CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
3.2.4. Kết quả hồi quy mô hình bảng động
3.2.4.1. Kiểm định tự tương quan
Luận văn này tác giả sử dụng kiểm định Arellano-Bond cho tương quan chuỗi bậc hai trong phương trình sai phân tức AR(2), bảng 3.8 là kết quả kiểm định Arellano-Bond 2 (xem phụ lục 7).
Kết quả kiểm định ở (Model 3) và (Model 4) lần lượt cho thấy thống kê z =0.30 với Prob>z = 0.767 > 5% và thống kê z =0.83 với Prob>z = 0.404 > 5%. Kết quả này hàm ý rằng giả thuyết H0: “Khơng có hiện tượng tự tương quan” được chấp nhân, các biến cơng cụ trong mơ hình khơng xuất hiện hiện tượng tương quan chuỗi bậc 1 trong mơ hình hồi quy bảng động (Model 3) và (Model 4).
3.2.4.2. Kiểm tra sự phù hợp của các biến công cụ
Theo lý thuyết, có nhiều cách kiểm tra sự phù hợp của các biến công cụ, trong luận văn này sử dụng phương pháp System-GMM với kiểm định Sargan (1958), kết quả kiểm định Sargan ở bảng 3.9 như sau (xem phụ lục 7)
Kết quả kiểm định ở (Model 3) và (Model 4) lần lượt cho thấy thống kê chi2 = 34.47 với Prob>chi2 = 0.124 > 5% và thống kê z = 38.6 với Prob>chi2 = 0.488 > 5%. Kết quả này hàm ý rằng giả thuyết H0: “Khơng có sự tương quan giữa biến công cụ và các thành phần sai số” được chấp nhân, các biến công cụ được sử dụng để hồi quy trong mơ hình (Model 3) và (Model 4) là phù hợp.
3.2.4.3. Kết quả hồi quy
Bảng 3.10 dưới đây trình bày kết quả của mơ hình hồi quy bảng động với biến phụ thuộc ROA (Model 3) và ROE (Model 4) trên toàn bộ mẫu theo phương pháp ước lượng System-GMM với các tùy chọn two-step, robust, small (xem thêm phụ lục 7).
Bảng 3.10: Kết quả hồi quy mơ hình bảng động với biến phụ thuộc là ROA
Mơ hình hồi quy với biến phụ thuộc ROA (Model 3)
Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa ROAi,t-1 0.50642 **0.021 LEVi,t-1 0.06481 **0.039 LIQit 0.02258 0.449 LEVit -0.15735 ***0.000 SIZEit 0.00460 *0.092 GROWTHit 0.03201 ***0.000 CONS 0.00914 0.785 Số biến công cụ 33 Thống kê F 18.75
Nguồn: Kết quả chạy từ phần mềm STATA. ***, ** và * cho biết ý nghĩa 1%, 5% và
Bảng 3.11: Kết quả hồi quy mơ hình bảng động với biến phụ thuộc là ROE
Mô hình hồi quy với biến phụ thuộc ROE (Model 4)
Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa ROEi,t-1 0.26074 ***0.001 LEVi,t-1 0.22881 ***0.009 LIQit -0.00028 0.995 LEVit -0.33789 ***0.001 SIZEit 0.00979 *0.073 GROWTHit 0.02278 **0.021 CONS 0.01371 0.834 Số biến công cụ 46 Thống kê F 4.45
Nguồn: Kết quả chạy từ phần mềm STATA. ***, ** và * cho biết ý nghĩa 1%, 5% và
mức 10% tương ứng.
Kết quả của hồi quy của mơ hình (Model 3) và (Model 4) theo phương pháp ước lượng moment tổng quát hệ thống (System-GMM) cho thấy:
ĐBTC có tác động tiêu cực đến ROA và ROE của mơ hình (Model 3) và (Model 4) và đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này phù hợp với những phát hiện trước đó ở trên thế giới và Việt Nam (Maziar và Nazrul, 2017; Chu Thị Thu Thủy và các cộng sự, 2015). Tỷ lệ ĐBTC trung bình của các DNNY trên sàn chứng khoán HNX trong mẫu nghiên cứu là 49.1%, tỷ lệ này tương đối là cao, nó gây ra chi phí sử dụng nợ và áp lực trả nợ lớn cho các công ty này. Nhất là trong tình hình sàn HNX là nơi niêm yết của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lợi nhuận của các doanh nghiệp này thường khơng cao và nhanh chóng bị bào mịn bởi chi phí sử dụng nợ lớn.
Tuy nhiên, ĐBTC quá khứ lại mang đến tác động tích cực đến ROA và ROE với mức ý nghĩa 5% ở (Model 3) và 1% ở (Model 4). Tác giả suy đoán dựa trên kết quả này là trong khoảng thời gian nghiên cứu từ 2014 đến 2018, là thời kỳ tăng trưởng cao của nền kinh tế Việt Nam với GDP năm sau luôn cao hơn năm trước, tận dụng
được điều đó các DNNY trên sàn chứng khốn HNX nói chung đều có các dự án làm ăn tốt, ít rủi ro việc vay nợ và trả nợ trở nên dễ dàng hơn. Từ đó các nguồn vốn để tài trợ cho các dự án có một nửa đến từ nợ và trong đó hầu hết là đến từ nợ trong quá khứ, do vậy có thể dự đốn gia tăng sử dụng ĐBTC trong hiện tại có thể dẫn tới tăng ROA và ROE trong tương lai trong những thời kỳ mà nền kinh tế tăng trưởng tốt.
QMDN tương quan tích cực đến đến ROA và ROE của mơ hình (Model 3) và (Model 4) và đều có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Kết quả này phù hợp với những phát hiện trước đó ở trên thế giới và Việt Nam (Liargovas và Skandalis, 2008; Maziar và Nazrul, 2017; Chu Thị Thu Thủy và các cộng sự, 2015).
Thanh khoản có mối quan hệ khơng đáng kể tới ROA và ROE của mơ hình (Model 3) và (Model 4).
TĐTTDT có tác động tích cực đến ROA và ROE của mơ hình (Model 3) và (Model 4) với mức ý nghĩa 1% ở (Model 3) và 5% ở (Model 4). Kết quả này trái ngược với nghiên cứu của Maziar và Nazrul (2017) ở Malaysia. Có thể do những khác biệt của thị trường chứng khoán Việt Nam và Malaysia dẫn tới kết quả này.
Kết quả hồi quy cũng cho thấy ROA và ROE quá khứ có tác động tích cực đáng kể lên ROA và ROE ở hiện tại với mức ý nghĩa thống kê là 5% ở (Model 3) và 1% ở (Model 4). Điều này có nghĩa là các DNNY trên sàn chứng khốn HNX có một sự tăng trưởng lợi nhuận liên tục qua các năm. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Maziar và Nazrul (2017), người đã điều tra sự tăng trưởng liên tục của lợi nhuận của 60 công ty vừa và nhỏ trong thị trường ACE ở Malaysia. Sự tăng trưởng lợi nhuận liên tục này cho thấy các DNNY trên sàn chứng khốn HNX cịn nhiều dư địa để phát triển và các sản phẩm của họ ít gặp phải sự cạnh tranh.