Dư nợ cho vay của Quỹ CCM-CC giai đoạn 2015– T5/2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của tín dụng đến thu nhập của người thụ hưởng trên địa bàn huyện củ chi của quỹ trợ vốn xã viên hợp tác xã tp hồ chí minh (Trang 54)

(Nguồn: báo cáo hoạt động Quỹ CCM)

4.1.2.6 Số lượng khách hàng

Kết quả hoạt động trong thời gian qua cho thấy Quỹ CCM-CC không ngừng phát triển về số lượng khách hàng, góp phần thu hút người lao động nhỏ lẻ vào THT, có thêm vốn để tổ chức sản xuất-kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần xóa bỏ nạn cho vay nặng lãi. Quỹ CCM trở thành một trong những tổ chức TCVM có quy mơ lớn của Tp. Hồ Chính Minh.

Trong thời gian qua, Quỹ CCM-CC rất quan tâm đến việc mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Số lượng khách hàng của Quỹ CCM-CC tăng ổn định qua các năm: Năm 2015, số lượng khách hàng đang sử dụng các sản phẩm của Quỹ CCM-CC là 11.870 khách hàng thì đến tháng 5 năm 2019 số khách đạt 12.710 khách hàng (xem biểu đồ 4.4).

Biểu đồ 4.4: Số lượng khách hàng của Quỹ CCM-CC giai đoạn 2015 – T5/2019

(Nguồn: báo cáo hoạt động Quỹ CCM)

Bên cạnh đó, số khách hàng mới sử dụng sản phẩm của CCM-CC có giảm qua các năm từ 2.549 khách hàng mới năm 2015 giảm còn 2.175 khách hàng mới năm 2018. Trong 5 tháng đầu năm 2019 số lượng khách hàng mới là 1.152 khách hàng.

(xem biểu đồ 4.5).

(Đvt: khách hàng)

Biểu đồ 4.5: Lượng khách hàng mới của Quỹ CCM-CC giai đoạn 2015 – T5/2019

4.1.2.7 Tỷ lệ nợ quá hạn

Xu hướng nợ quá hạn thấp được duy trì thấp trong những năm gần đây cho thấy sự nỗ lực của Quỹ CCM–CC trong việc đảm bảo các khoản vay được sử dụng hiệu quả và việc thu hồi các khoản nợ quá hạn vẫn được thực hiện tốt.

Bảng 4.2: Tỷ lệ nợ quá hạn (PAR) của Quỹ CCM -CC giai đoạn 2015 – T5/2019

(Đvt: tỷ lệ %) Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 T5/2019 PAR (%) 1,05 0,74 0,63 0,67 0,93

(Nguồn: báo cáo hoạt động Quỹ CCM)

Các rủi ro trong hoạt động của Quỹ CCM-CC đã được kiểm soát tốt. Các khoản cho vay tại Quỹ CCM-CC có tỷ lệ nợ quá hạn (PAR6) được duy trì ở mức thấp chỉ chiếm 0,93% tổng dư nợ cho vay tính đến tháng 05/2019 (xem bảng 4.2).

4.1.2.8 Hiệu quả xã hội của Quỹ trợ vốn xã viên HTX Tp. Hồ Chí Minh - Cung ứng các dịch vụ xã hội

Bênh cạnh các sản phẩm tài chính Quỹ CCM-CC cần phải tăng cường các hoạt động phi tài chính bao gồm: các hoạt động giáo dục về sức khỏe, vệ sinh, cách lập ngân sách và tiết kiệm; hỗ trợ tài chính cho khách hàng gặp khó khăn; trao tặng học bổng, xây nhà tình thương… Các hoạt động này càng đa dạng, càng có nhiều phương thức thực hiện linh hoạt thì càng phù hợp với đông đảo người dân nghèo, vốn có rất nhiều hồn cảnh đặc biệt khác nhau. Các chương trình này đã thể hiện sự quan tâm của Quỹ CCM-CC dành cho các khách hàng.

