Nhờ vào các chiến lược này cùng với các chính sách tương ứng, Việt Nam đã tr nh diễn một sự tăng trưởng kinh tế rất ấn tượng trong gần hai thập kỷ qua (McCaig and Pavcnik, 2013). Kể từ năm 2000 đến 2018, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm ở Việt Nam trung b nh là 6,52%10, mặc dù có sự biến động do cuộc khủng hoảng năm 2008. Tuy nhiên, sự tăng trưởng ấn tượng này không mang lại sự phát triển vượt bật cho các DN trong nước. Thật vậy, các công ty nước ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) đã đóng một vai trị hàng đầu trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng tương đối cao hơn trong các lĩnh vực sản xuất (Nguyen, 2014). Trong khi đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hiện chiếm tỷ trọng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam11, đóng góp tới 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động. Nhưng hiệu suất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước cho thấy một bức tranh hỗn hợp hơn. Trong lĩnh vực sản xuất, năng suất lao động của các DNNVV trong nước đã bị đ nh trệ kể từ năm 2011. Tuy nhiên, có thể thấy sự khác biệt lớn giữa các ngành và giữa các loại h nh doanh nghiệp khác nhau (CIEM, DoE, ILSSA, and UNU-WIDER, 2016). Một trong những nguyên nhân kiềm hãm hiệu suất của các DN này là do khả năng tiếp cận vốn khá hạn hẹp. Mặc dù Việt Nam được xếp hạng
thứ 29/190 quốc gia về chỉ số tiếp cận tín dụng, thế nhưng đến thời điểm hiện tại,
vẫn có đến 60% DNNVV chưa tiếp cận được nguồn vốn12. DNNVV chỉ có dư nợ
10 https://tradingeconomics.com/vietnam/gdp-growth-annual
58
tín dụng ở mức 22-25% nghĩa là chỉ chiếm 1/5 tổng dư nợ cả nước. Trong khi đó, khả năng tiếp cận các nguồn vốn khác cũng rất hạn chế.
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại ngày nay, mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng doanh nghiệp nói chung, hay DNNVV nói riêng là điều khơng thể thiếu cũng như không thể tách rời. Mối quan hệ này không chỉ ảnh hưởng đến tình hình phát triển của DN hay NH mà còn ảnh hưởng đến t nh h nh kinh tế của một khu vực và của cả nước. Khi giao dịch với ngân hàng, DN sẽ được hỗ trợ các khoản tín dụng, quản lý tài sản và cung cấp các dịch vụ thanh tốn trong nước và quốc tế, góp phần đáng kể vào lợi nhuận hay mở rộng quy mơ hoạt động của DN. Về phía ngân hàng, hoạt động kinh doanh của họ hiện nay là huy động tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ thanh toán, các hoạt động này gắn liền với hoạt động của DN. Nếu DN hoạt động hiệu quả sẽ góp phần đáng kể vào kết quả hoạt động của NH và ngược lại nếu NH hoạt động hiệu quả sẽ hỗ trợ nguồn lực cho DN hoạt động dễ dàng hơn. DN và NH có mối quan hệ chặt chẽ với nhau góp phần làm phát triển nền kinh tế ở khu vực, góp phần ổn định kinh tế, chính trị.
V vậy, nội dung ở phần tiếp theo này là cần thiết nhằm đề xuất các giải pháp tháo gỡ các rào cản trong mối quan hệ giữa DNNVV và ngân hàng đề các DN có thể tiếp cận lượng tín dụng dễ dàng.
5.2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG VÀ LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NH NGOẠI THƯƠNG CỦA CÁC DNNVV
Qua phần lược khảo các tài liệu nghiên cứu tương tự cùng với phần phân tích dựa vào các số liệu thực tế phát sinh, đề tài đã t m thấy rằng có nhiều nhóm yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến khả năng vay vốn và lượng tín dụng được cấp bởi NH Ngoại Thương chi nhánh Cần Thơ. Nhằm góp phần giúp cho các DNNVV ở TP. Cần Thơ có thể khắc phục được những khó khăn, trở ngại nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tín dụng, trong phần này, tác giả đề xuất một số giải pháp khái quát như sau: