5.1.1. MỤC ĐÍCH
Ngành công nghiệp hóa dầu nói chung rất độc hại, vì vậy trong quá trình sản xuất có nhiều yếu tố gây ảnh hởng đến sức khoẻ con ngƣời và môi trƣờng xung quanh. Vì vậy an toàn lao động gồm những mục đích sau :
Bảo đảm an toàn cho ngƣời lao động . Bảo vệ sức khoẻ cho ngƣời lao động .
Bồi dƣỡng hồi phục kịp thời và duy trì sức khoẻ ngƣời lao động .
5.1.2. Ý NGHĨA
Góp phần tích cực vào việc củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN, mọi ngƣời lao động đều có điều kiện phát huy tốt quyền làm chủ của mình .
Ngƣời lao động có môi trƣờng làm việc tốt, sản xuất đạt hiệu quả cao, hạn chế ngăn ngừa gây tai nạn, máy móc đƣợc đảm bảo hiện đại, hệ thống phòng cháy chữa cháy luôn luôn ở trạng thái hoạt động .
Giảm thiểu độc hại cho môi trƣờng, tránh những tai nạn rủi ro cho ngƣời lao động cũng nhƣ cho ngƣờii dân ở những vùng lân cận, tránh những vụ cháy nổ gây thiệt hại lớn cho ngƣời và xã hội .
5.1.3. CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO DỘNG 5.1.3.1. An toàn khi sử dụng máy móc thiết bị 5.1.3.1. An toàn khi sử dụng máy móc thiết bị
Ngƣời vận hành phải nắm rõ đƣợc các yêu cầu kỹ thuật, nguyên lý làm việc của thiết bị.
Cơ cấu điều khiển phải phù hợp với tầm vóc ngƣời sử dụng, tầm tay, chiều dài chân, phạm vi nhìn,…
Có cơ cấu che chắn và cơ cấu bảo vệ nhằm cách ly công nhân ra khỏi vùng nguy hiểm để đảm bảo an toàn trong sản xuất.
Có cơ cấu phòng ngừa nhằm để đề phòng sự cố của thiết bị có liên quan đến điều kiện an toàn của công nhân, của toàn phân xƣởng.
Có hệ thống đèn tín hiệu an toàn.
Kiểm tra độ an toàn của máy móc trớc khi sử dụng.
Đảm bảo hệ thống chiếu sáng và thông gió tự nhiên trong qúa trình làm việc.
5.1.3.2. An toàn điện
An toàn điện là một trong những vấn đề quan trọng của công tác an toàn. Nếu thiếu hiểu biết về điện, không tuân theo những quy tắc về kỹ thuật sẽ gây ra tai nạn đáng tiếc... nhất là điện rất khó phát hiện bằng giác quan mà chỉ có thể biết khi tiếp xúc với phần tử mang điện. Chính vì lẽ đó an toàn điện luôn đƣợc đặt lên hàng đầu trong các phân xƣởng.
Một số yêu cầu cơ bản về thiết bị điện:
Dây dẫn điện trong nhà máy phải đƣợc bọc bằng vỏ cao su hay có thể lồng vào ống kim loại để tránh bị dập, đánh tia lửa điện.
Ở trạm điện phải có rờ le tự ngắt khi gặp sự cố về điện.
Cầu dao phải lắp ráp sao cho dễ điều khiển, có thể đóng ngắt ở nhiều vị trí trong phân xƣởng.
5.1.3.3. An toàn trong phòng chống cháy nổ
Các công nhân viên trong phân xƣởng phải đƣợc học đầy đủ các nội quy an toàn về phòng chống cháy nổ, cũng nh các biện pháp chữa cháy khi có sự cố xảy ra. Ngoài việc bồi dƣỡng, nâng cao hiểu biết nhận thức cho công nhân thì phân xƣởng phải đƣợc trang bị đầy đủ các thiết bị nh bình chữa cháy tại chỗ, phòng cứu hỏa, các thiết bị chống tĩnh điện, chống sét, giàn làm mát vào mùa hè..., quần áo bảo hộ lao động.
Đƣờng và đờng đi qua khi qui hoạch mặt bằng xí nghiệp phải tạo cho xe chữa cháy đến đƣợc bất kỳ ngôi nhà nào về cả hai phía.
5.1.3.4. Một số biện pháp an toàn về độc hại
Phân xƣởng phải có hệ thống thông gió, chiếu sáng tự nhiên đảm bảo trong quá trình làm việc tốt.
Các hệ thống bể chứa, đờng ống dẫn đảm bảo kín, không bị rò rỉ, bay hơi. Dùng mặt nạ phòng độc khi thao tác trong bể chứa, có quần áo và dụng cụ bảo hộ đầy đủ.
Hạn chế tối đa sự tiếp xúc của con ngƣời khi tiếp xúc với hóa chất độc hại. Phân xƣởng đƣợc tự động hóa cao.
Vệ sinh cơ thể sau khi rời nơi làm việc. Có các chế độ bồi dƣỡng cho công nhân đƣợc đầy đủ, thƣờng xuyên.
5.1.3.5. Công tác giáo dục tƣ tƣởng
Công tác bảo hộ lao động mang tính chất quần chúng, vì vậy công tác này phần lớn là do quần chúng tự giác thực hiện. Phân xƣởng phải thƣờng xuyên giáo dục để mọi ngƣời thấm nhuần các nội quy của nhà máy về công tác bảo hộ lao động, đồng thời thƣờng xuyên kiểm tra thực hiện quy định, an toàn khi thao tác, kịp thời giải quyết các sự cố xảy ra.
Có bồi dƣỡng cho công nhân làm việc ca đêm và chi phí y tế cũng nhƣ nhu cầu dinh dƣỡng về độc hại cho công nhân.
5.2. CÔNG TÁC VỆ SINH LAO ĐỘNG
5.2.1. VỆ SINH ĐỐI VỚI MẶT BẰNG NHÀ MÁY
Mặt bằng của nhà máy phải đảm bảo điều kiện thải các chất độc thuận lợi nh vậy thì mặt bằng phải đủ cao mới tiêu nƣớc dễ dàng và tránh hiện tƣợng ngấm nớc từ ngoài vào.
Mặt bằng phải chú ý đến hƣớng gió và hứng mặt trời.
Các bộ phận sản xuất có bụi, khí độc, có tiếng ồn cần bố trí cuối hƣớng gió.
Bố trí hớng nhà máy theo hớng mặt trời sao cho chống nắng tốt nhng điều kiện chiếu sáng tự nhiên là tốt nhất.
Khi xây dựng nhà máy kiểu chữ U hay chữ E thì khoảng cách giữa các nhánh nhà sẽ bằng 1/2 tổng chiều cao nhng không đƣợc dới 15 m, B>15 m.
5.2.2. HỆ THỐNG THÔNG GIÓ
Trong quá trình vận hành máy móc, có các quá trình gia nhiệt phát nhiệt, có các hơi khí độc hại do đó cần có các biện pháp thông gió cho từng công trình .
Giải pháp thiết kế kiến trúc để tăng hiệu quả thông gió tự nhiên cho phân xƣởng sản xuất nhƣ :
Chọn hình thức mái phù hợp .
Thiết kế nhà hai tầng có cánh cửa mái ở trên .
Các đờng ống dẫn nhiệt cho đi ở ngoài phân xƣởng sản xuất .
5.2.3. HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
Cần đảm bảo yếu tố sáng tự nhiên và nhân tạo để tạo điều kiện cho công nhân làm việc đƣợc thoải mái và năng suất cao, chính xác, tránh đƣợc bệnh nghề nghiệp. Khi làm việc ca đêm cần phải đảm bảo ánh sáng cho phân xƣởng.
5.2.4. HỆ THỐNG VỆ SINH CÁ NHÂN
Phân xƣởng phải có khu vệ sinh riêng, phải có phòng thay quần áo ,tắm rửa, vệ sinh đảm bảo sức khoẻ cho công nhân sản xuất.
Nhƣ vậy để nâng cao năng suất lao động đem lại hiệu quả kinh tế cho xã hội cần phải chăm lo đến cuộc sông sức khoẻ và nhu cầu của ngƣời lao động. Điều kiện làm việc thoải mái, sức khoẻ đảm bảo sẽ giúp cho mọi ngƣời hăng hái trong lao động sản xuất.
