ĐVT: tỷ đồng
A Tình hình tài chính 2016 2017 2018
1 Tổng giá trị tài sản 787.935 1.035.293 1.074.027
2 Doanh thu 48.029 58.278 73.884
3 Thuế và các khoản phải nộp (Số đã nộp trong kỳ)
2.597 3.262 4.141
4 Lợi nhuận trước thuế 8.578 11.341 18.269
5 Lợi nhuận sau thuế 6.895 9.111 14.622
B Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu
1 Quy mô vốn
1.1 Vốn điều lệ 35.978 35.978 35.978
1.2 Tổng tài sản có 787.935 1.035.293 1.074.027
1.3 Tỷ lệ an toàn vốn 11,13% 11,63% 12,14%
2 Kết quả hoạt động kinh doanh
2.1 Doanh số huy động tiền gửi 9.561.306 12.653.763 14.772.709
2.2 Doanh số cho vay 1.216.539 1.458.668 1.623.756
2.3 Doanh số thu nợ 1.143.574 1.376.305 1.534.396
2.4 Nợ xấu 6.922 6.209 6.223
2.5 Tỷ lệ dư nợ tín dụng/tổng vốn huy động (quy VND)
79,22% 76,74% 77,68%
2.6 Tỷ lệ nợ bảo lãnh/Tổng số dư bảo lãnh 1,13% 0,66% 1,57%
2.7 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 1,03% 2,02% 1,56%
2.8 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 1,45% 1,11% 0,97%
3 Khả năng thanh toán
3.1 Tỷ lệ dự trữ thanh khoản 30,5% 35,9% 24,1%
3.2 Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày
VND 299,4% 155,6% 91,8%
USD và ngoại tệ khác quy USD 79,1% 89,4% 104,0%
Nguồn: Báo cáo thường niên 2017; 2018 của Vietcombank
Năm 2018, Vietcombank đạt được những thành tựu đáng ghi nhận khi mức độ tăng trưởng đứng đầu ngành, thực hiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo đúng định hướng của NHNN, đẩy mạnh tín dụng bán lẻ và tập trung thu hút nguồn vốn giá rẻ, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống đáng kể đạt mức dưới 1%.
a) Tổng tài sản tăng 3,74% so với năm 2017, đạt 1.074.027 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tăng 18,31% so với năm 2017, đạt 62.179 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận chưa phân phối đạt 16.139 tỷ đồng.
48.102 52.558 62.179 - 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 2016 2017 2018 VCSH năm 2018: 62.179 tỷ đồng Tăng 18,31% so với năm 2017
Hình 3.3 Tổng tài sản của Vietcombank 2016-2018 (ĐVT: tỷ đồng)
Nguồn: Báo cáo thường niên 2018 của Vietcombank
Hình 3.4 Vốn chủ sở hữu của Vietcombank 2016-2018 (ĐVT: tỷ đồng)
Nguồn: Báo cáo thường niên 2018 của Vietcombank
b) Huy động vốn: tăng tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn, nguồn vốn ngoại tệ, giảm huy động vốn lãi suất cao;
Huy động vốn đạt 823.390 tỷ đồng, tăng 13,3% so với năm 2017. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn TCKT/cá nhân lần lượt là 20,8% và 7,5%.
Huy động vốn TCKT ngày càng gia tăng tỷ trọng. Tỷ trọng huy động vốn từ TCKT/cá nhân: 48,8%/51,2% (năm 2017: 45,8%/53,9%). 787.935 1.035.293 1.074.027 - 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 2016 2017 2018 TTS năm 2018: 1.074.027 tỷ đồng Tăng 3,74% so với năm 2017
Huy động vốn KKH tăng 14,1% so với 2017, chiếm tỷ trọng 29,5%. Huy động ngoại tệ đạt 143.292 tỷ đồng, tăng 11,2% so với 2017, chiếm tỷ trọng 17,4%.
c) Lợi nhuận trước thuế tăng cao, tỷ suất sinh lời cải thiện mạnh mẽ, chi phí quản lý được kiểm soát hiệu quả.
Lợi nhuận trước thuế đạt 18.269 tỷ đồng, tăng 61,1% so với năm 2017, đạt 137% kế hoạch 2018. Thu nhập từ thoái vốn năm 2018 ~1.562 tỷ đồng.
Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) đạt 2,94%, tăng gần 0,3% so với 2017.
Chỉ số ROAA, ROAE ghi nhận lần lượt là 1,39% và 25,49%, tăng mạnh so với 2017 và cao hơn mặt bằng chung của thị trường.
Hình 3.5 Lợi nhuận sau thuế của Vietcombank 2016-2018 (ĐVT: tỷ đồng)
Nguồn: Báo cáo thường niên 2018 của Vietcombank
3.1.4. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG.
