Định nghĩa kế toán quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố thuộc nội dung kế toán quản trị tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 33)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LÝ THUYẾT NỀN

2.1 Tổng quan về kế toán quản trị

2.1.2 Định nghĩa kế toán quản trị

Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, kế tốn góp phần quan trọng trong cơng tác quản lý các hoạt động kinh tế, tài chính,.. để đáp ứng cơng tác quản lý ngày càng đa dạng, phức tạp và đối tượng sử dụng thơng tin đa dạng địi hỏi kế toán ngày cảng phát triển và ra đời hai loại kế toán khác nhau, cụ thể là kế tốn tài chính và kế tốn quản trị. Kế tốn tài chính cung cấp các thơng tin cho các đối tượng bên ngồi tổ chức. Kế tốn quản trị cung cấp thơng tin cho các đối tượng bên trong tổ chức như nhà điều hành các hoạt động kinh doanh của doanh nhiệp.

Theo Ronald W.Hilton, giáo sư đại học Cornell (Mỹ): “Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống thông tin quản trị trong một tổ chức mà nhà quản trị dựa vào đó để hoạch định và kiểm soát hoạt động của tổ chức

Theo Ray H.Garrison: “Kế tốn quản trịcó liên hệ với việc cung cấp tài liệu cho các nhà quản lý là những người bên trong tổ chức kinh tế và có trách nhiệm trong việc điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức”

Theo các giáo sư đại học South Florida là Jack L.Smith, Robert M. Keith

và William L.Stephens: “Kế toán quản trị là một hệ thống kế toán cung cấp cho

các nhà quản trị những thông tin định lượng mà họ cần để hoạch định và kiểm soát” Khái niệm kế toán quản trị theo Luật Kế Tốn Việt Nam (2003) và Thơng tư 53/2006/TT-BTC ngày 12/6/2006 của Bộ tài chính là: "Kế tốn quản trị là việc thu

thập, xử lý, phân tích và cung cấp thơng tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế tốn”

Theo tác giả Phạm Thị Tuyết Minh (2015), Kế toán quản trị là một trong hai nội dung chính của cơng tác kế tốn, là q trình thu thập, xử lý thông tin về hoạt động kinh tế của doanh nghiệp được thể hiện thông qua hệ thống báo biểu, phù hợp với nhu cầu thông tin của việc ra quyết định điều hành của các cấp quản trị khác nhau trong doanh nghiệp. Các thơng tin này được lập nhanh chóng, chi tiết theo yêu cầu quản lý nhằm trợ giúp cho các nhà quản lý ra quyết định, là phương tiện để kiểm sốt tình hình tài chính, thực hiện quản lý trong doanh nghiệp

Mặc dù có rất nhiều định nghĩa kế tốn quản trị nhưng hầu hết các quan điểm đều cho rằng kế toán quản trị là việc thu thập xử lý phân tích và cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ trong việc hoạch định, kiểm soát và ra các quyết định trong nội bộ doanh nghiệp

2.1.3 Vai trị kế tốn quản trị

Thơng tin kế tốn quản trị có vai trị chủ đạo và chi phối tồn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Do vậy, trách nhiệm của nhà quản trị là điều hành quản lý hoạt động mà các hoạt động quản lý được tiến hành liên tục từ khâu lập kế hoạch cho đến khâu tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá rồi quay lại khâu lập kế hoạch cho các kỳ sau.

Các chức năng cơ bản của kế toán quản trị là lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và ra quyết định để thực hiện tốt các chức năng. Nhà quản trị rất cần các thông tin do kế toán quản trị cung cấp. Ở mỗi khâu của quá trình ra quyết định. KTQT thể hiện rõ vai trị trong việc cung cấp thơng tin.