6

- Mức tiết kiệm tích lũy của khách hàng

Quỹ CCM-CC có số dư tiền tiết kiệm của khách hàng tăng trưởng nhanh và đều qua các năm, đặc biệt trong năm 2018 (tăng 13 tỷ đồng). Tính đến 31/05/2015, số dư tiền tiết kiệm của khách hàng là 77 tỷ đồng (xem biểu đồ 4.6).

(ĐVT: tỷ đồng)

Biểu đồ 4.6: Tiết kiệm khách hàng giai đoạn 2015– T5/2019

(Nguồn: báo cáo hoạt động Quỹ CCM).

4.2 Kết quả nghiên cứu

Nhằm đánh giá xem tín dụng có giúp nâng cao thu nhập của hộ nghèo và cận nghèo hay không, đề tài đã tiến hành xem xét tác động của tín dụng đối với thu nhập của người nghèo bằng phương pháp Khác biệt kép kết hợp hồi qui OLS. Kiểm định White cho thấy khơng có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và khơng có hiện tượng tự tương quan giữa các biến trong mơ hình.

Đầu tiên, tiến hành hồi qui mối quan hệ giữa thu nhập thực bình quân đầu người/tháng với tín dụng, thời gian và biến tương tác giữa tín dụng và thời gian. Kết quả mơ hình hồi qui 1 cho thấy tín dụng đã tác động làm tăng thu nhập bình

quân của các hộ. Nếu các yếu tố khác không đổi, với mức ý nghĩa 1%, việc vay vốn làm tăng thu nhập của hộ lên 88.223 đồng/người/tháng.

Tuy nhiên, ngồi tín dụng cịn có nhiều biến khác tác động đến thu nhập chính vì vậy sẽ khơng hợp lý nếu như khơng đưa thêm các biến này vào mơ hình. Khi đưa thêm các biến kiểm sốt khác vào kết quả hồi qui ở mơ hình hồi qui 2 cho thấy: với mức ý nghĩa 1%, tín dụng có tác động làm tăng thu nhập của hộ nghèo lên 46.016 đồng/người/tháng so với trường hợp khơng vay vốn. Ngồi ra, với mức ý nghĩa 1%, qui mơ hộ càng lớn thì thu nhập bình qn càng giảm, một hộ có thêm một nhân khẩu sẽ làm thu nhập thực bình quân đầu người sẽ giảm đi 10.788

đồng/tháng.

Trình độ giáo dục của hộ được đại diện bởi số năm đi học bình quân/người. Trình độ giáo dục bình quân của hộ càng cao thì thu nhập bình quân càng lớn. Với mức ý nghĩa 5%, một hộ có số năm đi học bình qn tăng thêm một năm sẽ có thu nhập cao hơn 2.841 đồng/người/tháng. Vì có trình độ cao hơn sẽ giúp người nghèo dễ dàng lĩnh hội và ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, có cơ hội làm những cơng việc được trả lương cao hơn nhờ đó làm tăng thu nhập.

Bảng 4.3: Tác động của tín dụng lên thu nhập của hộ nghèo

(ĐVT: đồng)

Tên biến độc lập Hệ số ước lượng

Hồi qui 1 Hồi qui 2 Hồi qui 3

Tung độ gốc 972,833* -33,062 -40,398 (0.000) (0.512) (0.414) Nhóm hộ -10,884 -1,944 -3,019 (0.604) (0.802 ) (0.697) Thời gian 184,523* 752,940* 753,403* (0.000) (0.000) (0.000) Thời gian*Nhóm hộ 88,223* 46,016* 46,051* (0.003) (0.000) (0.000)

Qui mô hộ (nhân khẩu) -10.788* -6,97

(0.000) (0.170) Trình độ giáo dục trung bình 2,841*** 2,847** (0.011) (0.010) Tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp 2.637* 2.639* (0.000) (0.000) Tuổi chủ hộ 161 196 (0.680) (0.616) Giới tính chủ hộ 392 (0.942) Tỷ lệ phụ thuộc -4.732 (0.297) R2 điều chỉnh 0.6393 0.9572 0.9574

Ghi chú: Số trong ngoặc đơn là Pvalue, * có mức ý nghĩa 1%; **có

mức ý nghĩa 5%, ***

ý nghĩa ở mức 10%.

