Tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐND quy định về điều kiện hỗ trợ nhưng nội dung quy định tại điểm c, d khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐND không phải là điều kiện để doanh nghiệp được hỗ trợ mà là quy trình, phương thức mà CQĐP tỉnh Tây Ninh sẽ hỗ trợ có từng loại dự án. Cụ thể:
- Đối với dự án thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ quy trình hỗ trợ sẽ được thực hiện như sau:
+ Hỗ trợ 50% mức hỗ trợ lãi vay sau khi được ngân hàng thương mại giải ngân;
+ Hỗ trợ 50% mức hỗ trợ lãi vay còn lại khi sản phẩm của dự án được cấp giấy chứng nhận VietGAP, VietGAHP, GlobalGAP và hữu cơ theo quy định. Trường hợp hết thời gian quy định được hỗ trợ lãi vay nhưng chưa được cấp chứng nhận theo quy định thì ngưng việc hỗ trợ 50% mức hỗ trợ lãi vay còn lại;
24 Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh, 2019. Báo cáo số 37/BC-HĐND ngày 29/10/2019 báo cáo kết quả thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
+ Trường hợp sản phẩm của dự án không được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, VietGAHP, GlobalGAP và hữu cơ mà không chứng minh được việc thực hiện để chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn trên thì thu hồi phần đã hỗ trợ;
- Đối với dự án đầu tư nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao thì quy trình được hỗ trợ như sau:
+ Hỗ trợ 100% mức hỗ trợ lãi vay khi có biên bản nghiệm thu nội dung, khối lượng cơng việc đã hồn thành theo dự án được phê duyệt theo quy định;
+ Hỗ trợ 100% mức hỗ trợ lãi vay đối với dự án sơ chế, bảo quản và chế biến sản phẩm nông nghiệp khi có biên bản nghiệm thu nội dung, khối lượng cơng việc đã hoàn thành theo Dự án được phê duyệt và đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định.
Tương tự, nội dung quy định tại điểm c, d khoản 2 Điều 3 Quyết định số 21/2019/QĐ-UBND cũng không thống nhất với nội dung của khoản 2 Điều 3 Quyết định số 21/2019/QĐ-UBND. Từ phân tích trên cho thấy trong cùng một “khoản” mà việc quy định các điểm không thống nhất với nội dung của khoản. Điều này cho thấy sự thống nhất giữa các nội dung trong văn bản đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng văn bản QPPL.
Thứ hai, về nguyên tắc hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Tại Điều 2 Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc hỗ trợ đối với những dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Nhưng nội dung tại khoản 4, 5 của Điều 2 Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐND lại không quy định nguyên tắc hỗ trợ mà lại quy định về nguồn vốn thực hiện cũng như việc khuyến khích các nguồn vốn hỗ trợ hợp pháp khác. Từ đó cho thấy, nội dung của khoản 4, 5 Điều 2 Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐND đã không thống nhất với nội dung của khoản 1, 2, 3 Điều 2 Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐND. Tương tự, nội dung khoản 4, 5 Điều 2 Quyết định số 23/2019/QĐ-UBND cũng không thống nhất với nội dung khoản 1, 2, 3 Điều 2 Quyết định số 23/2019/QĐ-UBND.
Thứ ba, về danh mục dự án khuyến khích đầu tư trong nơng nghiệp, nơng thơn kèm theo Nghị quyết số 15/2019/NQ-HĐND (sau đây viết tắt Danh mục dự án)
Tại điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 15/2019/NQ-HĐND quy định thời gian hỗ trợ lãi suất tối đa 06 năm đối với dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư, tối đa 05 năm đối với dự án nơng nghiệp khuyến khích đầu tư. Nhưng Danh mục dự án ban hành kèm theo Nghị quyết số 15/2019/NQ-HĐND chỉ quy định danh mục dự án khuyến khích đầu tư, khơng quy định danh mục những dự án được ưu đãi đầu tư. Việc không quy định danh mục dự án ưu đãi đầu tư đã làm cho quy định về thời gian hỗ trợ đối với dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư khơng khả thi và gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong việc xác định dự án của mình là thuộc trường hợp ưu đãi đầu tư hay khuyến khích đầu tư. Điều này cũng cho thấy nội dung tại Điều 4 Nghị quyết số 15/2019/NQ-HĐND không thống nhất với nội dung tại Danh mục dự án.
