CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thiết kế nghiên cứu
3.1.3 Mẫu khảo sát
Nghiên cứu được chọn mẫu theo phương pháp xác suất, nghĩa là tác giả ước lượng trước các đối tượng có thể tham gia vào mẫu. Nghiên cứu được khảo sát bằng cách gửi bảng câu hỏi trực tiếp cho các đối tượng khảo sát và gửi email khảo sát
thông qua công cụ Google document cho các đối tượng thuộc ban lãnh đạo doanh nghiệp, giám đốc tài chính, kế tốn trưởng hoặc các chun viên tài chính có quyền ra quyết định tài chính tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.
“Trong phân tích nhân tố khám phá EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào:
+ Kích thước tối thiểu
+ Số lượng biến đo lường đưa vào phân tích
Hair & Cộng sự (2006) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ biến quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 biến quan sát, tốt nhất là 10:1.” (Trích Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 415). Như vậy, Từ các yêu cầu trên tác giả suy ra số lượng mẫu tối thiểu trong nghiên cứu là 125 mẫu (25 x 5) dựa trên 25 biến quan sát đã được xây dựng
Để đạt được yêu cầu đã đặt ra về kích thước mẫu tối thiểu đồng thời đảm bảo kết quả nghiên cứu có thể đại diện cho tổng thể. Tác giả tiến hành gửi 250 bảng câu hỏi khảo sát đến các đối tượng là cấp lãnh đạo, giám đốc tài chính, kế tốn trưởng hoặc các chun viên kế tốn có quyền ra các quyết định tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
Kết quả khảo sát thu về 250 bảng câu hỏi và các câu hỏi này được tác giả làm sạch dữ liệu là loại bỏ các bảng câu hỏi có các câu trả lời khơng đạt u cầu như: Các câu trả lời được trả lời bởi các đối tượng mà doanh nghiệp mình khơng áp dụng kế tốn quản trị, các câu trả lời bỏ trống quá nhiều hoặc các câu trả lời được đánh nhất quán từ trên xuống dưới. Sau khi phân tích và loại bỏ các bảng câu hỏi khơng đạt yêu cầu tác giả thu về được 211 bảng câu hỏi đạt yêu cầu, mẫu hợp lệ trong nghiên cứu đáp ứng tỷ lệ từ 84,4% so với bảng câu hỏi được phát ra.