Yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều của hộ gia đình ở huyện châu thành a, tỉnh hậu giang (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU

2.3 Yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều

Dù được đo lường theo cách tiếp cận đơn chiều hay đa chiều thì tỷ lệ hộ nghèo cũng là chỉ số được sử dụng để đo lường sự thiếu hụt của hộ dân. Sự thiếu hụt này là kết quả sự tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan làm cho một hộ dân có thể rơi vào hoặc khơng rơi vào tình trạng thiếu hụt về chi tiêu, thu nhập hoặc khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội khác. Thời gian qua đã có rất nhiều nghiên cứu về nghèo, các nghiên cứu đã nhận diện được sự tương quan của một số yếu tố ảnh hưởng đến nghèo, như:

Đinh Phi Hổ và Nguyễn Trọng Hoài (2007), bằng mơ hình Binary

Logistic đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình như: Tuổi chủ hộ, giới tính chủ hộ, quy mơ diện tích đất sản xuất của hộ, quy mô vốn vay từ các định chế chính thức. Trong đó:

Tuổi chủ hộ càng cao thì khả năng tiếp cận thơng tin cịn nhiều hạn

chế, tình trạng sức khỏe kém và thường ít quan tâm đến việc xóa đói giảm nghèo, yếu tố này được kỳ vọng mang dấu dương (+).

Giới tính của chủ hộ cũng được xem là một trong những yếu tố quan

trọng có ảnh hưởng đến nghèo, chủ hộ là nam có xu hướng giao tiếp xã hội nhiều hơn, tiếp cận được các nguồn thơng tin hữu ích, các tiến bộ khoa học kỹ

thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, thuận tiện trong kinh doanh. Trong nghiên cứu này yếu tố giới tính của chủ hộ được kỳ vọng mang dấu âm (-).

Quy mơ diện tích đất sản xuất, những hộ có quy mơ diện tích đất sản

xuất càng cao thì khả năng nghèo càng thấp, đây là yếu tố được kỳ vọng mang dấu âm (-). Hộ có diện tích đất sản xuất nhiều, nếu được tận dụng để trồng trọt, chăn nuôi hoặc cho thuê sẽ tạo thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống của hộ.

Quy mô vốn vay từ các định chế chính thức, việc tiếp cận được nguồn

vốn vay từ các định chế chính thức cũng góp phần làm giảm khả năng nghèo của hộ. Tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất phù hợp sẽ giúp cho hộ có điều kiện đầu tư sinh lời, hoặc mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho sản xuất, kinh doanh mua bán, đa dạng hóa sinh kế hoặc tiếp cận thông tin. Đây là yếu tố được kỳ vọng mang dấu âm (-).

Kết quả nghiên cứu của Võ Tất Thắng (2004) cho thấy: chủ hộ có trình độ học vấn càng cao thì khả năng tìm hiểu, tiếp cận thơng tin và có cơ hội tìm kiếm việc làm tăng thu nhập sẽ cao, khả năng nghèo sẽ càng thấp.

Trình độ học vấn chủ hộ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nghèo,

được kỳ vọng mang dấu âm (-).

Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011), chỉ ra rằng các hộ gia đình có điều kiện tiếp cận được dịch vụ y tế và tham gia BHYT đầy đủ là những hộ gia đình có thu nhập ổn định. Mặt khác, khi tham gia BHYT đầy đủ sẽ giúp họ ổn định cuộc sống an tâm phát triển kinh tế tăng thu nhập cho gia đình, khắc phục được những rủi ro có thể xảy ra trong cuộc sống. Yếu tố tham gia BHYT được kỳ vọng mang dấu âm (-) vì hộ gia đình có tham gia BHYT thì khả năng nghèo càng thấp.

Theo World Bank (2004), khi số người phụ thuộc càng nhiều đòi hỏi hộ phải dành một khoản thu nhập nhất định thậm chí là tồn bộ để chi tiêu cho số người phụ thuộc, chính vì thế khơng có nguồn vốn để đầu tư hoặc tiết kiệm, dẫn đến khả năng nghèo sẽ cao. Yếu tố Số người phụ thuộc, được kỳ vọng mang dấu dương (+).

Nguyễn Ngọc Sơn (2012), đã chỉ ra rằng thành phần dân tộc cũng là

yếu tố ảnh hưởng đến nghèo. Nếu thành phần dân tộc của hộ khác dân tộc kinh thì khả năng đọc, viết chữ tiếng Việt sẽ hạn chế, dẫn đến việc tiếp cận các nguồn thông tin, các quy định của nhà nước cũng sẽ hạn chế; việc trao đổi

mua bán, hoặc trao đổi kỹ thuật trong trồng trọt, chăn ni cũng sẽ gặp khó khăn. Chính vì thế yếu tố này được kỳ vọng mang dấu âm (+).

Xuất phát từ thực tế của địa bàn nghiên cứu, tác giả nhận thấy tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực thành thị cao hơn so với khu vực nông thôn 1,73 điểm phần trăm, cụ thể tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực thành thị là 5,14% và khu vực nông thơn là 3,44% (Phịng LĐTB&XH huyện Châu Thành A, 2018). Thực tế này không phù hợp với xu hướng chung của cả tỉnh, năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo khu vực thành thị của cả tỉnh Hậu Giang là 5,34% và tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn là 7,85% (Sở LĐTB&XH Hậu Giang, 2018), nếu tính trong phạm vi tồn tỉnh thì tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực thành thị thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn 2,51 điểm phần trăm. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả đưa yếu tố địa bàn dân cư vào mơ hình phân tích các yếu ảnh hưởng đến nghèo với mục đích tìm ra ngun nhân của vấn đề trên, yếu tố địa bàn dân cư được kỳ vọng mang dấu dương (+), vì các hộ sinh sống ở khu vực nông thôn sẽ gặp bất lợi trong việc tiếp cận các nguồn thông tin hữu ích và ít có nhiều cơ hội việc làm để tăng thu nhập cải thiện cuộc sống, chính vì thế mà khả năng rơi vào nghèo đói sẽ càng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều của hộ gia đình ở huyện châu thành a, tỉnh hậu giang (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)