Chức năng lập kế hoạch nhà quản trị cần xây dựng các mục tiêu chiến lược

cho doanh nghiệp và đề ra các bước thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đó. Lập kế hoạch được xem là chức năng quan trọng trong quản lý của doanh nghiệp. Xây

dựng kế hoạch phù hợp với các mục tiêu tương lai là vấn đề hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Để có thể cung cấp kịp thời thơng tin cho q trình lập kế hoạch và dự tốn ngân sách thì cơ sở để dựa vào là những thông tin hợp lý và có cơ sở chắc chắn mà những thơng tin này do KTQT cung cấp.

Chức năng tổ chức thực hiện, các nhà quản lý cần liên kết hiệu quả giữa

các nguồn lực hiện tại với tổ chức con người trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Chức năng này được thể hiện bằng việc bố trí những công việc của từng nhân viên, quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên trong phòng ban. Để chức năng này được quản lý tốt nhà quản lý rất cần thơng tin của KTQT. Trong những tình huống khác nhau thì KTQT sẽ cung cấp thơng tin và phương án giải quyết khác nhau để nhà quản lý lựa chọn nhằm ra quyết định đúng đắn trong quá trình tổ chức, điều hành doanh nghiệp.

Chức năng kiểm tra và đánh giá, các nhà quản lý cần thực hiện so sánh số

liệu lập dự toán với số liệu thực tế, qua đó phát hiện chênh lệch giữa số liệu kế hoạch với số liệu thực tế và tìm ra các giải pháp thay thế, điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp. KTQT hỗ trợ nhà quản trị ra các báo cáo có dạng so sánh vì vậy nhà quản trị có thể kiểm tra đánh giá các công việc đã thực hiện trong lĩnh vực mình quản lý để kịp thời điều chỉnh nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Chức năng ra quyết định không phải là chức năng độc lập của nhà quản lý

mà được thực hiện bởi sự kết hợp với ba chức năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá. Nó được thực hiện trong tồn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Chức năng ra quyết định yêu cầu các nhà quản lý cần lựa chọn một giải pháp hợp lý trong số các phương án đưa ra. KTQT cần cung cấp thông tin, soạn thảo các báo cáo, thực hiện phân tích số liệu, thơng tin thích hợp giữa các phương án để tư vấn cho các nhà quản trị lựa chọn phương án, quyết định phù hợp và tối ưu nhất. KTQT khơng chỉ cung cấp thơng tin thích hợp cho nhà quản lý trong q trình ra quyết định mà cịn cung cấp thơng tin trong các tình huống khác nhau của việc vận dụng các kỹ thuật phân tích để nhà quản lý có cơ sở chắc chắn trong việc lựa chọn và ra các quyết định kinh doanh thích hợp với điều kiện hiện có của doanh nghiệp.

2.2 Tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Nắm rõ ý nghĩa về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Do vậy, một trong những cơng cụ có thể giúp nhà quản trị phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh đồng thời đánh giá năng lực quản lý của tồn thể nhân viên và tình trạng sử dụng các tài sản như thế nào? Một trong những công cụ đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh hiệu quả là thông qua các chỉ số tài chính, phi tài chính để đo lường các chỉ tiêu trên. Nếu nhà quản trị áp dụng tốt các công cụ đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh có thể giúp doanh nghiệp tìm ra xu hướng phát triển mới cũng như giúp các nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm tra tình hình sức khỏe của doanh nghiệp.

2.2.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh

Hiệu quả hoạt động kinh doanh có thể được xem như là một thước đo chủ quan về cách cơng ty có thể sử dụng tài sản của mình từ hoạt động kinh doanh để tạo ra doanh thu. Hiệu quả hoạt động kinh doanh được sử dụng như một thước đo chung về tình hình sức khỏe tài chính tổng thể của một cơng ty trong một khoảng thời gian nhất định, và có thể được sử dụng để so sánh các công ty tương tự trên cùng ngành hoặc để so sánh các ngành hoặc lĩnh vực trong tổng hợp. Khái niệm đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh chỉ ra rằng nhân viên có thể tăng giá trị, tăng quy mơ dịng tiền trong tương lai của công ty bằng cách đẩy nhanh việc nhận các luồng tiền đó hoặc bằng cách làm cho chúng chắc chắn hơn hoặc ít rủi ro hơn

Có nhiều cách khác nhau để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh nhưng tất cả các biện pháp cần được thực hiện trong tập hợp. Một số chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ quản lý tài sản, tỷ suất sinh lời, chỉ số đòn bẩy và tỷ lệ giá trị thị trường.

