.18 Thang đo đánh giá về động lực chung của nhân viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên y tế tại bệnh viện nhi đồng thành phố (Trang 47 - 52)

STT Mã hoá Nội dung phát biểu Nguồn

1 DL1 Bệnh viện truyền được cảm hứng

cho tôi trong công việc

(Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy, 2011)

2 DL2 Anh/chị tự nguyện nâng cao kỹ năng

để làm việc tốt hơn

(Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy, 2011)

3 DL3 Anh/chị sẵn sàng hy sinh quyền lợi

cá nhân để hồn thành cơng việc

(Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy, 2011)

4 DL4 Anh/chị thường làm việc với tâm

trạng tốt nhất

(Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy, 2011)

6 DL6 Anh/chị thấy có động lực trong cơng việc

(Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy, 2011)

3.4.2 Mẫu nghiên cứu

Cỡ mẫu là tất cả nhân viên y tế đang làm việc tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố. Tính đến nay, bệnh viện có 1100 nhân viên, số người tham gia phỏng vấn là 992 người, đạt tỷ lệ 90,2%.

3.4.3 Phương pháp thu thập dữ liệu

Nhân viên y tế được phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố. Sau khi hoàn thành xong bảng hỏi bằng cách điền trực tiếp vào câu trả lời, nhân viên trả lại cho điều tra viên. Thời gian thực hiện từ tháng 3 đến 8/2019.

3.4.4 Phương pháp xử lý dữ liệu

Bước 1: Chuẩn bị thông tin: thu nhận bảng trả lời, tiến hành làm sạch thông tin, mã hóa các thơng tin cần thiết trong bảng trả lời, nhập liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS.

Bước 2: Thống kê: sử dụng các lệnh thống kê đểmô tả dữ liệu thu thập được. Bước 3: Đánh giá độ tin cậy: tiến hành đánh giá thang đo bằng phân tích Cronbach’s Alpha.

Bước 4: Phân tích nhân tố khám phá: phân tích thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis).

Bước 5: Phân tích tương quan và hồi quy: thực hiện phân tích tương quan, hồi quy đa biến và kiểm định các giả thuyết của mơ hình với mức ý nghĩa là 5%.

3.4.4.1 Thống kê mô tả

Là phương pháp sử dụng các lệnh phân tích cơ bản để thống kê sơ bộ số liệu thu thập về một số thơng tin chung về tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thâm niên cơng tác.

3.4.4.2 Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Là phương pháp dùng để đo lường độ tin cậy của thang đo, nhằm kiểm định các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm hay khơng. Các biến quan

sát có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên.

3.4.4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Mục đích của phân tích này là gộp các biến có liên quan và cùng phản ánh chung một khái niệm hay một phạm trù về một nhóm. Phân tích EFA phải thoả mãn điều kiện sau:

Kiểm định Bartlett: kiểm định xem các biến trong cùng một nhân tố có tương quan với nhau khơng. Bartlett có p<5%, thì giả thuyết H0 bị bác bỏ, có nghĩa là các biến có quan hệ với nhau.

Kiểm định KMO (Kaiser – Meyer - Olkin) là chỉ số để đánh giá sự thích hợp của phân tích nhân. Để phân EFA, thì KMO phải lớn hơn 0,50:

KMO >= 0,90: Rất tốt; 0,80 <= KMO < 0,90: Tốt; 0,70 <= KMO < 0,80: Được; 0,60 <= KMO < 0,70: Tạm được; 0,50 <= KMO < 0,60: Xấu;

KMO <0,50: Không chấp nhận được.

Hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố (Factor loadings): dùng để biểu thị sự tương quan giữa các biến với nhân. Factor loadings ≥ 0,5; có ý nghĩa thống kê.

Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn 50%, cho biết tỷ lệ giải thích sự biến thiên của biến quan sát là bao nhiêu phần trăm.

Thông số eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) có giá trị > 1.

