Nghiên cứu lý thuyết trước đây về TCVM trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của tín dụng đến thu nhập của người thụ hưởng trên địa bàn huyện củ chi của quỹ trợ vốn xã viên hợp tác xã tp hồ chí minh (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.4 Một số nghiên cứu lý thuyết trước đây về tác động của Tài Chính vi mô

2.4.2 Nghiên cứu lý thuyết trước đây về TCVM trên thế giới

Nhà kinh tế học Muhammad Yunus và Ngân hàng Grameen đã được trao giải Nobel Hịa bình năm 2006 vì cơng trình của họ để tạo ra sự phát triển kinh tế và xã hội. Mục tiêu của Ngân hàng Grameen kể từ khi thành lập năm 1983 là cấp cho người nghèo những khoản vay nhỏ với các điều khoản đơn giản – cái được gọi là tín dụng vi mơ - và Yunus là người sáng lập ngân hàng. Xuất phát từ khi Bangladesh bị nạn đói năm 1974, tác giả cảm thấy rằng mình phải làm một điều gì đó nhiều hơn cho người nghèo ngồi việc dạy học đơn giản. Ơng quyết định cho vay dài hạn cho những người muốn bắt đầu các doanh nghiệp nhỏ, hoặc các hộ gia đình tại làng Jorbra, Bangladesh nhằm khởi động các chương trình đem lại thu nhập giúp đở cho bản thân, gia đình và khởi nghiệp. Sáng kiến này đã được mở rộng trên quy mô lớn hơn thông qua Ngân hàng Grameen. Ơng nghĩ rằng, nghèo đói có nghĩa là bị tước đoạt mọi giá trị của con người. Ơng coi tín dụng vi mơ vừa là quyền của con người vừa là phương tiện hữu hiệu để thoát nghèo: Cho vay tiền nghèo với số tiền phù hợp với họ, dạy cho họ một vài nguyên tắc tài chính cơ bản và họ thường tự mình quản lý, tuyên bố Yunus (The Norwegian Nobel Institute, 2006).

lợi của các hộ gia đình bằng cách so sánh hai mơ hình, đó là mơ hình cơ bản chỉ có các NHTM truyền thống và mở rộng mơ hình với các NHTM kết hợp TCVM. Nghiên cứu đã tìm ra là TCVM có tác động nâng cao thu nhập, tăng tiêu dùng tất cả các hàng hóa của tất cả các hộ gia đình, tạo ra việc làm, giảm bất bình đẳng thu nhập và tăng cường an sinh xã hội. Điều này có nghĩa TCVM là một chiến lược phát triển hiệu quả và có ý nghĩa quan trọng trong chính sách xố đói giảm nghèo, phân phối thu nhập và đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (Mahjabeen, 2008).

Một nghiên cứu trước đây ở Philippin sử dụng phương pháp hồi quy OLS kết hợp phương pháp khác biệt kép (DID) để đánh giá tác động của TCVM tới các hộ gia đình ở nơng thơn Philippin. Nghiên cứu này tiến hành xem xét tác động của tín dụng tới các nhóm vấn đề của hộ như: phúc lợi, các giao dịch tài chính quan trọng khác của hộ, kinh doanh và việc làm, tài sản của hộ, đầu tư vốn nhân lực (giáo dục và sức khỏe),… Trong đó, các tác giả đánh giá tác động của tín dụng tới phúc lợi (đại diện cho mức sống) của hộ thông qua các biến: thu nhập bình quân đầu người, chi tiêu dùng bình quân đầu người, tiết kiệm bình quân đầu người và chi tiêu dùng thực phẩm bình quân đầu người. Kết quả cho thấy tín dụng có tác động tích cực tới mức sống của các hộ gia đình ở vùng nơng thơn ở Phillipin (Kondo, 2007).

Nghiên cứu về các tác động của TCVM đến cuộc sống của người nghèo ở nông thôn Trung Quốc. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp điều tra thực tế tại huyện nghèo, có chương trình tín dụng vi mơ đã hoạt động trong 7 năm. Nghiên cứu cho thấy rằng, tham gia chương trình có tác động tích cực đến cuộc sống của khách hàng vay, đặc biệt về an ninh kinh tế, người dân cảm thấy tự tin vào bản thân và nâng cao khả năng quản lý tài chính của chính họ. Nghiên cứu cho thấy thu nhập của người vay vốn tăng hơn ba lần so với những người khơng vay vốn từ chương trình TCVM và những người đi vay là người nghèo nhất thì tốc độ tăng của thu nhập nhanh hơn những người vay có điều kiện tương đối (Nichols, 2004).

Tóm lại, các nghiên cứu trên đã được thực hiện ở Việt Nam cũng như ở các

quốc gia khác nhau, vào những thời điểm khác nhau, với các bộ dữ liệu khác nhau cho những kết quả gần như nhau. Tuy các nghiên cứu này còn tùy thuộc vào đặc điểm dữ liệu mỗi quốc gia, thời điểm tiến hành nghiên cứu nhưng kết quả cho thấy tác động của tín dụng vi mô tới mức sống người nghèo là mạnh và rõ ràng giúp các hộ nghèo có được điều kiện thuận để tăng thu nhập và nâng cao mức sống. Hầu hết các nghiên cứu đều thống nhất và chỉ ra rằng các yếu tố như: tuổi tác, giới tính, trình độ; tình trạng nghèo, việc làm phi nơng nghiệp, diện tích đất sở hữu, yếu tố dân tộc, vùng miền sinh sống là những yếu tố có ảnh hưởng lớn tới mức sống của các hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của tín dụng đến thu nhập của người thụ hưởng trên địa bàn huyện củ chi của quỹ trợ vốn xã viên hợp tác xã tp hồ chí minh (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)