Carreta và Farina (2010) cho rằng việc sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính vẫn có thể được chứng minh vì nó phản ánh những gì các nhà quản lý thực sự coi là hiệu quả và thậm chí nếu đây là một hỗn hợp các chỉ số khác nhau như lợi nhuận kế toán, năng suất và dòng tiền. Hiệu quả hoạt động kinh doanh được xác định bởi các

chỉ số như lợi nhuận hoạt động kinh doanh, doanh thu, chi phí, ngân sách hoặc các chỉ số trên thị trường chứng khốn (ví dụ: giá cổ phiếu). Các chỉ số đại diện cho hiệu quả hoạt động kinh doanh bao gồm thước đo kế toán về hiệu suất; lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên tài sản (ROA).

2.2.2 Hiệu suất hoạt động

Hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp được đo lường qua các chỉ số hoạt động như số vòng quay hàng tồn kho, số vòng quay nợ phải thu, số vòng quay vốn lưu động, số vòng quay tài sản,…Qua các chỉ số hoạt động các nhà quản trị có thể xem xét đánh giá doanh nghiệp mình thời gian qua đã sử dụng tài sản hiệu quả hay khơng? Bên cạnh đó các hệ số hoạt động có thể hỗ trợ nhà quản trị xác định tốc độ chuyển hóa các tài sản của mình để tạo ra lượng tiền mặt khi có nhu cầu phát sinh.

2.3 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo Maladzhi (2012) SMEs được viết tắt cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, và khơng có định nghĩa chung, nó thay đổi từ quy mô, loại hình kinh doanh, số lượng tài sản, doanh thu và số lượng nhân viên. SMEs quốc tế được xác định bởi doanh thu hàng năm và số lượng nhân viên tồn thời gian trong cơng ty (Wolmarans & Meintjes, 2015).

Theo Maphiri (2015) ở các nước đang phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu được mơ tả là doanh nghiệp một người, trong đó nhân viên làm việc có thể là thành viên trong gia đình và thường khơng được trả lương.

Theo Modimogale và Kroeze (2009) xác định các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) là các doanh nghiệp sử dụng nhân viên từ 150 người trở xuống và không phải là công ty con của một công ty đại chúng.

Ở Nam Phi, các doanh nghiệp nhỏ và vừa được định nghĩa là các thực thể kinh doanh riêng biệt; bao gồm các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ được quản lý bởi một hoặc nhiều chủ sở hữu bao gồm các chi nhánh hoặc công ty con (Aminu & Shariff, 2015).

Hiện nay chưa có sự thống nhất chung về khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định dựa trên các tiêu chí khác nhau theo từng khu vực, từng quốc gia như quy mô doanh nghiệp, cấu trúc sở hữu vốn, số năm thành lập, số lượng nhân viên, doanh thu hoạt động, tài sản,..

Ở Việt Nam, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 doanh nghiệp nhỏ và vừa được chia theo ngành kinh doanh bao gồm: Nông, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp và xây dựng, thương mại và dịch vụ. Bên cạnh đó tiêu thức chủ yếu để phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa là số lao động và số vốn sở hữu của doanh nghiệp. Tuy nhiên đến thời điểm tháng 03 năm 2018 nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 03 năm 2018 được ban hành quy định chi tiết một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghị định này quy định chi tiết các tiêu chí để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại điều 6 đến điều 11 chương 2 nhằm xác định các tiêu chí về số lượng nhân viên tham gia bảo hiểm xã hội, lĩnh vực hoạt động kinh doanh, tổng tài sản, tổng nguốn vốn,..