3.4.4.4 Phân tích hồi quy

Mơ hình hồi quy tuyến tính được áp dụng nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên; động lực làm việc của nhân viên được định nghĩa là một biến và được gọi là biến phụ thuộc với tên biến là Y. Các nhân tố ảnh hưởng đến động lựclàm việc tại Bệnh viện bao gồm tuổi, giới tính, thâm niên làm việc tại

bệnh viện, tiền lương hàng tháng và 8 nhân tố của bộ câu hỏi được gọi là các biến độc lập.

Trong nghiên cứu này, chúng ta sẽ xét mơ hình hồi quy bội. Mơ hình hồi quy tuyến tính bội trong nghiên cứu:

Yi = β1 + β2X2,i+ β3X3,i +….+ βkXk,i + εi

Với X2,i, X3,i,…,Xk,i là giá trị các biến độc lập (8 nhân của bộ câu hỏi) ứng với quan sát i

β1, β2, β3…, βk là các tham số của hồi quy

εi là sai số của hồi quy

Phân tích tương quan Pearson nhằm xác định mối quan hệ tương đối giữa các biến, giữa các biến độc lập với nhau, giữa biến độc lập và phụ thuộc. Mục đích giải thích sự ảnh hưởng giữa các biến với nhau, dự báo mối tương quan giữa các biến với biến phụ thuộc, ước lượng độ tin cậy và tính hợp. Với độ tin cậy là 95% và Sig.<0,05, thì có sự tương quan giữa biến độc lập và phụ thuộc có ý nghĩa thống kê.

Phân tích hồi quy đa biến làkỹ thuật thống kê dùng để ước lượng phương trình phù hợp nhất để thể hiện được mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Hệ số R2 (R Square) được sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình. Kiểm định F trong bảng phân tích ANOVA sẽ cho biết biến phụ thuộc có quan hệ với biến độc lập hay khơng (Sig. < 0,05, mơ hình nghiên cứu phù hợp và ngược lại).

Dị tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính:

Giả định về tính độc lập của sai số (khơng có tương quan giữa các phần dư)thông qua đại lượng dùng để kiểm định là Durbin-Watson (d). Đại lượng này sẽ kiểm định tương quan của các sai số kề nhau (tương quan chuỗi bậc nhất). Giả thuyết khi tiến hành kiểm định này là H0: hệ số tương quan tổng thể của các phần dư = 0. Đại lượng d có giá trị biến thiên từ 0-4. Nếu các phần dư khơng có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau, giá trị d gần bằng 2. Giá trị d thấp (và nhỏ hơn 2) có

nghĩa là các phần dư gần nhau có tương quan thuận. Giá trị d lớn hơn 2 (và gần 4) có nghĩa là các phần dư có tương quan nghịch.

Kiểm tra giả định khơng có mối tương quan giữa các biến độc lập (đo lường hiện tượng đa cộng tuyến) thông qua giá trị của dung sai (Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) đối với mơ hình hồi quy tuyến tính bội. Cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mơ hình phụ thuộc lẫn nhau và thể hiện dưới dạng hàm số. Hiệu ứng khác của sự tương quan này là nó làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy và làm giảm trị thống kê t của kiểm định ý nghĩa của chúng. Nếu một biến độc lập cóVIF > 10 thì biến này và biến phụ thuộc khơng có mối liên quan với nhau.

Tóm tắt chương 3

Chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để phân tích và kiểm định mơ hình lý thuyết, cụ thể: Nghiên cứu định tính thơng qua thảo luận nhóm, xây dựng thang đo sơ bộ, đánh giá sơ bộ thang đo, phương pháp lấy mẫu. Nghiên cứu định lượng tiến hành khảo sát toàn thể nhân viên bệnh viện sau đó sử dụng các kỹ thuật phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu của tác giả gồm 992 đối tượng tương ứng với bộ câu hỏi được thiết kế sẵn. Sử dụng lệnh thống kê mô tả về số lượng nhân viên theo tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thâm niên công tác, thu nhập hàng tháng của đối tượng được trình bày như sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên y tế tại bệnh viện nhi đồng thành phố (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)