Về thành phần dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều của hộ gia đình ở huyện châu thành a, tỉnh hậu giang (Trang 58 - 59)

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.2 Kiến nghị chính sách giảm nghèo đối với địa phương

5.2.1 Về thành phần dân tộc

Thành phần dân tộc của chủ hộ được xem là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến tình trạng nghèo đa chiều của hộ dân ở huyện Châu Thành A, kết quả nghiên cứu cho thấy, dân tộc của chủ hộ có ảnh hưởng thuận chiều với tình trạng nghèo đa chiều của hộ dân, chủ hộ là dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Khrme) thì càng có nhiều khả năng rơi vào nghèo đa chiều. Vì vậy, trong việc giảm nghèo bền vững, các cấp chính quyền địa phương cần tập trung ưu tiên hơn đối với các hộ nghèo là người dân tộc thiểu số:

Quan tâm thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội cũng như đầu tư xây dựng hạ tầng kỷ thuật nhằm nâng cao đời sống cho đồng bào; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số về nhà ở, đất ở, đất sản xuất hay chuyển đổi ngành nghề, đa dạng hóa sinh kế.

Triển khai có hiệu quả CTMTQG giảm nghèo bền vững cho các xã vùng dân tộc, xã đặc biệt khó khăn. Chú trọng cơng tác tuyên truyền vận động, nhân rộng mơ hình giảm nghèo, điển hình tiên tiến đối với các hộ khác nghèo là người dân tộc thiểu số để tạo sức lan tỏa trong cộng đồng người dân tộc.

Nâng cao năng lực quản lý (điều hành, giao tiếp, vận dụng chính sách…) của các bộ phụ trách cơng tác giảm nghèo ở địa phương. Từng bước cơ cấu người dân tộc thiểu số tham gia vào bộ máy công quyền phụ trách công tác giảm nghèo ở địa phương.

Tạo môi trường thuận lợi để đồng bào dân tộc thiểu số tham gia các dịch vụ cơ bản của xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình như vậy sẽ càng có ít khả năng hơn việc rơi vào tình trạng nghèo đa chiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều của hộ gia đình ở huyện châu thành a, tỉnh hậu giang (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)