Các phương thức chovay nôngnghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến dư nợ tín dụng nông nghiệp của nông hộ tại hội sở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đồng nai (Trang 30)

CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

2.3.3 Các phương thức chovay nôngnghiệp

Đặc điểm kinh tế nông nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức cho vay và áp dụng kỹ thuật cho vay phù hợp, hiệu quả. Các phương thức tổ chức cho vay nông nghiệp cơ bản như sau:

- Cho vay trực tiếp: Cho vay trực tiếp là quan hệ vay và cho vaytrong đó khách hàng có nhu cầu về vốn giao dịch trực tiếp với ngân hàng để vay vốn và trả nợ. Đối với cho vay trực tiếp, việc cấp vốn vay có thể tồn tại dưới dạng song phương hoặc đa phương (thường gặp là 3 bên).

Với thể thức cho vay song phương, ngân hàng sẽ giải ngân / thu nợ trực tiếp với khách hàng vay.

Với thể thức cho vay đa phương, hợp đồng vay vốn có nhiều bên tham gia, trong đó bên thứ 3 là tổ chức, cá nhân cung ứng vật tư, hàng hóa thuộc đối tượng vay và tiền vay sẽ được chuyển trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân này, hoặc bên thứ 3 là các đơn vị bao tiêu mà họ có trách nhiệm thanh toán nợ cho ngân hàng thay cho khách hàng vay.

- Cho vay bán trực tiếp: để phù hợp với điều kiện đặc thù của khách hàng nơng nhgiệp, cần phải có những phương thức tổ chức cho vay phù hợp với tính thời vụ và số lượng lớn món vay, đó là phương thức cho vay qua tổ. Theo phương thức này, một số khách hàng (tùy quy mô khả năng quản lý..) lập thành một tổ (hợp tác) vay

vốn. Để trở thành thành viên, các tổ phải gần nhau, hoặc có mối quan hệ với nhau về mục đích vay vốn, ngành nghề sản xuất, kinh doanh hoặc quan hệ láng giềng, thân tộc... Tổ phải thành lập trên cơ sở tự nguyện, có quy ước hoạt động và phải bầu ra tổ trưởng để làm đại diện pháp lý trong quan hệ với ngân hàng. Trên cơ sở các quy định của Ngân hàng, tổ sẽ tiến hành bình xét số tiền được vay của từng thành viên.Nhân viên ngân hàng sẽ thẩm định lại và thông báo số tiền cho vay của từng khách hàng thành viên cũng như cả tổ. Tổ trưởng là người trực tiếp nhận tiền, theo dõi nợ vay và thu nợ để trả cho ngân hàng; đồng thời được hưởng một phần hoa hồng do ngân hàng trích lại.

Cho vay tổ liên danh, liên đới vay vốn: về cách thức thành lập, quy trình vay cũng tương tự như tổ (hợp tác) vay vốn. Sự khác biệt quan trọng nhất là mỗi thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm trước việc hoàn trả nợ đúng hạn của các thành viên khác trong tổ vay vốn. Trong trường hợp chưa trả dứt nợ cũ, ngân hàng sẽ không cho vay món mới.Trong thực tế, số lượng loại tổ này là không nhiều và số lượng thành viên thường ít, chưa phát huy được hiệu quả.

- Cho vay gián tiếp: là việc ngân hàng cho khách hàng vay thông qua một tổ chức trung gian (thường là các doanh nghiệp bao tiêu hoặc cung ứng vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh nông nghiệp) ứng vốn cho khách hàng nông nghiệp nông dân. Đến vụ thu hoạch, các doanh nghiệp này thu mua sản phẩm của khách hàng đồng thời thu nợ các khoản đã ứng từ đầu vụ sản xuất. Tuy nhiên, việc xét duyệt cho vay phụ thuộc vào phương án vay vốn của doanh nghiệp, còn việc ứng vốn thuộc quyền doanh nghiệp trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng. Ngồi ra, ngân hàng cịn có thể mua lại các hợp đồng bán vật tư, thiết bị trả chậm, trả góp của doanh nghiệp cho khách hàng, tức là ngân hàng cho vay dựa trên cơ sở hợp đồng trả nợ.

2.4 Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc

2.4.1 Lược khảo các lý thuyết

Thị trường tín dụng nơng nghiệp tồn tại dưới ba hình thức: tín dụng chính thức, tín dụng bán chính thức và tín dụng phi chính thức.

