3.1.2 .Vai trị của tín dụng bán lẻ
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng bán lẻ của NHTM
3.2.1. Nhân tố từ ngân hàng
– Chính sách tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động bao trùm của ngân hàng, với tầm quan trọng và quy mô lớn hoạt động này được thực hiện theo một chính sách rõ ràng được xây dựng và hồn thiện qua năm đó là chính sách tín dụng.
Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho các tín dụng và các nhân viên ngân hàng. Tăng cường chuyên mơn hóa trong phân tích tín dụng tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.
– Công tác thẩm định cho vay
Thẩm định là việc xem xét một cách khách quan, toàn diện nhưng nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới phương án xin vay vốn. Mục tiêu của thẩm địnhlà xác định rủi ro và đưa ra các biện pháp hạn chế rủi ro. Nội dung của thẩm định là thu thập và phân tích thơng tin xác định uy tín, tư cách pháp lý, sức mạnh tài chính, khả năng thanh tốn của người vay, tính khả thi của dự án…Thẩm định là cơ sở để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay hay không. Trong nhiều trường hợp đồng ý cho vay nhưng thấy phương án của khách hàng chưa hợp lý ngân hàng có thể tham gia góp ý cho khách
hàng hồn thiện sau đó xác định số tiền vay, thời gian vay và mức thu nợ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sử dụng vốn vay hiệu quả làm tiền đề cho việc thu hồi cả vốn lẫn lãi đúng hạn của ngân hàng. Do vậy, thẩm định được coi là một trong những khâu quan trọng nhất quyết định đến chất lượng của mỗi khoản cho vay.
– Chất lượng thông tin
Thông tin về khách hàng là cơ sở để ngân hàng ra quyết định cho vay thơng qua thẩm định. Vì vậy, thơng tin đầy đủ, chính xác kịp thời giúp ngân hàng đưa ra quyết định cho vay đúng đắn, có hiệu quả. Ngược lại, thiếu thơng tin hoặc thơng tin sai lệch trong thẩm đinh và xét duyệt cho vay co thể dẫn đến việc ngân hàng có những quyết định sai lầm.
Ngân hàng quan tâm đến thông tin liên quan đến sự biến đổi của mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội, của đối thủ cạnh tranh và đặc biệt là thông tin về khách hàng. Trên cơ sở những thơng tin có được, ngân hàng có thể nắm bắt, dự đốn được nhũng việc sẽ xảy ra, từ đó chủ động đề ra các phương án đúng đắn, phù hợp trong hoạt động kinh doanh của mình.
3.2.2. Nhân tố từ khách hàng
Năng lực của doanh nghiệp quyết định đến hiệu qủa cho vay của ngân hàng. Năng lực của doanh nghiệp gồm ;
+ Năng lực tài chính : Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở khối lượng vốn tự có, tỷ trọng vốn tự có trên tổng nguồn vốn, ở tính lỏng của tài sản, ở khả năng thanh toán nhanh, thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp.
+ Năng lực quản lý : Năng lực quản lý thể hiện ở sự gọn nhẹ, linh hoạt, năng động của bộ máy tổ chức doanh nghiệp, ở khả năng thích nghi của bộ máy quản lý với sự biến động của cơ chế thị trường, năng lực quản lý còn thể hiện ở trình độ, khả năng của đội ngũ giám đốc, cán bộ, nhân viên trong vai trò quản lý doanh nghiệp. Khi năng lực quản lý của doanh nghiệp tốt hoạt động sản xuất sẽ diễn ra trôi chảy, phương án sản xuất kinh doanh sẽ có tính khả thi cao, hiệu quả kinh doanh cao nên khả năng trả nợ của doanh nghiệp được đảm bảo làm cho hiệu quả cho vay của ngân hàngđược nâng
+ Năng lực kinh doanh : Năng lực kinh doanh là khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Năng lực kinh doanh tốt khả năng tạo lợi nhuận cao và ngược
lại. Do doanh nghiệp và ngân hàng có mối quan hệ qua lại thơng qua các mối quan hệ tín dụng nên ngân hàng cần quan tâm đúng mức đến năng lực kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo khả năng thu hồi nợ đúng hạn tránh gặp phải các khoản nợ xấu.
+ Đạo đức của khách hàng: Rủi ro đạo đức là rủi ro xảy ra khi khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích như đã cam kết với ngân hàng. Khách hàng là người có quyền chủ động sử dụng khoản vốn vay. Có nhiều khách hàng lập kế hoạch để lừa ngân hàng, họ lập phương án giả rất khả thi để vay vốn rồi họ không dùng vào việc sản xuất kinh doanh mà dùng vào những mục đích khác gây ra những hậu quả khôn lường.
