CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Từ dữ liệu thu thập được ở phương pháp định tính nhằm đo lường mức độ tác động của các nhân tố thuộc nội dung kế toán quản trị đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu, kiểm định độ tin cậy của mơ hình, phân tích hồi quy đa biến bằng bảng câu hỏi khảo sát (Xem phụ lục 2)
Bảng câu hỏi khảo sát được gửi trực tiếp đến các doanh nghiệp và gửi qua email thu thập khảo sát bằng công cụ Google Documents. Đối tượng trả lời khảo sát bao gồm Ban lãnh đạo, giám đốc tài chính, kế tốn trưởng hoặc các chun viên kế tốn có quyền ra các quyết định tài chính tại các doanh nghiệp. Sau khi dữ liệu được thu thập bước đầu tiên tác giả tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng công cụ Cronbach’s Alpha, bước tiếp theo tác giả tiến hành phân tích các nhân tố khám phá EFA và kiểm định sự phù hợp của nhân tố thông qua giá trị KMO (Kaiser-Meyer-Olkin). Sau cùng phân tích hồi quy đa biến được thực hiện nhằm xác định mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc như thế nào
Xây dựng thang đo
Tác giả sử dụng các khái niệm trong nghiên cứu gồm: (1) Vận dụng hệ thống KTQT chi phí, (2) Lập dự toán ngân sách, (3) Vận dụng kỹ thuật phân tích thơng tin, (4) Phân tích chiến lược kinh doanh, (5) Đánh giá hiệu suất hoạt động, (6) Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 6 khái niệm này được tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để khảo sát cho toàn bộ nội dung khảo sát như sau: 1. Rất khơng đồng ý; 2. Khơng đồng ý; 3. Bình thường; 4. Đồng ý; 5. Rất đồng ý
Thang đo Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Trong nghiên cứu Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tác giả sử dụng 3 biến quan sát để đo lường và ký hiệu KQ1, KQ2, KQ3. Các thang đo này được kế thừa từ thang đo của tác giả Eugine Tafadzwa Maziriri, Miston Mapuranga (2017). Thang đo chính thức được điều chỉnh từ ý kiến của
nhóm chuyên gia phù hợp với đặc điểm kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
Bảng 3.1 Thang đo hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Ký hiệu Ký hiệu
biến quan sát Nội dung
KQ1 Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, ROE (Thu nhập rịng / Vốn chủ sở hữu bình qn)
KQ2 Lợi nhuận trên tài sản, ROA (Thu nhập rịng / Tổng tài sản)
KQ3 Cơng cụ địn bẩy tài chính cụ thể là vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ tác giả Eugine Tafadzwa Maziriri, Miston Mapuranga (2017) kết hợp khảo sát ý kiến chuyên gia)
Thang đo Vận dụng kế toán quản trị
Trong nghiên cứu thang đo Vận dụng kế toán quản trị được tác giả sử dụng 26 biến quan sát để đo lường và chia ra các nội dung như sau:
Nhân tố Vận dụng hệ thống KTQT chi phí (HTCP) được đo lường bằng 6 biến quan sát với ký hiệu từ HTCP1 đến HTCP6
Nhân tố Lập dự toán ngân sách (NS) được đo lường bằng 5 biến quan sát với ký hiệu từ NS1 đến NS5
Nhân tố Vận dụng kỹ thuật phân tích thơng tin trong việc ra quyết định (TT) được đo lường bằng 6 biến quan sát với ký hiệu từ TT1 đến TT6
Nhân tố Phân tích chiến lược (PTCL) được đo lường bằng 5 biến quan sát với ký hiệu từ PTCL1 đến PTCL5
Nhân tố Đánh giá hiệu suất hoạt động (ĐG) được đo lường bằng 4 biến quan sát với ký hiệu từ ĐG1 đến ĐG4
Tất cả các biến quan sát thuộc các nhân tố vận dụng kế toán quản trị được kỳ vọng có tác động cùng chiều [ký hiệu dấu cộng (+)] đến hiệu suất hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
Bảng 3.2 Thang đo các nhân tố thuộc nội dung kế toán quản trị Ký hiệu Ký hiệu
biến quan sát
Nội dung Nguồn vọng Kỳ
HTCP1 Theo dõi riêng chi phí biến đổi, chi phí cố định và chi phí tăng them
(**)
+
HTCP2 Hệ thống chi phí được theo dõi chung cho toàn bộ doanh nghiệp
(**)
+
HTCP3 Hệ thống chi phí được theo dõi cho từng phịng
ban hoặc nhiều phòng bantrong doanh nghiệp
(**)
+
HTCP4 Hệ thống chi phí được theo dõi bằng phương pháp kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC)
(**)
+
HTCP5 Hệ thống chi phí được theo dõi bằng phương pháp
chi phí mục tiêu
(**)
+
HTCP6 Hệ thống chi phí được theo dõi bằng phương pháp
Ký hiệu
ế Nội dung Nguồn Kỳ
NS1 Lập dự toán ngân sách cho kế hoạch ngắn hạn (**) +
NS2 Lập dự toán ngân sách cho kế hoạch dài hạn (kế
hoạch chiến lược) (**) +
NS3 Lập dự tốn ngân sách để kiểm sốt chi phí (**) +
NS4
Lập dự toán ngân sách dựa trên cơ sở hoạt động
(Ngân sách doanh thu, mua hàng, marketing, QLDN và NS tài chính,..)