Tín dụng chính thức là nơi diễn ra cơng khai các hoạt động huy động, cung ứng và giao dịch vốn tín dụng giữa các tổ chức trung gian tài chính với chủ thể cầu vốn, tuân thủ pháp luật của nhà nước. Lực lượng tham gia cung vốn trên thị trường này bao gồm: hệ thống các ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, các cơng ty tài chính... Tín dụng bán chính thức là nơi diễn ra cơng khai các hoạt động trợ giúp, cung ứng, giao dịch vốn tín dụng của các tổ chức xã hội (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên,…). Các tổ chức xã hội này không phải là chủ thể cung vốn tín dụng mà chỉ là lực lượng trợ giúp Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ (NGO) giải ngân cho các chương trình, dự án chỉ định nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, nhất là đối với những vùng nghèo, xã nghèo. Mọi giao dịch vốn tín dụng của các tổ chức xã hội đều đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp và giám sát chặt chẽ của chính quyền các cấp.

Tín dụng phi chính thức là nơi diễn ra hoạt động huy động, cung ứng và giao dịch vốn một cách cơng khai hoặc ngấm ngầm nằm ngồi khn khổ pháp luật của nhà nước hoặc không phụ thuộc, không chịu sự quản lý của chính quyền nhà nước. Chủ thể tham gia cung vốn tín dụng trên thị trường này là tư nhân cho vay nặng lãi, tư thương bán chịu hàng hóa, chủ cửa hàng cầm đồ hoặc nhóm hợp tác tín dụng tự nguyện như: hụi, họ, phường, bạn bè, anh em cho vay tương trợ.

Mặc dù lãi suất ở thị trường tín dụng phi chính thức thường rất cao, có khi cao hơn từ 2-10 lần so với lãi suất ngân hàng nhưng người dân vẫn phải vay phi chính thức để đáp ứng nhu cầu chi tiêu hàng ngày cũng như nhu cầu vốn cho sản xuất.

Ở Việt Nam theo Barslund và Tarp (2008) có đến 36% số giao dịch tín dụng ở nơng thơn là phi chính thức thậm chí có nơi như ở Phú Thọ con số này là 50%. Tín dụng phi chính thức có những ưu điểm mà tín dụng chính thức khơng có được như: sự am hiểu người vay, chi phí giao dịch thấp, thời gian nhận vốn nhanh, khả năng kiểm sốt và cưỡng chế trả nợ tốt, tính linh hoạt trong quyết định cho vay...

Nhận thấy điều đó chính phủ nhiều nước đã thành lập các tổ chức tín dụng chính thức để nhằm hạn chế và đi đến loại trừ tín dụng phi chính thức nhằm xóa bỏ hiện tượng cho vay nặng lãi nhưng thực tế thì tín dụng phi chính thức vẫn tồn tại và phát

triển thậm chí là rất phát triển ở nhiều nơi.

Mơ hình tiếp cận tín dụng bắt đầu với lý thuyết nhu cầu tín dụng trong đó cá nhân hoặc một hộ gia đình muốn tối đa hóa lợi ích từ số tiền. Tất cả các đơn vị tiền có chi phí cơ hội, đó là lãi suất và do đó, quyết định để vay tiền xuất phát từ một sự lựa chọn có cân nhắc. Tuy nhiên, việc cung cấp tín dụng không chỉ dựa trên giá thị trường hoặc lãi suất cho vay. Do thông tin bất đối xứng, Stiglitz và Weiss (1981) chỉ ra rằng lý thuyết cung cầu tín dụng khơng thể giải thích được thị trường tín dụng, đặc biệt là thị trường tín dụng nơng thơn. Bởi vì, các tổ chức tín dụng có thiếu thơng tin về khách hàng và rủi ro của khoản vay nhưng các tổ chức tín dụng này lại không thể tăng lãi suất để xác định mức cân bằng cho thị trường tín dụng. Vì vậy, các tổ chức tín dụng có xu hướng sàng lọc tín dụng. Nói cách khác, dịng chảy tín dụng khơng tn theo quy luật cung cầu, nó là phức tạp bởi một q trình phân phối cá nhân áp dụng đối với tín dụng, sau đó cho vay xác định tín dụng được phân bổ bao nhiêu, dựa trên nhận thức của họ về mức độ tín nhiệm của khách hàng vay (Aleem, 1990, trích trong Thùy, 2015).