KẾT LUẬN
Trong thời gian làm đồ án, dƣới sự hƣớng dẫn nhiệt tình của cô Phạm Hoàng Ái Lệ, cùng sự cố gắng của bản thân em đã hoàn thành đồ án nhƣ nhiệm vụ đề ra.
Lý thuyết:
Phần tổng quan đƣa ra một số tính chất của NH3 cần thiết cho tính toán công nghệ.
Tìm hiểu các công nghệ sản xuất Amoniac khác nhau của các hãng trên thế giới.
Tìm hiểu về Amoniac và ứng dụng của Amoniac trong công nghiệp cũng nhƣ dân dụng.
Tính toán:
Mô phỏng đƣợc quy trình sản xuất NH3 trên phần mềm mô phỏng Hysys Tính toán đƣợc cân bằng vật chất, cân bằng nhiệt lƣợng, tính chất và kích
thƣớc cơ bản của thiết bị phản ứng
Phần thiết kế xây dựng đã chọn đƣợc địa điểm xây dựng nhà máy sản xuất NH3,
Phần an toàn đã nêu ra những nguyên nhân và biện pháp phòng chống tai nạn trong quá trình sản xuất.
Tuy nhiên với lƣợng kiến thức còn hạn chế nên đồ án của em không tránh khỏi nhiều thiếu sót vì vậy em rất mong đƣợc sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo để em hoàn thiện hơn kiến thức của mình.
KIẾN NGHỊ
Để quá trình tổng hợp amoniac đạt kết quả tốt nhất cần khảo sát đƣợc khoảng điều kiện tốt nhất của từng cụm thiết bị, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng, tác động đến hiệu suất quá trình cũng nhƣ tối ƣu hóa dây chuyền sản xuất amoniac.
Đồ án đã xây dựng đƣợc mô hình mô phỏng toàn phân xƣởng ammonia và đánh giá sơ bộ về các thiết bị và thành phần, tính chất của các dòng công nghệ trong phân xƣởng. Tuy nhiên, mô hình mô phỏng và đánh giá chỉ mới thực hiện mô phỏng tĩnh toàn hệ thống, đƣa ra những dữ liệu của quá trình tại một thời điểm nhất định. Để chi tiết hơn và đánh giá đƣợc sự thay đổi các thông số công nghệ theo thời gian thì cần tiến hành mô phỏng động toàn hệ thống để thu kết quả chính xác hơn. Vì vậy, cần nghiên cứu mô phỏng động cho các thiết bị quan trọng, cho một phần hoặc cho toàn bộ phân xƣởng amoniac cần đƣợc tiếp tục thực hiện từ những kết quả mô phỏng tĩnh đã đạt đƣợc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền - Giáo trình chế biến khí tự nhiên và khí đồng hành - NXB khoa học kĩ thuật - 2002.
[2]. Lê Mậu Quyền - Hoá học vô cơ, tập hai - NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp.
[3]. Lê Thị Tuyết - Công nghệ sản xuất các hợp chất Nitơ - Trƣờng ĐHBK Hà Nội - 2000.
[4]. Võ Văn Ban, Vũ Bá Minh, “Quá trình và thiết bị công nghệ hoá học”, truyền khối (tập 3) – Trƣờng Đại Học Bách Khoa TP.HCM.
[5]. Phạm Văn Bôn, Vũ Bá Minh, Hoàng Minh Nam, “Quá trình và thiết bị công nghệ hoá học”, Ví dụ và bài tập (tập 10) - Trƣờng Đại Học Bách Khoa TP.HCM.
[6] . “Sổ tay tóm tắt các đại lương hóa lý” -Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội [7] . Trần Xoa, Nguyễn Trọng Khuông,“Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hoá
chất tập 1” – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
[8] . Trần Xoa, Nguyễn Trọng Khuông, Phạm Xuân Toản, “Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất tập 2”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
[9] . Hồ Lê Viên, “Thiết kế và tính toán các chi tiết thiết bị hoá chất”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội 1978.
[10]. Trần Bá Lân, “ Bảng tra cứu Quá trình thiết bị cơ học, truyền nhiệt-truyền khối”, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP.HCM.
[11]. Handbook of Petrochemicals and Processes.
[12]. PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền – Mô phỏng công nghệ hóa học - NXB khoa học kĩ thuật - 2002