Dư nợ tín dụng đạt 639.370 tỷ đồng, tăng 14,6% so với năm 2017. Các mảng sáng trong hoạt động tín dụng năm 2018:
a) Dư nợ tăng cao bắt đầu từ thời điểm đầu năm, tăng tín dụng bán lẻ và giảm dư nợ bán buôn hiệu quả thấp, phát triển khách hàng mới, khách hàng FDI.
Dư nợ tín dụng tăng trưởng tốt, đạt 639.370 tỷ đồng vào cuối năm, tăng 14,6% so với năm 2017, đạt 99,7% kế hoạch năm 2018. Tín dụng thể
8.523 11.341 18.269 - 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 16.000 18.000 20.000 2016 2017 2018 LNTT năm 2018: 18.269 tỷ đồng Tăng 61,1% so với năm 2017
nhân tăng 32,7% so với 2017, tỷ trọng tiếp tục tăng lên 36,9% vào cuối năm 2018 (2017: 31,9%).
Dư nợ cho vay tại Phòng giao dịch (PGD) đạt 117.028 tỷ đồng, tăng 43,9% so với cuối năm 2017, theo đó tỷ trọng dư nợ cho vay tại PGD trong dư nợ bán lẻ tăng từ 37% năm 2017 lên 40% vào cuối năm 2018. Dư nợ cho vay bình quân tại PGD đạt 100.226 tỷ đồng, tăng 44,9% so với 2017.
b) Công tác xử lý thu hồi nợ xấu và nợ đã xử lý dự phòng rủi ro được thực hiện rất tốt:
Nợ quá hạn giảm đáng kể, dư nợ nhóm 2 tại 31/12/2018 ở mức 3.781 tỷ đồng, giảm 1.002 tỷ đồng so với năm 2017. Tỷ lệ nợ nhóm 2 cịn ở mức 0,59% (năm 2017 là 0,86%).
Năm 2018 là năm đầu tiên VCB đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 1% kể từ khi cổ phần hóa. Dư nợ xấu cho vay khách hàng ở mức 6.223 tỷ đồng, tỉ lệ nợ xấu chỉ còn ở mức 0,97% tổng dư nợ.
Dư quỹ dự phòng rủi ro cho vay khách hàng ở mức 10.294 tỷ đồng. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu nội bảng là ~165%, là mức cao trong các ngân hàng tại Việt Nam.
Thu hồi nợ ngoại bảng đạt 3.272 tỷ đồng, hoàn thành 116,8% kế hoạch HĐQT giao.
3.2. QUY TRÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHDN TẠI VIETCOMBANK
Vietcombank đã xây dựng và triển khai ứng dụng XHTD khách hàng từ năm 2003 theo hướng dẫn của NHNN và tư vấn của các chuyên gia tài chính thuộc Ngân hàng Thế giới (WorldBank). Đến nay, hệ thống xếp hạng nội bộ này đã được chỉnh sửa nhiều lần nhằm phù hợp hơn với điều kiện kinh tế xã hội đã thay đổi và các hiệp ước quốc tế mà Việt nam cam kết. Hiện tại, việc XHTD được thực hiện theo Quyết định số 418/QĐ-HĐQT-CSTD ngày 30/05/2014 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam về việc ban hành Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và Quyết định số 518/QĐ-VCB-CSTD ngày 30/05/2014 về việc ban hành Quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ. Bên cạnh đó, NHNN đang yêu cầu các NHTM phải thường xuyên rà soát điều chỉnh hệ thống XHTD nội bộ để có thể áp
dụng phân loại nợ theo Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, một trong số các yêu cầu đối với hệ thống XHTD của NHTM bao gồm :
a) Hệ thống XHTD nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của TCTD.
b) Chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mơ hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các tài sản bảo đảm, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của TCTD.
c) Hàng năm, TCTD phải đánh giá lại hệ thống XHTD nội bộ và chính sách dự phịng rủi ro cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật.
Như vậy, nhằm có thể đáp ứng theo yêu cầu của NHNN về phân loại nợ, và nâng cao hơn nữa hiệu quả quản trị rủi ro thì Vietcombank phải thường xuyên xem xét điều chỉnh hệ thống XHTD của mình để có thể sàng lọc và phân loại khách hàng chính xác hơn. Mơ hình XHTD khách hàng của Vietcombank đang sử dụng là mơ hình một biến số sử dụng các chỉ tiêu tài chính theo phân tích định lượng và phi tài chính theo phân tích định tính để đánh giá nhằm bổ sung cho những hạn chế về số liệu thống kê của phương pháp định lượng. Tùy theo mức độ quan trọng mà giữa các chỉ tiêu và nhóm chỉ tiêu có trọng số khác nhau. Căn cứ tổng điểm đạt được sau khi đã nhân điểm ban đầu với trọng số để xếp loại DN theo mức độ rủi ro tăng dần từ AAA (Rủi ro thấp nhất) đến D (Rủi ro cao nhất).