Về mặt lý thuyết, thị trường tín dụng chính thức bao gồm cung và cầu tín dụng. Cầu tín dụng được xác lập dựa trên các đặc điểm của hộ, như là các đặc điểm nhân khẩu học và kinh tế - xã hội; và cung tín dụng được định nghĩa là số tiền mà các nhà cung cấp quyết định cho vay dựa trên những thơng tin sẵn có về nhu cầu vay. Các tổ chức tín dụng sẽ quyết định cấp tồn bộ hoặc giảm số tiền cho vay hoặc hoàn toàn bác bỏ yêu cầu xin vay (Zeller, 1994).

Hoạt động cho vay có đặc thù là số tiền cho vay hơm nay chỉ có thể thu lại vào ngày mai. Do tất cả đều thay đổi theo thời gian nên người cho vay khơng chắc là có thể thu lại được số tiền cho vay (đương nhiên là cùng với tiền lãi) vào thời điểm đáo hạn hay không, mặc dù đã thẩm định người vay hết sức kỷ lưỡng. Các nghiên cứu về tín dụng chủ yếu dựa vào ba hướng phân tích chính là: (1) dựa trên lý thuyết về thông tin khơng hồn hảo (Hoff và Stiglitz, trích trong Thùy, 2015), (2) dựa trên lý thuyết về cơ chế cho vay gián tiếp, (3) dựa trên lý thuyết về cơ chế cho vay trực tiếp.

- Lý thuyết về thơng tin khơng hồn hảo: theo Hoff và Stiglitz thì các người cho vay khác nhau có thơng tin về con nợ của mình là khác nhau. Đối với những chủ nợ người địa phương thường có lợi thế hơn trong việc giám sát các con nợ trong khi đó các thể chế tín dụng chính thức lại thấy dường như khó có khả năng để thực thi các giám sát cần thiết.

- Cơ chế gián tiếp: hợp đồng được chủ nợ thiết kế sao cho thu được những thông tin riêng của từng người vay tiềm tàng về mức độ rủi ro trong dự án của họ; khuyến khích họ thực thi những nỗ lực cần thiết nhằm làm giảm bớt khả năng không trả được nợ.

- Cơ chế trực tiếp: chủ nợ đầu tư vào việc sàng lọc những người đi vay tiềm tàng và cưỡng chế họ phải trả nợ. (Thùy, 2015)

2.4.2 Lược khảo các nghiên cứu

Tín dụng chính thức và phi chính thức trên thế giới

Việc tiếp cận tín dụng của nơng hộ qua các nghiên cứu thực nghiệm thường chấp nhận sự tồn tại của 02 loại hình tín dụng chính thức và khơng chính thức, nhưng xem xét chúng một cách độc lập.

Nghiên cứu của Nathan Okurut được thực hiện năm 2006 nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của người nghèo và người da màu ở Nam Phi đối với thị trường tín dụng chính thức và phi chính thức. Bằng việc sử dụng mơ hình Probit và mơ hình Logit, tác giả chỉ ra rằng người nghèo và người da màu bị hạn chế về khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng này. Trong phạm vi quốc gia, khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi giới tính, độ tuổi, số thành viên trong gia đình, trình độ học vấn, chi tiêu và chủng tộc của hộ. Việc nghèo khó có tác động xấu đến việc tiếp cận guồn tín dụng chính thức. Ở thị trường tín dụng phi chính thức, việc tiếp cận các khoản tín dụng này chịu sự tác động tích cực bởi số thành viên trong hộ, chi tiêu của hộ và vị trí khu vực nơng thơn. Trong khi đó, các nhân tố có tác động xấu đến việc tiếp cận nguồn tín dụng phi chính thức đó là nam giới, vị trí nơng thơn, việc nghèo khó và bần cùng. (Thùy, 2015)

Nghiên cứu của Diagne được thực hiện năm 1999 thông qua việc sử dụng giá trị log của hàm gần đúng, tác giả cho thấy rằng nguồn hình thành nên tài sản của hộ thì quan trọng hơn nhiều so với tổng giá trị tài sản hoặc số đất mà hộ nắm giữ và nguồn hình thành nên tài sản được xem là nhân tố quyết định khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ. Đặc biệt, giá trị của đất và giá trị vật nuôi trong tổng giá trị tài sản của hộ càng cao thì nó càng có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ. Tuy nhiên, diện tích đất mà hộ nắm giữ cũng có tác động đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng phi chính thức. (Thùy, 2015)

Các bằng chứng cho thấy hầu hết các nhà cho vay khơng chính thức cho vay dựa trên sự giàu có của người đi vay. Có đất đai được xem như là một chỉ số về khả năng trả nợ. (Zeller, 1994).

