CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.2 Kiến nghị chính sách giảm nghèo đối với địa phương
5.2.3 Nâng cao trình độ học vấn
Yếu tố có sự tác động mạnh thứ ba đến tình trạng nghèo đa chiều của hộ dân ở huyện Châu Thành A đó chính là trình độ học vấn của chủ hộ, kết quả nghiên cứu đã thể hiện trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hưởng nghịch chiều với tình trạng nghèo đa chiều của hộ dân ở huyện Châu Thành A, một khi chủ hộ có trình độ học vấn càng cao thì khả năng rơi vào tình trạng nghèo đa chiều càng thấp, ngược lại khi trình độ học vấn của chủ hộ càng thấp thì càng có nhiều khả năng hơn dẫn đến tình trạng nghèo đa chiều.
Kết quả nghiên cứu cũng đã thể hiện, trình độ học vấn của chủ hộ bị hạn chế là do hộ phải đi làm kiếm tiền, khơng có thời gian quan tâm đến việc học do khơng trả được chi phí đi học, do ốm đau, khuyết tật, phải làm việc nhà và do quá tuổi đi học, do hộ có hồn cảnh khó khăn nên chưa có điều kiện để quan tâm đến việc học đúng mức.
Vì vậy, cơng tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cần được tiếp tục được duy trì và từng bước nâng cao các chỉ số, tiêu chí đạt chuẩn theo quy định. Nâng cao tỷ lệ người biết chữ trong các độ tuổi, độ tuổi xóa mù chữ được mở rộng,... Các Hội, đoàn thể đặc thù ở địa phương cần phối hợp với phòng Giáo dục và đào tạo của huyện mở lớp xóa mù chữ; đẩy mạnh cơng tác tun truyền nhằm nâng cao nhận thức cho hộ nghèo về vai trò của tri thức trong thốt nghèo.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách miễn, giảm học phí đối với con em thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hồn cảnh khó khăn, hộ người dân tộc ở các cấp học, đặc biệt là bậc mầm non và bậc tiểu học.
Khuyến khích xây dựng và mở rộng các loại hình “Quỹ khuyến học, khuyến tài”, học bổng, kêu gọi xã hội hóa trong giáo dục; Có chính sách cho tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên nghèo.
Đầu tư hợp lý đối với giáo dục, từng bước nâng chất cả về cơ sở vật chất trường học và chất lượng giảng dạy. Đổi mới phương thức dạy và học theo hướng khoa học, kết hợp nhiều hoạt động vui chơi giải trí học đường lành mạnh, để khuyến khích trẻ đến trường.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần tăng cường công tác quản lý giáo dục, thường xuyên cập nhật, theo dõi để kịp thời thông báo, vận động gia đình đưa trẻ trong độ tuổi đi học đến trường; vận động gia đình đăng ký không cho trẻ bỏ học giữa chừng và đưa chỉ tiêu này vào tiêu chí xét cơng nhận gia đình văn hóa để nâng cao ý thức và vai trị trách nhiệm của các cấp, các ngành trong cơng tác nâng cao mặt bằng dân trí của địa phương