3.2.3. Nhân tố khách quan
– Tác động của nền kinh tế
Một nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định sẽ làm giá cả luôn giữ ở mức ổn định, tình trạng lạm phát ở mức thấp tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại mở rộng quy mơ hoạt động của mình và tránh được những thiệt hại cho ngân hàng do sự mất giá của đồng tiền, từ đó hiệu quả cho vay của ngân hàng có cơ hội thuận lợi để được nâng cao.
Một trong những nhân tố có tác động lớn tới hiệu quả tín dụng là chu kỳ phát triển kinh tế. Trong thời kỳ kinh tế phát triển hưng thịnh sẽ có nhiều cơ hội làm ăn cho các nhà đầu tư, sản xuất kinh doanh được mở rộng, lợi nhuận các thành phần kinh tế trong xã hội thu được tăng cao. Từ đó, nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng sẽ tăng. Điều này tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng cho vay và hiệu quả tín dụng được tăng lên. Ngược lại, trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, quy mơ sản xuất thu hẹp, thua lỗ kéo dài dẫn đến các khách hàng của ngân hàng khó khăn trong việc trả nợ, hiệu quả tín dụng bị giảm sút.
– Chính sách điều tiết và quản lý của NHTW
Sự điều tiết của NHTW trực tiếp hay gián tiếp đều có những tác động tới hoạt động tín dụng của ngân hàng. NHTW có thể can thiệp chỉ đạo trực tiếp thông qua các công văn gửi cho các Ngân hàng thương mại hoặc sử dụng các công cụ điều tiết gián tiếp như lãi suất, dự trữ bắt buộc,… Có thể nói chính sách quản lý của Ngân hàng Nhà
nuớc thường có xu hướng kìm giữ sự phát triển tín dụng của các ngân hàng thương mại do lo ngại những rủi ro có thể gặp phải nếu tín dụng tăng trưởng q nóng.
– Ðịa bàn hoạt động
Mặc dù hiện nay địa bàn hoạt động của các ngân hàng chỉ mang tính tương đối nhưng trong phạm vi một chi nhánh thì nó vẫn có những tác động nhất định tới hoạt động tín dụng. Một ngân hàng hoạt động trong một thành phố lớn hoặc một khu kinh tế phát triển sẽ có điều kiện mở rộng tín dụng thuận lợi hơn nhiều so với ngân hàng hoạt động tại các vùng nông thôn hay vùng sâu vùng xa. Ngân hàng hoạt động trên địa bàn có dân cư đơng đúc cũng sẽ có lợi thế hơn so với ngân hàng có địa bàn hoạt động dân cư thưa thớt.
– Yếu tố cạnh tranh
Trong kinh tế thị trường, cạnh tranh là tất yếu. Trong hoạt động tài chính ngân hàng, sự cạnh tranh diễn ra cực kỳ mạnh mẽ, cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các ngân hàng khác nhau mà còn diễn ra ngay với những chi nhánh của cùng một hệ thống ngân hàng. Cạnh tranh có ý nghĩa tích cực là góp phần làm cho các ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và đem lại lợi ích tốt hơn cho người tiêu dùng sản phẩm dịch vụ đó.
– Mơi trường xã hội
Quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở tín nhiệm là chủ yếu. Vì vậy, sự tín nhiệm là cầu nối của mối quan hệ ngân hàng và khách hàng. Uy tín của ngân hàng trên thị trường tiền tệ cao sẽ thu hút được nhiều khách hàng, ngược lại khách hàng có uy tín, được ngân hàng tín nhiệm tạo thuận lợi trong việc cấp tín dụng.
Trong xã hội có nhiều truyền thống tốt đẹp, ít tệ nạn xã hội như lừa đảo, làm ăn phi pháp cũng góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng.
– Tình hình chính trị
Một quốc gia có sự ổn định về chính trị, khơng có chiến tranh thì đây là mơi trường thuận lợi và yên tâm cho các nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngồi. Chính trị ổn định thì nền kinh tế mới phát triển, bất cứ sự biến động nào về chính trị cũng dẫn tới xáo động lớn cho toàn bộ nền kinh tế. Riêng đối với ngân hàng nó có ảnh hưởng trực tiếp tới việc huy động vốn, tới hiệu quả tín dụng.
– Những nhân tố bất khả kháng
Khách hàng của ngân hàng có thể phải đối mặt với những nhân tố bất khả kháng như: thiên tai, chiến tranh, hoả hoạn, dịch bệnh,… Những thay đổi này có thể tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho họ. Nếu khó khăn, trong một số trường hợp, khách hàng bị tổn thất nhưng vẫn có thể hồn trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Tuy vậy, thường là tác động của những nhân tố bất khả kháng như trên tác động tới người vay rất nặng nề, họ thường tổn thất lớn, và khả năng trả nợ ngân hàng bị suy giảm, thậm chí khơng cịn khả năng trả nợ. Các nhân tố này được gọi là những nhân tố bất khả kháng vì chúng thường vượt quá tầm kiểm soát của cả ngân hàng và khách hàng.