Mơ hình hồi qui 2 cũng cho thấy, tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp của hộ ảnh

hưởng đến thu nhập bình quân đầu người. Nếu những yếu tố khác là như nhau, những hộ có thu nhập phi nơng nghiệp có thu nhập bình quân đầu người hơn những hộ chỉ có thu nhập thuần nơng 2,6 đồng/tháng với mức ý nghĩa là 1%. Tuy thu nhập chủ yếu của người nghèo và cận nghèo trên địa bàn huyện Củ Chi chủ yếu dựa vào nông nghiệp, các nghề thường là đan đác, chăn ni nhỏ, trồng trọt, làm th,…..là những nghề chính mang đến thu nhập của hộ nhưng kết quả hồi quy đã cho thấy, đa dạng hóa hoạt động kinh tế sẽ giúp người nghèo cải thiện mức sống tốt hơn so với chỉ chuyên vào sản xuất nông nghiệp. Bởi vì hoạt động nơng nghiệp thường rủi ro mà suất sinh lợi lại rất thấp, hơn nữa thời gian nhàn rỗi lớn. Nếu các hộ nghèo biết tận dụng thời gian nhàn rỗi này để làm những công việc khác như làm thuê, làm thợ nề, thợ mộc … thì sẽ cải thiện tốt hơn thu nhập của hộ.

Đặc điểm giới tính và tuổi của chủ hộ cũng khơng có tác động đến thu nhập của hộ nghèo, điều này cho thấy thu nhập của người nghèo không nhất thiết phụ thuộc vào những đặc điểm nhân chủng học của chủ hộ mà quan trọng là cơ hội tiếp cận các nguồn lực và đầu vào để đầu tư sản xuất.

Kết quả mơ hình 3 cho thấy tỷ lệ thu nhập phi nơng nghiệp, trình độ giáo

dục có tác động đến thu nhập bình qn đầu người của hộ ở mức ý nghĩa 1%. Tác động của tín dụng giúp tăng thu nhập bình quân đầu người 46.051 ngàn đồng/tháng ở mức ý nghĩa 1%. Tuy nhiên, biến tỷ lệ người phụ thuộc lại khơng

tác động đối với thu nhập bình qn đầu người và khơng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Điều này có thể giải thích do: chủ yếu vốn vay được chủ hộ quyết định mục đích sử dụng để phục vụ nhu cầu chăn nuôi nhỏ lẻ, trồng trọt hoa màu. Hơn nữa, ngành nghề chính là nơng nghiệp nên thành viên nào trong hộ kể cả người phụ thuộc cũng có thể tham gia được vì thế số người phụ thuộc trong hộ không ảnh hưởng đến thu nhập.

Trong ba mơ hình hồi qui cho thấy, giá trị Pvalue<1% và R2

của mơ hình hồi qui 2 và mơ hình hồi qui 3 là tương đương nhau và lớn mơ hình hồi qui 1. Tuy nhiên ở mơ hình hồi qui 3 mức thu nhập bình qn cao hơn và giải thích tốt hơn về thu nhập của hộ. Do đó, mơ hình cuối cùng mơ hình được tác giả chọn mơ hình hồi qui 3.

4.3 Kết luận và gợi ý chính sách

4.3.1 Kết luận

Bằng phương pháp Khác biệt kép (DID) kết hợp hồi qui OLS và dựa vào bộ số liệu từ hai cuộc khảo sát năm 2015 và 2017 Quỹ CCM-CC, đề tài đã tiến hành đánh giá tác động nâng cao thu nhập từ tín dụng của Quỹ CCM-CC đối với người thụ hưởng trên địa bàn huyện Củ Chi, TP.HCM. Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã rút ra những kết luận quan trọng sau đây theo mô hình hồi qui 3:

1. Tín dụng đã có tác động làm tăng thu nhập thực cho đời sống của hộ nghèo. Việc tiếp cận tín dụng đã giúp tăng thu nhập cho đời sống của hộ nghèo lên

46.051 đồng/người/tháng. Nhờ vậy, tín dụng góp phần đáng kể vào cải thiện

đời sống cho hộ nghèo.

2. Đầu tư cho giáo dục là cách tốt để người nghèo thoát nghèo bền vững. Kết quả hồi qui cho thấy những hộ có trình độ giáo dục trung bình càng cao thì thu nhập càng cao.

3. Cũng như kết luận của nhiều nghiên cứu trước, đề tài này một lần nữa khẳng định rằng đa dạng hóa nơng nghiệp làm là một cách tốt để thốt nghèo nhanh chóng. Vì vậy, chính sách của UBND huyện Củ Chi nên hướng đến tạo thêm việc làm cho người nghèo để họ sử dụng thời gian hiệu quả, cải thiện thu nhập.

người phụ thuộc trên một lao động cao hay thấp cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. Có thêm một người phụ thuộc trên một lao động chắc chắn sẽ làm giảm thu nhập thực. Chính vì vậy, thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình là biện pháp tốt để giúp người nghèo thốt nghèo nhanh hơn.

4.3.2 Gợi ý chính sách

4.3.2.1 Gợi ý chính sách theo kết quả nghiên cứu

Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất một số gợi ý chính sách như sau:

Thứ nhất, xây dựng cơ chế quản lý đặt biệt đối với hoạt động TCTCVM

để phát huy vai trị tích cực của TCVM trong xóa đói giảm nghèo ở nơng thôn. Thực tế, các khoản vay từ các TCTCVM có vai trị rất quan trọng đối với đời sống của hộ nghèo nên cần được khuyến khích khi mà tín dụng từ hệ thống NHTM không vươn tới được (theo kết quả mơ hình hồi qui 3 biến DID ở mức ý nghĩa

thống kê 1% làm thu nhập của hộ nghèo tăng lên 46.051 đồng/người/tháng).

Thứ hai, nâng cao trình độ giáo dục cho người nghèo là chìa khóa giúp

họ thoát nghèo một cách bền vững, nghiên cứu này cũng như những nghiên cứu

khác chỉ ra rằng đầu tư cho giáo dục là cơ hội giúp người nghèo cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và sớm thốt khỏi cảnh nghèo đói. Chính vì vậy, cùng với chính sách tín dụng,. Mặc dù vậy, điều này khơng đơn giản chỉ là miễn giảm học phí cho người nghèo. Bởi vì đối với hộ nghèo thì những em nhỏ trong độ tuổi đi học cũng là một nguồn lao động quan trọng. Nếu khơng nhận thấy được lợi ích lâu dài của giáo dục, các hộ nghèo sẽ buộc con mình ở nhà để giữ em, chăn trâu… thay vì khuyến khích chúng đến trường. Vì vậy, chính sách giáo dục cho người nghèo ở nông thôn đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa cần được thực hiện như thế nào cũng phải xem xét thêm (theo kết quả mơ hình hồi qui 3 biến HOCVAN ở mức ý nghĩa

thống kê 1% làm thu nhập của hộ nghèo tăng lên 2.847 đồng/người/tháng).

Thứ ba, đẩy mạnh chính sách kế hoạch hóa gia đình cho người nghèo để

giúp họ thốt nghèo nhanh hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy những hộ gia đình

có tỷ lệ phụ thuộc cao sẽ có mức thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người thấp. Tỷ lệ phụ thuộc cao không những không đảm bảo về đời sống sinh hoạt mà cịn khơng có điều kiện để tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Chính điều này làm cho người nghèo cứ nghèo từ đời này sang đời khác. Hơn nữa, đông con sẽ làm cho phụ nữ kiệt sức và thiếu điều kiện hòa nhập với cộng đồng. Do vậy, cần có chương trình giáo dục, tuyên truyền khác biệt kép để khuyến khích người nghèo giảm sinh đẻ, giúp họ thốt nghèo nhanh và bền vững hơn (theo kết quả mơ hình hồi qui 2 biến NHANKHAU ở mức ý nghĩa thống kê 1% làm thu nhập của hộ

nghèo giảm lên 10.788 đồng/người/tháng).

Thứ tư, đa dạng hóa việc làm cũng là một cách để cải thiện đời sống cho

người nghèo. Chính quyền các địa phương cần phát triển các làng nghề, các ngành

thủ công nghiệp ở nông thôn để tạo thêm việc làm cho người nghèo vào lúc nhàn rỗi. Cho người nghèo vay vốn để phát triển các ngành nghề hoặc kinh doanh, buôn bán… cần được xem xét hỗ trợ cho khác biệt kép với đặc điểm của từng vùng, từng hộ (theo kết quả mơ hình hồi qui 3 biến HOCVAN ở mức ý nghĩa thống kê 1%

làm thu nhập của hộ nghèo tăng lên 2.6 đồng/người/tháng).

4.3.2.2 Gợi ý chính sách bổ sung

Thứ nhất, phát triển hệ thống TCTCVM thân thiện với người nghèo bằng

cách giảm khoảng cách giữa người nghèo vỡi việc tiếp cận tín dụng và đơn giản hóa thủ tục cho vay. Bởi vì, tiếp cận tín dụng là điều kiện cần thiết để người nghèo cải thiện thu nhập, mức sống, có cơ hội để hịa nhập với cộng đồng và nâng cao vị

thế của họ trong xã hội. Tuy nhiên, đa phần người nghèo ở nơng thơn vẫn rất khó tiếp cận với nguồn vốn từ các ngân hàng và các chương trình hỗ trợ của chính phủ. Do đó cần phát triển một hệ thống các TCTCVM sao cho thật sự gần gủi với người nghèo, giảm bớt khoảng cách giữa người nghèo với tiếp cận tín dụng.

Đối với hệ thống ngân hàng, Ngân hàng NNPTNT và Ngân hàng CSXH Việt Nam đã có chi nhánh và phịng giao dịch đến hầu khắp các tỉnh, huyện trên cả nước. Tuy nhiên hầu hết các chi nhánh và phòng giao dịch này thường gắn liền với đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện và được đặt tại các khu vực trung tâm như thị trấn, thị xã… Trong khi người nghèo thường ở những vùng sâu, vùng xa nên họ rất e ngại khi đến ngân hàng vay vốn. Chính vì vậy, để hỗ trợ và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho người nghèo ở nông thôn, các ngân hàng này nên mở rộng mạng lưới các phịng giao dịch xuống đến cấp xã, thậm chí cấp thơn, xóm, ấp để dễ dàng hiểu được người nghèo và giảm bớt sự xa lạ đối với họ.

Hơn nữa, đơn giản hóa các thủ tục cho vay để người nghèo vay vốn nhanh chóng và kịp thời là một việc làm cần thiết. Bởi vì các thủ tục cho người nghèo vay vốn hiện nay khá rườm rà, phức tạp trong khi người nghèo có trình độ thấp nên hoàn thành được các thủ tục này là một trở ngại lớn đối với họ. Thủ tục phức tạp sẽ dẫn đến tình trạng thiếu minh bạch trong xét duyệt đối tượng được vay. Do vậy để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của tín dụng đến thu nhập của người thụ hưởng trên địa bàn huyện củ chi của quỹ trợ vốn xã viên hợp tác xã tp hồ chí minh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)