Kết quả hồi quy mô hình bảng tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp niêm yết trường hợp thị trường chứng khoán hà nội HNX (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

3.2.2. Kết quả hồi quy mô hình bảng tĩnh

3.2.2.1. Lựa chọn phương pháp hồi quy

Mơ hình hồi quy với dữ liệu bảng có ba mơ hình chính như sau: mơ hình hồi quy bình phương tối thiểu gộp (Pooled OLS), mơ hình hồi quy với tác động cố định (Fixed Effects Model - FEM); mơ hình hồi quy với tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model - REM).Để lựa chọn giữa ba mơ hình đầu tiên ta dùng kiểm định Hausman’s (1978) với giả thiết H0: “Khơng có sự tương quan giữa thành phần sai số cá nhân γi với một hay nhiều biến hồi quy độc lập” tức là ước lượng REM sẽ không cho kết quả bị (biased) và không nhất quán (inconsistent), như vậy chấp nhận H0 tức là cho rằng ước lượng REM là phù hợp, ngược lại nếu bác bỏ H0 tức là mơ hình FEM sẽ được chọn. Kết quả kiểm định Hausman đổi với hai mơ hình (Model 1) và (Model 2) như sau (xem thêm phụ lục 5):

Kết quả kiểm định Hausman cho thấy, thống kê chi bình phương chi2 (4) = 19.45 với Prob>chi2 = 0.0006 < 5% ở (Model 1) và chi2 (4) = 6.528 với Prob>chi2 = 0.0121 < 5% ở (Model 2). Kết quả này hàm ý rằng giả thuyết H0: “Khơng có sự tương quan giữa thành phần sai số cá nhân γi với một hay nhiều biến hồi quy độc lập” bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 5% ở cả 2 mơ hình. Nói cách khác, mơ hình tác động cố định (FEM) là mơ hình phù hợp hơn so với mơ hình tác động ngẫu nhiên (REM), điều này cũng hàm ý rằng, khơng cần so sánh và kiểm định giữa mơ hình REM và mơ hình hồi quy Pooled OLS.

3.2.2.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình

Để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình, tác giả sử dụng hệ số nhân tử phóng đại phương sai (VIF) trong luận văn này. Vì hai mơ hình (Model 1) và (Model 2) đều sử dụng chung 4 biến giải thích LEV, LIQ, SIZE, GROWTH nên chỉ cần kiểm định một lần cho cả 2 mô hình và kết quả kiểm định được trình bày trong bảng 3.4 dưới đây (xem thêm phụ lục 4):

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy giá trị VIF của các biến độc lập đều nhỏ < 2.0 và giá trị VIF trung bình = 1,49. Do đó, theo Hồng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) có thể khẳng định khơng có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mơ hình.

3.2.2.3. Kết quả hồi quy

Bảng 3.5 dưới đây trình bày kết quả mơ hình hồi quy bảng tĩnh với biến phụ thuộc ROA (Model 1) và ROE (Model 2) trên tồn bộ mẫu theo mơ hình tác động cố định (FEM) (xem thêm phụ lục 6).

Thống kê F trong mơ hình hồi quy với biến phụ thuộc ROA (Model 1) và ROE (Model 2) có giá trị lần lượt là 14.42 và 28.08 có ý nghĩa thống kê đều ở mức 1%. Kết quả này hàm ý rằng giả thiết về các hệ số hồi quy đồng thời bằng không đều bị bác bỏ với mức ý nghĩa 1%, nghĩa là hai mơ hình này đều phù hợp và có ý nghĩa thống kê.

Hệ số xác định R2 ở (Model 1) và (Model 2) lần lượt là 0.2210 và 0.1271, kết quả này hàm ý rằng, trong mơ hình FEM các tỷ số tài chính giải thích được khoảng 22.1% ROA và 12.71% ROE, rõ ràng ROA là thước đo TSSL và giải thích tác động của các yếu tố tài chính lên TSSL tốt hơn so với ROE. Tuy nhiên chỉ với 22.1% và 12.71% dường như tính dự đốn TSSL của mơ hình dựa vào các biến tỷ số tài chính là khơng cao.

Để kiểm tra hiện tượng PSTĐ trong mơ hình thực nghiệm, luận văn sử dụng kiểm định Wald với lệnh xttest3 trong phần mềm STATA. Kết quả kiểm định Wald ở (Model 1) và (Model 2) lần lượt cho thấy thống kê chi2 (100) = 1.000.000 với Prob>chi2 = 0.0000 < 1% và chi2 (100) = 280.000 với Prob>chi2 = 0.0000 < 1%. Kết quả này hàm ý rằng giả thuyết H0: “Khơng có hiện tượng phương sai thay đổi” bị bác

bỏ, nói cách khác, mơ hình (Model 1) và (Model 2) đều có hiện tượng PSTĐ. Bảng 3.6 là kết quả kiểm định Wald ở cả hai mơ hình (xem thêm phụ lục 6).

PSTĐ khơng làm mất đi tính chất không thiên lệch và nhất quán của các ước lượng OLS, nhưng các ước lượng này khơng cịn có phương sai nhỏ nhất hay là các ước lượng hiệu quả. Khi có PSTĐ, các phương sai của các ước lượng OLS khơng được tính từ các công thức OLS thông thường, nhưng nếu ta vẫn sử dụng các công thức OLS thông thường, các kiểm định t và F dựa vào chúng có thể gây ra những kết luận sai lầm.

Để kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mơ hình, luận văn sử dụng kiểm định Wooldridge với lệnh xtserial trong STATA. Kết quả kiểm định Wooldridge ở

bảng 3.7 với (Model 1) và (Model 2) lần lượt cho thấy thống kê F(1, 99) = 6.528 với Prob>F = 0.0121< 5% và thống kê F(1, 99) = 7.591 với Prob>F = 0.007 < 5% (xem thêm phụ lục 6). Kết quả này hàm ý rằng giả thuyết H0: “Khơng có hiện tượng tự tương quan” bị bác bỏ, có hiện tượng tự tương quan trong cả hai mơ hình.

Hiện tượng tự tương quan xảy ra khi các sai số bị tương quan với nhau. Trong trường hợp này, sai số nhiễu của các quan sát khác nhau được tính từ các phân phối khác nhau không phải là phân phối của các biến giải thích. Nếu có hiện tượng tự tương

quan xảy ra, phương sai của phần dư sẽ nhỏ hơn so với thực tế, kết quả là làm cho R2 cao hơn và các kiểm định về mức ý nghĩa t và F thơng thường khơng cịn hiệu lực nữa. Khi đó ước lượng hồi quy bảng tĩnh với mơ hình FEM khơng cịn hiệu quả, kết quả sử dụng ước lượng hồi quy bảng động bằng phương pháp ước lượng moment tổng quát (GMM) sẽ đáng tin cậy hơn.

Kết luận cả hai mơ hình Model 1 và Model 2 đều gặp vấn đề với hiện tượng PSTĐ và tự tương quan từ đó làm kết quả hồi quy giảm độ tin cậy, các vấn đề này sẽ được khắc phục trong mơ hình hồi quy bảng động sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy moment tổng quát (GMM).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp niêm yết trường hợp thị trường chứng khoán hà nội HNX (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)