Ngồi ra, theo gạch đầu dịng thứ 2 tiểu mục 2 phần I Danh mục dự án quy định “Dự án sản xuất rau - củ - quả thực phẩm có diện tích như sau:..” nhưng trong nội dung lại chỉ quy định diện tích đối với rau ăn lá, rau ăn quả; không quy định diện tích đối với củ. Từ đây cho thấy, chính sách hỗ trợ đối với các dự án đầu tư sản xuất củ không thể triển khai thực thi và gây khó khăn cho các nhà đầu tư nếu có dự án sản xuất củ công nghệ cao.
Thứ tư, về việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt mức hỗ trợ dự án liên kết
Theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 68 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP thì nội dung mỗi khoản phải được thể hiện đầy đủ một ý. Nhưng tại nội dung của khoản 2 Điều 7 Quyết định số 23/2019/QĐ-UBND thì ngồi quy định về mức hỗ trợ đối với chi phí tư vấn xây dựng liên kết còn quy định thêm nội dung phân cấp phê duyệt mức hỗ trợ. Tương tự, tại khoản 2 Điều 8 và khoản 2 Điều 9 Quyết định số 23/2019/QĐ- UBND cũng quy định lồng ghép nội dung phân cấp trong khoản quy định về mức hỗ trợ. Các quy định trên đã trái với quy định của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP làm cho văn bản khơng đảm bảo tính hợp pháp.
Điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP giao HĐND cấp tỉnh có trách nhiệm “ban hành chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào
nơng nghiệp, nơng thơn tại địa phương, trong đó quy định chính sách tín dụng tại địa phương quy định tại Điều 8 Nghị định". Để thực hiện nhiệm vụ được giao HĐND
tỉnh Tây Ninh đã ban hành 02 văn bản QPPL để cùng điều chỉnh chính sách về tín dụng dành cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐND; Nghị quyết số 15/2019/NQ-HĐND). Do đó, qua đối chiếu cho thấy, cùng một chính sách hỗ trợ nhưng 02 văn bản nêu trên lại quy định khác nhau. Ví dụ: Đối với dự án cây ăn trái, theo quy định tại Nghị quyết số 01/2019/NQ- HĐND thì dự án phải đạt diện tích tối thiểu 05 ha (nhà đầu tư có thể hợp tác, liên kết để đạt diện tích tối thiểu) hoặc giá trị đầu tư tối thiểu từ 01 tỷ đồng/Dự án; không phân biệt dự án đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Như vậy, với điều kiện này thì các nhà đầu tư sẽ dễ đáp ứng vì có thể họ sẽ hợp tác với các nơng dân có đất xung quanh để đạt diện tích tối thiểu theo quy định để được hưởng chính sách hỗ trợ. Điều này khơng những có lợi cho nhà đầu tư mà cịn có lợi cho những nơng dân hợp tác. Ngoài ra, nếu nhà đầu tư không thể đáp ứng được điều kiện về diện tích thì vẫn có thể tăng giá trị đầu tư từ 01 tỷ đồng trở lên thì vẫn được hưởng chính sách hỗ trợ.
Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị quyết số 15/2019/NQ-HĐND thì nếu dự án đạt tiêu chuẩn GlobalGAP thì diện tích dự án phải từ 05 ha trở lên, nếu dự án đạt tiêu chuẩn VietGAP thì diện tích dự án phải từ 10 ha trở lên; nhà đầu tư không được hợp tác, liên kết để đạt diện tích theo quy định. Điều này có nghĩa, nhà đầu tư phải tự tích tụ, tập trung đất để đạt diện tích theo quy định mà không thể liên kết.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 156 Luật năm 2015 thì “trong trường hợp các
văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau”. Nhưng trên thực tế, 02 văn bản trên vẫn được địa phương triển khai thực hiện
song song. Việc áp dụng song song 02 văn bản là trái với quy định tại khoản 3 Điều 156 Luật năm 2015.