TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh TP HCM (Trang 36 - 45)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG

3.1.4. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Dư nợ tín dụng đạt 639.370 tỷ đồng, tăng 14,6% so với năm 2017. Các mảng sáng trong hoạt động tín dụng năm 2018:

a) Dư nợ tăng cao bắt đầu từ thời điểm đầu năm, tăng tín dụng bán lẻ và giảm dư nợ bán buôn hiệu quả thấp, phát triển khách hàng mới, khách hàng FDI.

 Dư nợ tín dụng tăng trưởng tốt, đạt 639.370 tỷ đồng vào cuối năm, tăng 14,6% so với năm 2017, đạt 99,7% kế hoạch năm 2018. Tín dụng thể

8.523 11.341 18.269 - 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 16.000 18.000 20.000 2016 2017 2018 LNTT năm 2018: 18.269 tỷ đồng Tăng 61,1% so với năm 2017

nhân tăng 32,7% so với 2017, tỷ trọng tiếp tục tăng lên 36,9% vào cuối năm 2018 (2017: 31,9%).

 Dư nợ cho vay tại Phòng giao dịch (PGD) đạt 117.028 tỷ đồng, tăng 43,9% so với cuối năm 2017, theo đó tỷ trọng dư nợ cho vay tại PGD trong dư nợ bán lẻ tăng từ 37% năm 2017 lên 40% vào cuối năm 2018. Dư nợ cho vay bình quân tại PGD đạt 100.226 tỷ đồng, tăng 44,9% so với 2017.

b) Công tác xử lý thu hồi nợ xấu và nợ đã xử lý dự phòng rủi ro được thực hiện rất tốt:

 Nợ quá hạn giảm đáng kể, dư nợ nhóm 2 tại 31/12/2018 ở mức 3.781 tỷ đồng, giảm 1.002 tỷ đồng so với năm 2017. Tỷ lệ nợ nhóm 2 cịn ở mức 0,59% (năm 2017 là 0,86%).

 Năm 2018 là năm đầu tiên VCB đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 1% kể từ khi cổ phần hóa. Dư nợ xấu cho vay khách hàng ở mức 6.223 tỷ đồng, tỉ lệ nợ xấu chỉ còn ở mức 0,97% tổng dư nợ.

 Dư quỹ dự phòng rủi ro cho vay khách hàng ở mức 10.294 tỷ đồng. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu nội bảng là ~165%, là mức cao trong các ngân hàng tại Việt Nam.

 Thu hồi nợ ngoại bảng đạt 3.272 tỷ đồng, hoàn thành 116,8% kế hoạch HĐQT giao.

3.2. QUY TRÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHDN TẠI VIETCOMBANK

Vietcombank đã xây dựng và triển khai ứng dụng XHTD khách hàng từ năm 2003 theo hướng dẫn của NHNN và tư vấn của các chuyên gia tài chính thuộc Ngân hàng Thế giới (WorldBank). Đến nay, hệ thống xếp hạng nội bộ này đã được chỉnh sửa nhiều lần nhằm phù hợp hơn với điều kiện kinh tế xã hội đã thay đổi và các hiệp ước quốc tế mà Việt nam cam kết. Hiện tại, việc XHTD được thực hiện theo Quyết định số 418/QĐ-HĐQT-CSTD ngày 30/05/2014 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam về việc ban hành Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và Quyết định số 518/QĐ-VCB-CSTD ngày 30/05/2014 về việc ban hành Quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ. Bên cạnh đó, NHNN đang yêu cầu các NHTM phải thường xuyên rà soát điều chỉnh hệ thống XHTD nội bộ để có thể áp

dụng phân loại nợ theo Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, một trong số các yêu cầu đối với hệ thống XHTD của NHTM bao gồm :

a) Hệ thống XHTD nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của TCTD.

b) Chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mơ hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các tài sản bảo đảm, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của TCTD.

c) Hàng năm, TCTD phải đánh giá lại hệ thống XHTD nội bộ và chính sách dự phịng rủi ro cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật.

Như vậy, nhằm có thể đáp ứng theo yêu cầu của NHNN về phân loại nợ, và nâng cao hơn nữa hiệu quả quản trị rủi ro thì Vietcombank phải thường xuyên xem xét điều chỉnh hệ thống XHTD của mình để có thể sàng lọc và phân loại khách hàng chính xác hơn. Mơ hình XHTD khách hàng của Vietcombank đang sử dụng là mô hình một biến số sử dụng các chỉ tiêu tài chính theo phân tích định lượng và phi tài chính theo phân tích định tính để đánh giá nhằm bổ sung cho những hạn chế về số liệu thống kê của phương pháp định lượng. Tùy theo mức độ quan trọng mà giữa các chỉ tiêu và nhóm chỉ tiêu có trọng số khác nhau. Căn cứ tổng điểm đạt được sau khi đã nhân điểm ban đầu với trọng số để xếp loại DN theo mức độ rủi ro tăng dần từ AAA (Rủi ro thấp nhất) đến D (Rủi ro cao nhất).