2.4 Lý thuyết nền

Phần này tác giả chủ yếu trình bày về hai lý thuyết. Lý thuyết đầu tiên là lý thuyết dự phòng (Contingency Theory), lý thuyết thứ hai là lý thuyết tâm lý (Psychological theory)

2.4.1 Lý thuyết dự phòng (Contingency Theory)

2.4.1.1 Nội dung lý thuyết

Các nhà nghiên cứu lý thuyết tổ chức truyền thống tin rằng, có thể xác định được cấu trúc tối ưu cho tất cả các tổ chức. Tuy nhiên, trong thực tế, cơ cấu tổ chức có sự thay đổi dáng kể. Các nhà lý thuyết đương đại cho rằng, khơng có duy nhất một cơ cấu tổ chức tối ưu cho tất cả các tổ chức. Hiệu suất của một tổ chức phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức, sự thay đổi của môi trường, chiến lược, công nghệ, quy mô, văn hóa,…Các lý thuyết phù hợp giữa cơ cấu tổ chức và các biến theo ngữ cảnh, được gọi chung là lý thuyết dự phòng.

Theo lý thuyết dự phịng, kế tốn quản trị được xem là thành phần của cơ cấu tổ chức.Việc thông qua lý thuyết dự phịng để nghiên cứu kế tốn quản trị là quá trình điểu chỉnh sự phù hợp giữa kế toán quản trị cụ thể với các biến thay đổi trong một tổ chức

2.4.1.2 Áp dụng lý thuyết dự phòng vào việc vận dụng KTQT tác động

đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Lý thuyết dự phịng giải thích rằng kế tốn quản trị khơng có việc áp dụng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Về bản chất, mỗi doanh nghiệp có cơ cấu hoạt động khác nhau nên việc áp dụng kế toán quản trị khác nhau nhằm phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh riêng của doanh nghiệp. Trong trường hợp này lý thuyết dự phòng xem xét các nhân tố thuộc nội dung vận dụng kế tốn quản trị có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố được đánh giá cao trong lý thuyết là Vận dụng hệ thống KTQT chi phí, lập dự tốn ngân sách, vận dụng kỹ thuật phân tích thơng tin, phân tích chiến lược kinh doanh và đánh giá hiệu suất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố này đóng vai trị khá quan trọng trong quá trình điều hành và quản lý doanh nghiệp hiệu quả. Đồng thời hỗ trợ các nhà quản trị kiểm sốt chi phí mong muốn trong giai đoạn lập dự toán ngân sách và đưa ra các chỉ số báo hiệu cần thiết khi doanh nghiệp có thể trải qua các thay đổi tiêu cực như mùa vụ, khủng hoàng kinh tế,… và các tác động tiêu cực đến lưu chuyển dòng tiền và doanh thu của doanh nghiệp.

2.4.2 Lý thuyết tâm lý (Psychological theory)

2.4.2.1 Nội dung lý thuyết

Lý thuyết tâm lý đã được sử dụng trong nghiên cứu kế toán quản trị hơn 50 năm dựa vào mối quan hệ của con người và động lực nhóm để điểu tra bối cảnh xã hội của ngân sách. Lý thuyết tâm lý nhấn mạnh vai trò con người trong tổ chức. Quan điểm của nhóm này cho rằng, năng suất lao động không chỉ do yếu tố vật chất quyết định mà còn do nhu cầu tâm lý xã hội của con người. “Vấn đế của tổ chức là vấn đề con người”.

Lý thuyết tâm lý cho rằng trong quá trình làm việc, người lao động có mối quan hệ với nhau và với các nhà quản trị. Lý thuyết nhấn mạnh hiệu quả của nhà quản trị phụ thuộc vào việc giải thích các mối quan hệ này. Các tác giả về hành vi con người cho rằng, hoạt động của con người phụ thuộc nhiều vào yếu tố tâm lý xã hội. Chính các yếu tố này, tạo nên các quan hệ tốt đẹp trong q trình lao động, từ đó có thể đạt được hiệu quả cao trong quá trình làm việc. Bởi, con người là một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố thuộc nội dung kế toán quản trị tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)