(**) +
NS5 Lập dự tốn ngân sách linh hoạt (dự phịng) (**) +
TT1 Phân tích chi phí, sản lượng và lợi nhuận (Phân
tích điểm hịa vốn)cho các sản phẩm chính (**) +
TT2 Phân tích lợi nhuận trên từng sản phẩm (**) +
TT3 Phân tích lợi nhuận của từng khách hàng (**) +
TT4 Phân tích các khoản đầu tư lớn dựa trên thời gian
Ký hiệu
ế Nội dung Nguồn Kỳ
TT5 Phân tích rủi ro các dự án đầu tư lớn bằng cách
sử dụng các cơng cụ phân tích lợi nhuận (**) +
TT6 Phân tích độ nhạy cảm (khả năng biến động) của
các khoản đầu từ lớn (**) +
PTCL1 Phân tích tốc độ phát triển ngành (**) +
PTCL2 Phân tích lợi thế cạnh tranh (**) +
PTCL3 Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm (**) +
PTCL4 Phân tích vịng đời sản phẩm (**) +
PTCL5 Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ
cạnh tranh (**) +
ĐG1 Đo lường các thước đo tài chính tại doanh nghiệp (**) +
ĐG2
Đo lường các yếu tố phi tài chính liên quan đến khách hàng
(Các quy định, phúc lợi trong và sau khi bán hàng của doanh nghiệp)
Ký hiệu
ế Nội dung Nguồn Kỳ
ĐG3 Đo lường các yếu tố phi tài chính liên quan đến hoạt động và đổi mới (**) +
ĐG4 Đo lường các phúc lợi, chế độ dành cho người lao động (**) +
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ tác giả Eugine Tafadzwa Maziriri, Miston Mapuranga (2017) kết hợp khảo sát ý kiến chuyên gia)
(**): Eugine Tafadzwa Maziriri, Miston Mapuranga (2017) kết hợp khảo sát ý kiến chuyên gia
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Tổng quan chương này tác giả trình bày xác định khung lý thuyết nghiên cứu. Khung lý thuyết nghiên cứu được xây dựng từ cơ sở lý thuyết nền nhằm xác định khe hỏng nghiên cứu qua đó đề ra mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và xác định mơ hình nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong đề tài nhằm đo lường và đánh giá các khái niệm và kiểm định mơ hình nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu tổng hợp được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm phương pháp định lượng và phương pháp định tính.
Phương pháp định tính: Nhằm xây dựng thang đo chính thức từ kết quả thảo luận nhóm và gửi bảng câu hỏi khảo sát đến các chuyên gia
Phương pháp định lượng: Từ kết quả của nghiên cứu định tính tác giả xây dựng thang đo chính thức gồm 5 nhân tố thuộc nội dung kế toán quản trị bao gồm Vận dụng hệ thống KTQT chi phí, Lập dự tốn ngân sách, Kỹ thuật phân tích thơng tin trong việc ra quyết định, Phân tích chiến lược và Đánh giá hiệu suất hoạt động với 26 biến quan sát tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp