.9 Tình hình dư nợ cho vay và nợ quá hạn KHDN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh TP HCM (Trang 49)

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch 2018/2017 +/- % +/- %

Dư nợ cho vay KHDN 39.411 44.187 49.873 4.776 12% 5.686 13% Nợ quá hạn KHDN 1.524 1.671 1.331 147 9,6% -340 20,3% Tỷ lệ nợ quá hạn KHDN/Dư nợ cho vay KHDN (%) 3,9% 3,8% 2,7%

Qua bảng 3.9, ta thấy dư nợ cho vay KHDN của VCB.HCM liên tục tăng qua các năm. Nợ quá hạn năm 2016 là 1.524 tỷ đồng, chiếm 3,9% trong cơ cấu dư nợ cho vay KHDN, qua năm 2017 nợ quá hạn tăng lên 1.671 tỷ đồng và chiếm 3,8% trong cơ cấu dư nợ cho vay KHDN. Với nỗ lực xử lý nợ của chi nhánh, đến năm 2018 nợ quá hạn đã giảm xuống còn 1.331 tỷ đồng, chỉ chiếm 2,7% cơ cấu tổng dư nợ KHDN.

Mặc dù nợ quá hạn năm 2018 đã giảm xuống đáng kể nhưng, vẫn cịn có những món nợ có khả năng mất vốn rất cao, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, có thể nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay KHDN tại VCB.HCM như sau:

 Cơ cấu vốn thấp cụ thể là vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp khá mỏng, dẫn đến tình trạng khi có biến cố xảy ra, doanh nghiệp khơng đáp ứng đủ nguồn vốn để thanh tốn cho những món nợ.

 Những món nợ có thời gian vay dài thường có khả năng mất vốn cao, do khi nguồn tiền tiền từ hoạt động kinh doanh về, khách hàng vẫn chưa có áp lực trả nợ nên sử dụng nguồn tiền đó vào mục đích khác, đầu tư dàn trải, dẫn đến thua lỗ và mất vốn.

 Quy mô các doanh nghiệp nhỏ lẻ, có tính chất tư nhân gia đình, hoạt động kinh doanh không ổn định thường sẽ rủi ro cao hơn so với các doanh nghiệp lớn, uy tín, hoạt động lâu năm trên thị trường.

 Vốn lưu động rịng của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro mà doanh nghiệp đó mang lại cho ngân hàng. Đối với một doanh nghiệp đang sử dụng địn bẩy tài chính q nhiều hoặc sử dung vốn khơng đúng mục đích, lấy vốn ngắn hạn đầu tư tài sản dài hạn sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất cân đối tài chính mà hậu quả có thể là mất khả năng thanh toán nợ vay.

 Đối với chi nhánh, việc khai thác và sử dụng thông tin chưa thực sự trở thành cơng cụ hữu hiệu trong phịng ngừa và hạn chế rủi ro. Nguồn thông tin vẫn dựa vào khách hàng là chủ yếu, lượng thông tin mà những doanh nghiệp vừa và nhỏ, có tính chất tư nhân gia đình cung cấp cho ngân hàng là khá ít và đơi khi thiếu chính xác nên vẫn xảy ra tình trạng nợ q hạn

đối với loại hình doanh nghiệp này, vơ hình chung là do Ngân hàng đã tiếp cận nguồn thông tin sai lệch từ phía các doanh nghiệp.

3.5. KẾT QUẢ VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ RỦI RO TRONG HOẠT

ĐỘNG CHO VAY KHDN TẠI VCB.HCM.

3.5.1. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế tồn cầu, mơi trường kinh doanh của các ngân hàng thương mại đang chịu sự cạnh tranh từ các TCTD trong và ngoài nước, tuy nhiên, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Với uy tín là chi nhánh lớn nhất tồn hệ thống của một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam, trong cho vay doanh nghiệp, chi nhánh thận trọng trong việc lựa chọn khách hàng, luôn cập nhật xu hướng ngành nghề, cho vay theo định hướng chính sách chung của tồn hệ thống, khuyến khích khách hàng tăng tỷ lệ tài sản bảo đảm cho chi nhánh, rà soát kỹ khoản vay và năng lực của người đại điện của công ty.

Thực trạng cho vay của chi nhánh chuyển biến tích cực, thể hiện qua:

 Số lượng KHDN đến với chi nhánh giao dịch tăng đáng kể trong những năm vừa qua, VCB.HCM luôn dẫn đầu về số lượng và chất lượng khách hàng trong tồn hệ thống Vietcombank. Với uy tín là của một ngân hàng lớn, vị trí địa lý của chi nhánh nằm ngay trung tâm TP.HCM, số lượng những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến giao dịch với chi nhánh ngày càng tăng lên.

 Dư nợ cho vay KHDN tăng cao trong 3 năm vừa qua với tốc độ tăng năm 2016 đến 2017 là 12%, năm 2017 đến 2018 là 13%, năm 2018 ghi nhận 49.873 tỷ đồng. Nợ quá hạn có xu hướng giảm dần qua các năm, năm 2016 là 1.524 tỷ đồng, đến năm 2018 giảm còn 1.331 tỷ đồng.

 Lãi suất tiền vay được áp dụng tại VCB.HCM luôn là mức lãi suất cạnh tranh nhất trên thị trường, mức lãi suất này dựa trên thỏa thuận lãi suất, mức độ đáp ứng điều kiện tín dụng của từng khách hàng và lịch sử giao dịch của họ mà chi nhánh đưa ra các mức lãi suất cạnh tranh nhất.

Trong quá trình cho vay, VCB.HCM ln nghiêm túc thực hiện đầy đủ những quy định về việc vay vốn theo các Thông tư, Nghị định mà ngân hàng Nhà nước đề

ra. Chi nhánh rất chú ý đến cơ cấu danh mục tín dụng, đảm bảo cơ cấu hợp lý, không tập trung quá vào một ngành nghề, một lĩnh vực nào đó nhằm hạn chế rủi ro. Cán bộ tín dụng luôn thận trọng xem xét thị trường, sản phẩm tiêu thụ, cập nhật thông tin khách hàng, hướng dẫn khách hàng trong việc lập hồ sơ giải ngân, và kiểm tra định kỳ sử dụng vốn sau giải ngân.

3.5.2. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN.

Tồn tại

- Hạn chế về thơng tin tín dụng, việc cập nhật thông tin của khách hàng phần lớn chỉ từ hai nguồn là thông tin do khách hàng cung cấp và thông tin lấy từ CIC, nhưng những địi hỏi thơng tin của Ngân hàng vẫn chưa được đáp ứng một cách đáng tin cậy, nhanh chóng và kịp thời.

- Việc tìm kiếm các dự án đầu tư gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các Ngân hàng khác, đặc biệt là các TCTD nước ngoài với ưu thế về lãi suất. - Số lượng hồ sơ vay vốn khá lớn, quy trình thẩm định chặt chẽ, qua nhiều

cấp thẩm quyền rà soát nên đôi khi khách hàng phải đợi lâu, giảm sự hài lòng của khách hàng.

- Nợ quá hạn có chuyển biến tích cực qua các năm, song vẫn cịn tồn tại những món nợ có khả năng mất vốn cao, làm ảnh hưởng đến hoạt động cũng như uy tín của chi nhánh.

Nguyên nhân

- Khách hàng nhỏ, quy mơ gia đình, thơng tin cung cấp cho ngân hàng đơi khi khơng đúng với tình hình thực tế của doanh nghiệp gây khó khăn cho chi nhánh trong việc đánh giá, thẩm định.

- Khách hàng sử dụng vốn khơng đúng mục đích, dùng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn, làm mất cân đối tài chính doanh nghiệp.

- Nền kinh tế khó khăn, lạm phát gia tăng, bất ổn về ngành có thể dẫn đến tình trạng khó khăn cho doanh nghiệp và ngân hàng.

- Doanh nghiệp đầu tư quá mức so với năng lực tự có của bản thân, dự án khơng mang tính khả thi, khơng có chiến lược phát triển lâu dài mà kinh doanh theo mùa vụ, khơng đủ mức vốn tự có tham gia vào dự án.

- Quy trình, thủ tục, điều kiện, cấp thẩm quyền phê duyệt, tốn nhiều thời gian, làm lỡ kế hoạch kinh doanh, dự án của doanh nghiệp.

- Cán bộ tín dụng thiếu kinh nghiệm dẫn đến sai sót trong khâu thẩm định hoặc rủi ro đạo đức đến từ chính cán bộ tín dụng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Qua chương 3, đề tài đã lần lượt trình bày tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay KHDN tại VCB.HCM và nêu lên được những tồn tại, nguyên nhân của rủi ro. Từ đó, làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng, lựa chọn mơ hình nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay KHDN được nêu tại chương 4.

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI

THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TP.HCM

4.1. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP. CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP.

4.1.1. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.

4.1.1.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ MẪU NGHIÊN CỨU.

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay KHDN, cụ thể là khả năng trả nợ của khách hàng.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu dựa trên nguồn số liệu thu thập từ các KHDN có quan hệ tín dụng với VCB.HCM trong giai đoạn 2016-2018. VCB.HCM hiện tại là chi nhánh lớn nhất khơng chỉ trong hệ thống Vietcombank mà cịn trong cả hệ thống NHTM Việt Nam xét về quy mô. Quy mô tài sản và dư nợ tín dụng của chi nhánh này tương đương với một ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ.

Nguyên tắc lấy mẫu:

- Các KHDN được chọn trong mẫu là ngẫu nhiên;

- Các KHDN được chọn có dư nợ tín dụng trong giai đoạn 2016-2018;

- Các KHDN được chọn khơng thuộc các KHDN có cấu trúc đặc biệt như: các cơng ty tài chính, cơng ty bảo hiểm, cơng ty chứng khốn…;

- Các DN được chọn cung cấp đầy đủ BCTC 3 năm trong giai đoạn 2016-2018, và có kết quả XHTD tại VCB.HCM.

Các bước chọn mẫu nghiên cứu được thực hiện như sau:

Bước 1: tác giả thống kê danh sách sắp xếp theo thứ tự số CIF của 625 KHDN

có phát sinh dư nợ tín dụng tại VCB.HCM trong giai đoạn 2016-2018;

Bước 2: tác giả muốn chọn ra một mẫu có tối thiểu là 300 KHDN. Tác giả sẽ

tiến hành chọn ngẫu nhiên 1 đơn vị trong danh sách, và sau đó cứ cách một DN thì tác giả chọn một DN để đưa vào mẫu. Kết quả tác giả thu thập được 312 KHDN;

Bước 3: tác giả lần lượt loại bỏ các KHDN có cấu trúc đặc biệt như: các cơng

ty tài chính, cơng ty bảo hiểm, cơng ty chứng khốn..và tiếp tục loại bỏ các KHDN không cung cấp đầy đủ BCTC 3 năm trong giai đoạn 2016-2018 hoặc khơng có kết

quả XHTD tại VCB.HCM. Kết quả, tác giả thu thập được 302 KHDN đáp ứng nguyên tắc lấy mẫu;

Bước 4: tác giả sẽ sử dụng 302 KHDN này để đưa vào mẫu nghiên cứu và

mẫu đối chứng kết quả, cụ thể: 202 đơn vị sẽ được sử dụng trong mẫu nghiên cứu (chiếm 67% số lượng KHDN thu thập) và 100 đơn vị (33% số lượng KHDN thu thập) sẽ được sử dụng để đối chứng độ phù hợp của mơ hình thực nghiệm.

4.1.1.2. LỰA CHỌN CÁC NHÂN TỐ VÀ BIẾN SỐ ĐẠI DIỆN.

Nghiên cứu xây dựng mơ hình phát triển từ mơ hình gốc của Chiara Pederzoli và Costanza Torricelli (2010). Nghiên cứu của Chiara và Costanza sử dụng các chỉ số tài chính để dự đốn khả năng trả nợ của các DN nhỏ ở Ý được cụ thể hóa thành bốn biến độc lập bao gồm: Nợ dài hạn/Tổng tài sản; Lợi nhuận trước lãi và thuế /Tổng tài sản; Tổng vốn cổ phần/Tổng tài sản; Tổng doanh thu/Tổng tài sản. Mơ hình cụ thể như sau:

𝑃𝐷 = 1

1 + exp (2.86 + 3.46𝐿𝑇𝐿𝐴 + 3.52𝐸𝐵𝐼𝑇𝐴 + 11.18𝐸𝑄𝑈𝐼𝑇𝑌𝐴 + 0.43𝑆𝐴𝐿𝐸𝑆𝐴) Trong phương trình này:

- LTLA = Nợ dài hạn/Tổng tài sản

- EBITA = Lợi nhuận trước lãi và thuế/Tổng tài sản - EQUITYA = Tổng vốn cổ phần/Tổng tài sản - SALESA = Tổng doanh thu/Tổng tài sản.

Có thể thấy mơ hình này chỉ được dựa trên các chỉ tiêu tài chính, tuy nhiên trên thực tế mức độ rủi ro của các khoản cho vay (khả năng trả nợ của khách hàng) không chỉ phụ thuộc vào các con số tài chính mà cịn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố phi tài chính như kinh nghiệm hoạt động doanh nghiệp, quy mơ công ty, tài sản bảo đảm… Do đó từ mơ hình nghiên cứu trên, tác giả giữ lại các biến: Lợi nhuận trước lãi và thuế/Tổng tài sản; Tổng vốn cổ phần/Tổng tài sản và Tổng doanh thu/Tổng tài sản. Đồng thời dựa trên kết quả các nghiên cứu thực nghiệm trước đây và kinh nghiệm cá nhân trong q trình cơng tác tại VCB.HCM, tác giả đề xuất đưa vào mơ hình thêm một số biến như: Quy mô doanh nghiệp, kinh nghiệm hoạt động, thời gian vay, tỷ lệ TSĐB, loại hình DNNN,… để xây dựng mơ hình đo lường mức độ rủi ro của các khoản cho vay (khả năng trả nợ) của KHDN tại VCB.HCM.

Bảng 4.1 Biến phụ thuộc trong mơ hình nghiên cứu

Xếp loại khách hàng Diễn giải Giá trị biến

Có khả năng trả nợ/ trả nợ tốt

Không phát sinh nợ quá hạn (NQH) hoặc NQH <= 90 ngày

POLRP = 1 Khơng có khả năng trả nợ/

trả nợ không tốt

Nợ cơ cấu thời hạn trả nợ hoặc NQH> 90 ngày

POLRP = 0

Nguồn: Giả định của tác giả

Bảng 4.1 trình bày và mơ tả biến phụ thuộc được sử dụng trong mơ hình. Khả năng trả nợ của khách hàng (POLRP) được xác định dựa trên khả năng thanh toán thực tế của khách hàng.

Như vậy, khách hàng có khả năng trả nợ/trả nợ tốt trong trường hợp khách hàng không phát sinh nợ quá hạn hoặc có nợ q hạn tối đa trong vịng 90 ngày. Và ngược lại, khách hàng sẽ được xem là khơng có khả năng trả nợ/trả nợ khơng tốt nếu khách hàng có nợ cơ cấu thời hạn trả nợ hoặc khách hàng phát sinh nợ quá hạn trên 90 ngày.

Bảng 4.2 Biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu

Loại

biến Ký hiệu Biến độc lập

Kỳ vọng

dấu Nghiên cứu trước

Đặc điểm của khoản vay Thời gian vay (LENLN)

Khoảng thời gian trả nợ

gốc của món vay (-) Flannery (1986) Coravos (2010) Tỷ lệ TSĐB (COLRA) Tỷ lệ tài sản bảo đảm/ mức cấp tín dụng (-) Jimenez và Saurina (2004) Ninua (2008) Tình hình tài chính của khách hàng VLĐ/TTS (WCLTA) Vốn lưu động /Tổng tài sản (+) Altman (1968) Taffler (1984) EBIT/TTS (EBITA)

Lợi nhuận trước thuế, trước lãi vay/Tổng tài sản (+) Chava và Jarrow (2004) Pederzoli và Torricelli (2010) VCSH/TTS (EQUIA) Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản (+) Lo (1986) Pederzoli và Torricelli (2010) DTT/TTS (SALTA)

Doanh thu thuần/Tổng

tài sản (+) Park và Han (2002) Pederzoli và Torricelli (2010) Quy mô (LOGTA)

Quy mô tổng tài sản của

Khách hàng (+)

Ohlson (1980) Hol (2007)

hình phi tài chính của khách hàng động (AGEBS) doanh của khách hàng (2001) Le và Nguyen (2013) Loại hình DNNN (OWNSP) Biến giả = 1: Khách hàng sở hữu trên 50% vốn Nhà Nước Biến giả = 0: Khách hàng sở hữu dưới hoặc bằng 50% vốn Nhà Nước

(-) Friedrich (2013)

Ghi chú: (+) tương quan đồng biến; (-) tương quan nghịch biến

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Bảng 4.2 trình bày các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu. Đó là các yếu tố mà tác giả kỳ vọng có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHDN.

Phần tiếp theo sau đây thảo luận một cách ngắn gọn về cơ sở lập luận về kỳ vọng dấu đối với sự tác động của từng biến độc lập đến khả năng trả nợ của KHDN. Đồng thời trình bày cách đo lường các biến độc lập, cụ thể như sau:

Thời gian vay: được đo lường bằng kỳ hạn trả nợ gốc. Trong thực tế, kỳ hạn

trả nợ phản ánh chính xác hơn về khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay so với tổng thời hạn cho vay.

Thực tế cho thấy lãi suất vay là cao hơn với các khoản vay có thời gian vay dài hơn. Bởi lẽ, các NHTM nhận định rằng việc kiểm soát rủi ro đối với các khoản vay dài hạn của KHDN là khó khăn hơn. Trong nghiên cứu của mình, Flannery (1986) cho biết khách hàng nhận định bản thân DN có rủi ro tín dụng thấp sẽ ưa thích vay ngắn hạn hơn thay vì vay dài hạn nhằm tiết kiệm chi phí lãi vay. Do đó, KHDN rủi ro thấp hơn sẽ lựa chọn tài chính ngắn hạn, đồng thời phát tín hiệu rủi ro thấp, khả năng trả nợ tốt. Bên cạnh đó trong trường hợp bất cân xứng thơng tin, các NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh TP HCM (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)