Theo Nehman (1973) tiến hành nghiên cứu thị trường tín dụng ở Braxin và nhận thấy rằng rất nhiều nơng dân có nhu cầu vay nhỏ đã không vay từ khu vực chính thức bởi vì khi xem xét chi phí vay thực sự (gồm cả lãi suất và chi phí giao dịch khi vay) thì các khoản vay nhỏ từ khu vực phi chính thức sẽ trở nên hấp dẫn hơn so với vay ở khu vực chính thức. (Thùy, 2015)

Tín dụng chính thức và phi chính thức ở việt Nam

Theo Phan Đình Khơi (2012) kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng “số tiền vay khơng chính thức ảnh hưởng bởi các yếu tố bao gồm: Sở hữu đất đai, mục đích cho vay khơng chính thức, lãi suất chính thức, thời hạn cho vay khơng chính thức, và đường liên xã. Hộ gia đình cư trú trong khu vực có đường liên xã và với quyền sở hữu đất đai có thể có được tín dụng khơng chính thức từ nhà cung cấp hoặc thương nhân. Những hộ có nhu cầu cao hơn cho tiêu dùng có thể vay thêm từ bạnbè, người thân hoặc người cho vay. Sự linh hoạt của thời hạn vay khơng chính thức thể bù đắp cho mức lãi suất cao. Các kết quả này còn cho thấy các hộ gia đình nơng thơn xem xét tầm quan trọng của sự linh hoạt của thời hạn vay tín dụng chính thức hơn là lãi suất. Bởi vì một khoản vay khơng chính thức là một hợp đồng linh hoạt, khách hàng vay có thể chấm dứt hoặc gia hạn thời gian cho vay theo khả năng trả nợ của họ. Như vậy, tín dụng khơng chính thức là một nguồn vốn phổ biến của mục đích vay của

các tiểu thương và mục đích vay tiêu dùng cho các hộ gia đình nơng thơn”.

Kết quả của Dương và Inzumida (2002) cho rằng “tuổi có mối quan hệ nghịch đảo với nhu cầu tín dụng khơng chính thức tại Việt Nam. Một mối quan hệ nghịch giữa giáo dục và tín dụng khơng chính thức cho thấy rằng chủ hộ với mức học vấn thấp có xu hướng được vay tín dụng khơng chính thức ít hơn so với chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn”.

Như vậy, từ các kết quả nghiên cứu của các tác giả về các nhân tố ảnh hưởng đến vay tín dụng chính thức và khơng chính thức, có thể tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến vay tín dụng nói chung theo Bảng sau:

Bảng 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến vay tín dụng

Các yếu tố Nathan Okurut (2006) Diagne (1999) Zeller (1994) Nehman (1973) Khơi (2012) Dương& Inzumida (2002) Tổng cộng Giới tính X 1 Độ tuổi X x 2 Số thành viên gia đình X 1 Trình độ học vấn X x 2 Thu nhập X 1 Tài sản x 1 Diện tích đất x x x 3 Mục đích vay x 1

Lãi suất vay x x 2

Chi phí giao dịch vay x 1

Thời gian hoàn vốn x 1

Khoảng cách địa lý x 1

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

2.4.3 Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Để phân tích các yếu tố tác động đến dư nợ vay tín dụng nơng nghiệp của nơng hộ, đề tài đưa ra biến phụ thuộc là “dư nợ tín dụng nơng nghiệp của nông hộ”; 05 biến

độc lập là: độ tuổi, trình độ học vấn, diện tích đất, mục đích vay, lãi suất vay. Lý do đưa ra các biến “độ tuổi”, “trình độ học vấn”, “diện tích đất”, “lãi suất vay” do được từ hai tác giả trở lên nghiên cứu cùng xác định (theo bảng tổng hợp trên). Riêng biến “mục đích vay” tuy có một tác giả xác định nhưng đây là nghiên cứu của tác giả người Việt Nam được đăng trên tạp chí trong nước, đồng thời tác giả muốn đưa vào 01 biến giả để phân tích và xác định hiện trạng cho vay đang được ưu tiên tập trung vào mục đích sử dụng vốn nào nhiều hơn, từ đó có định hướng để đề ra giải pháp cho quá trình nghiên cứu.

Sau đây là mơ hình nghiên cứu đề xuất do tác giả đưa ra:

Hình 2.1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Tóm tắt Chƣơng 2

Chương 2 trình bày các cơ sở lý thuyết có liên quan đến các khái niệm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến dư nợ tín dụng nông nghiệp của nông hộ tại hội sở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đồng nai (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)