Bảng 3.2 Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ tại Vietcombank

Nguồn: Khối quản trị rủi ro tín dụng Vietcombank

Theo đó mơ hình XHTD nội bộ của Vietcombank HCM được thực hiện qua 7 bước:

Bước 1: Thu thập thông tin

Cán bộ tín dụng tiến hành điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về KH, phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư và các thông tin khác từ các nguồn: hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, các nguồn thơng tin khác (phỏng vấn khách hàng, báo cáo nghiên cứu thị trường, trung tâm thơng tin tín dụng, các cơ quan hữu quan có liên quan,...)

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ DN được xây dựng cho 52 ngành kinh tế. Việc xác định ngành nghề kinh tế của khách hàng dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của khách hàng. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính được định nghĩa là hoạt động đem lại doanh thu lớn nhất trong tổng doanh thu hàng năm của khách hàng.

Bước 3: Xác định quy mô của khách hàng

Quy mô khách hàng được chấm điểm theo các chỉ tiêu: vốn chủ sở hữu, số lượng lao động, doanh thu thuần, tổng tài sản, chi tiết được trình bày tại Bảng 3.3.

Bảng 3.3 Bảng xác định quy mô doanh nghiệp

Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng Vietcombank

Bước 4: Xác định loại hình sở hữu và loại khách hàng

Khách hàng được chia thành 03 loại hình sở hữu: khách hàng là DNNN, khách hàng là DN có vốn đầu tư nước ngoài, khách hàng khác. Loại khách hàng được chia thành:

- DN thông thường: là DN đã có báo cáo tài chính đủ 02 năm kể từ khi có doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh và hiện đang có quan hệ tín dụng với Vietcombank;

- DN tiềm năng: là DN chưa từng có quan hệ tín dụng với Vietcombank hoặc là DN đã từng có quan hệ tín dụng với Vietcombank nhưng có thời

gian gián đoạn quan hệ tín dụng trên 01 năm tính đến thời điểm đánh giá;

- DN mới thành lập là DN chưa có báo cáo tài chính đủ 02 năm kể từ khi có doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính

Chỉ tiêu tài chính dựa vào việc phân tích số liệu trên báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất. Bộ chỉ tiêu tài chính trong hệ thống XHTD nội bộ của Vietcombank gồm 14 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm chỉ tiêu thanh khoản, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu cân nợ, nhóm chỉ tiêu thu nhập.

Bảng 3.4 Nhóm chỉ tiêu tài chính trước khi áp dụng mơ hình

STT Nhóm chỉ tiêu tài chính trước khi áp dụng mơ hình Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (3 chỉ tiêu)

1 Khả năng thanh toán hiện hành

2 Khả năng thanh toán nhanh

3 Khả năng thanh tốn tức thời

Nhóm chỉ tiêu hoạt động (4 chỉ tiêu)

4 Vòng quay vốn lưu động

5 Vòng quay hàng tồn kho

6 Vòng quay khoản phải thu

7 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Nhóm chỉ tiêu cân nợ (02 chỉ tiêu)

8 Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản

9 Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu

Nhóm chỉ tiêu thu nhập (5 chỉ tiêu)

10 Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần

11 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần 12 Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu

13 Suất sinh lời của tổng tài sản 14 Khả năng thanh tốn lãi vay

Mỗi chỉ tiêu này có giá trị chuẩn, thang điểm và tỷ trọng riêng phụ thuộc vào nhóm ngành kinh tế và quy mơ của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu phi tài chính được đánh giá dựa trên phương pháp định tính và định lượng. Số điểm cho mỗi chỉ tiêu được đánh giá từ 20 đến 100 điểm. Bộ chỉ tiêu phi tài chính gồm 52 chỉ tiêu thuộc 5 nhóm:

- Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng: bao gồm 4 tiêu chí như: khả năng trả nợ trung dài hạn so với mức khấu hao và thu nhập sau thuế hàng năm, dòng tiền từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nguồn trả nợ của khách hàng theo đánh giá của nhân viên tín dụng trong quý tiếp theo,... - Trình độ quản lý và mơi trường nội bộ: bao gồm 12 tiêu chí như: lý lịch

tư pháp, kinh nghiệm chun mơn, trình độ học vấn, năng lực điều hành của người đứng đầu doanh nghiệp, quan hệ với cơ quan chủ quản, các bộ-ngành liên quan, tính năng động nhạy bén của ban lãnh đạo,...

- Quan hệ với các TCTD: bao gồm 8 tiêu chí như: số lần cơ cấu nợ và chuyển nợ quá hạn, có thể huy động được nhiều nguồn vốn từ các TCTD hay không, lần đầu quan hệ với Vietcombank từ năm nào, tỷ trọng giao dịch của DN tại Vietcombank so với TCTD khác,...

- Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành: bao gồm 11 tiêu chí như: triển vọng của ngành tại thời điểm đánh giá, khả năng gia nhập thị trường của DN mới, tính ổn định của yếu tố đầu vào, chính sách hỗ trợ của nhà nước, chính sách của thị trường xuất khẩu,...

- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp: bao gồm 17 tiêu chí như: sự phụ thuộc vào một số ít nhà cung cấp, sự phụ thuộc một số khách hàng, mức ổn định của thị trường đầu ra, khả năng sản phẩm bị đào thải, tốc độ tăng trưởng doanh thu, số năm hoạt động của DN trong ngành…

Trong mỗi loại khách hàng theo loại hình sở hữu, hệ thống XHTDNB sẽ có trọng số chấm điểm riêng như sau:

Bảng 3.5 Bảng trọng số chỉ tiêu chấm điểm phi tài chính tại Vietcombank

Các chỉ tiêu

DN thông thường DN tiềm năng DN mới thành lập DNNN DN có VNN DN khác DNNN DN có VNN DN khác DNNN DN có VNN DN khác Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng 6% 7% 5% 9% 10% 8% 11% 12% 10% Trình độ quản lý và môi trường nội bộ 15% 10% 15% 20% 15% 20% 23% 29% 24% Quan hệ với các TCTD 50% 50% 50% 25% 25% 25% 20% 20% 20% Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành 8% 8% 8% 15% 15% 15% 15% 15% 15% Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động DN 21% 25% 22% 31% 35% 32% 34% 31% 34% Tổng số 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%

Nguồn: Khối Quản trị rủi ro tín dụng- Vietcombank

Bước 7: Tổng hợp điểm và xếp hạng

Tổng hợp điểm:

Trong chấm điểm XHTD DN, mơ hình chấm điểm cịn xác định mức độ tin cậy của số liệu theo tiêu chí có hay khơng có kiểm tốn báo cáo tài chính. Những DN nếu có báo cáo tài chính khơng được kiểm tốn thì tổng điểm của DN mất số điểm tương đương 5% x Điểm tài chính. Căn cứ tổng điểm đạt được cuối cùng đã nhân với trọng số, các DN được XHTD theo 16 loại tương ứng mức độ rủi ro tăng dần từ AAA (Có mức độ rủi ro thấp nhất) đến D (Có mức độ rủi ro cao nhất), chi tiết như sau:

Điểm XHTD Xếp

hạng Ý nghĩa Phân loại

nợ

Từ 94 đến 100 AAA

Đây là mức xếp hạng KH cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản vay của KH được xếp hạng là đặc biệt tốt.

Đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1)

Từ 88 đến dưới 94 AA+

KH được xếp hạng này có năng lực trả nợ không kém nhiều so với KH được xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả nợ của KH được xếp hạng này là tốt. Đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1) Từ 83 đến dưới 88 AA Từ 78 đến dưới 83 A+

KH được xếp hạng này ít có khả năng chịu đựng tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế so với các KH có xếp hạng bên trên. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá là tốt.

Đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1)

Từ 73 đến dưới 78 A

Từ 70 đến dưới 73 BBB KH xếp hạng này có các chỉ số cho thấy KH có khả năng hồn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi các yếu tố bên ngoài dễ làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng. Cần chú ý (Nhóm 2) Từ 67 đến dưới 70 BB+ Từ 64 đến dưới 67 BB Từ 62 đến dưới 64 B+

KH xếp hạng này có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các KH nhóm BB. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế nhiều khả năng ảnh hưởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của KH.

Dưới tiểu chuẩn (Nhóm 3)

Từ 60 đến dưới 62 B

Từ 58 đến dưới 60 CCC KH xếp hạng này hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ của KH phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra, KH nhiều khả năng không trả được nợ. Dưới tiêu chuẩn (Nhóm 3) Từ 54 đến dưới 58 CC+ Từ 51 đến dưới 54 CC

Từ 48 đến dưới 51 C+ KH xếp hạng này có đầy đủ những dấu hiệu mất khả năng trả nợ trong thời gian sắp tới.

Nghi ngờ (Nhóm 4)

Từ 45 đến dưới 48 C

Nhỏ hơn 45 D

KH xếp hạng D trong trường hợp đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra; không xếp hạng D cho KH mà việc mất khả năng trả nợ mới chỉ là dự kiến.

Có khả năng mất

vốn

Nguồn: Hệ thống XHTD của Vietcombank

Thông qua kết quả XHTD nội bộ, KHDN sẽ được phân loại theo từng nhóm nợ cụ thể và đánh giá khả năng trả nợ của KHDN. Đây là một cơ sở quan trọng cho việc đưa ra các chính sách về tín dụng, khách hàng, lãi suất, bảo đảm tiền vay...đồng thời đây là bước đi đầu tiên để tiến tới trích lập dự phịng theo chuẩn mực kế toán quốc tế và thực hiện các yêu cầu quản trị rủi ro theo Basel.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh TP HCM (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)