Lược khảo các nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến dư nợ tín dụng nông nghiệp của nông hộ tại hội sở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đồng nai (Trang 34)

CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

2.4 Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước

2.4.2 Lược khảo các nghiên cứu

Tín dụng chính thức và phi chính thức trên thế giới

Việc tiếp cận tín dụng của nơng hộ qua các nghiên cứu thực nghiệm thường chấp nhận sự tồn tại của 02 loại hình tín dụng chính thức và khơng chính thức, nhưng xem xét chúng một cách độc lập.

Nghiên cứu của Nathan Okurut được thực hiện năm 2006 nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của người nghèo và người da màu ở Nam Phi đối với thị trường tín dụng chính thức và phi chính thức. Bằng việc sử dụng mơ hình Probit và mơ hình Logit, tác giả chỉ ra rằng người nghèo và người da màu bị hạn chế về khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng này. Trong phạm vi quốc gia, khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi giới tính, độ tuổi, số thành viên trong gia đình, trình độ học vấn, chi tiêu và chủng tộc của hộ. Việc nghèo khó có tác động xấu đến việc tiếp cận guồn tín dụng chính thức. Ở thị trường tín dụng phi chính thức, việc tiếp cận các khoản tín dụng này chịu sự tác động tích cực bởi số thành viên trong hộ, chi tiêu của hộ và vị trí khu vực nơng thơn. Trong khi đó, các nhân tố có tác động xấu đến việc tiếp cận nguồn tín dụng phi chính thức đó là nam giới, vị trí nơng thơn, việc nghèo khó và bần cùng. (Thùy, 2015)

Nghiên cứu của Diagne được thực hiện năm 1999 thông qua việc sử dụng giá trị log của hàm gần đúng, tác giả cho thấy rằng nguồn hình thành nên tài sản của hộ thì quan trọng hơn nhiều so với tổng giá trị tài sản hoặc số đất mà hộ nắm giữ và nguồn hình thành nên tài sản được xem là nhân tố quyết định khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ. Đặc biệt, giá trị của đất và giá trị vật nuôi trong tổng giá trị tài sản của hộ càng cao thì nó càng có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ. Tuy nhiên, diện tích đất mà hộ nắm giữ cũng có tác động đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng phi chính thức. (Thùy, 2015)

Các bằng chứng cho thấy hầu hết các nhà cho vay khơng chính thức cho vay dựa trên sự giàu có của người đi vay. Có đất đai được xem như là một chỉ số về khả năng trả nợ. (Zeller, 1994).

Theo Nehman (1973) tiến hành nghiên cứu thị trường tín dụng ở Braxin và nhận thấy rằng rất nhiều nông dân có nhu cầu vay nhỏ đã không vay từ khu vực chính thức bởi vì khi xem xét chi phí vay thực sự (gồm cả lãi suất và chi phí giao dịch khi vay) thì các khoản vay nhỏ từ khu vực phi chính thức sẽ trở nên hấp dẫn hơn so với vay ở khu vực chính thức. (Thùy, 2015)

Tín dụng chính thức và phi chính thức ở việt Nam

Theo Phan Đình Khơi (2012) kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng “số tiền vay khơng chính thức ảnh hưởng bởi các yếu tố bao gồm: Sở hữu đất đai, mục đích cho vay khơng chính thức, lãi suất chính thức, thời hạn cho vay khơng chính thức, và đường liên xã. Hộ gia đình cư trú trong khu vực có đường liên xã và với quyền sở hữu đất đai có thể có được tín dụng khơng chính thức từ nhà cung cấp hoặc thương nhân. Những hộ có nhu cầu cao hơn cho tiêu dùng có thể vay thêm từ bạnbè, người thân hoặc người cho vay. Sự linh hoạt của thời hạn vay khơng chính thức thể bù đắp cho mức lãi suất cao. Các kết quả này cịn cho thấy các hộ gia đình nơng thơn xem xét tầm quan trọng của sự linh hoạt của thời hạn vay tín dụng chính thức hơn là lãi suất. Bởi vì một khoản vay khơng chính thức là một hợp đồng linh hoạt, khách hàng vay có thể chấm dứt hoặc gia hạn thời gian cho vay theo khả năng trả nợ của họ. Như vậy, tín dụng khơng chính thức là một nguồn vốn phổ biến của mục đích vay của

các tiểu thương và mục đích vay tiêu dùng cho các hộ gia đình nơng thơn”.

Kết quả của Dương và Inzumida (2002) cho rằng “tuổi có mối quan hệ nghịch đảo với nhu cầu tín dụng khơng chính thức tại Việt Nam. Một mối quan hệ nghịch giữa giáo dục và tín dụng khơng chính thức cho thấy rằng chủ hộ với mức học vấn thấp có xu hướng được vay tín dụng khơng chính thức ít hơn so với chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn”.

Như vậy, từ các kết quả nghiên cứu của các tác giả về các nhân tố ảnh hưởng đến vay tín dụng chính thức và khơng chính thức, có thể tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến vay tín dụng nói chung theo Bảng sau:

Bảng 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến vay tín dụng

Các yếu tố Nathan Okurut (2006) Diagne (1999) Zeller (1994) Nehman (1973) Khôi (2012) Dương& Inzumida (2002) Tổng cộng Giới tính X 1 Độ tuổi X x 2 Số thành viên gia đình X 1 Trình độ học vấn X x 2 Thu nhập X 1 Tài sản x 1 Diện tích đất x x x 3 Mục đích vay x 1

Lãi suất vay x x 2

Chi phí giao dịch vay x 1

Thời gian hoàn vốn x 1

Khoảng cách địa lý x 1

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

2.4.3 Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Để phân tích các yếu tố tác động đến dư nợ vay tín dụng nơng nghiệp của nơng hộ, đề tài đưa ra biến phụ thuộc là “dư nợ tín dụng nơng nghiệp của nơng hộ”; 05 biến

độc lập là: độ tuổi, trình độ học vấn, diện tích đất, mục đích vay, lãi suất vay. Lý do đưa ra các biến “độ tuổi”, “trình độ học vấn”, “diện tích đất”, “lãi suất vay” do được từ hai tác giả trở lên nghiên cứu cùng xác định (theo bảng tổng hợp trên). Riêng biến “mục đích vay” tuy có một tác giả xác định nhưng đây là nghiên cứu của tác giả người Việt Nam được đăng trên tạp chí trong nước, đồng thời tác giả muốn đưa vào 01 biến giả để phân tích và xác định hiện trạng cho vay đang được ưu tiên tập trung vào mục đích sử dụng vốn nào nhiều hơn, từ đó có định hướng để đề ra giải pháp cho quá trình nghiên cứu.

Sau đây là mơ hình nghiên cứu đề xuất do tác giả đưa ra:

Hình 2.1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Tóm tắt Chƣơng 2

Chương 2 trình bày các cơ sở lý thuyết có liên quan đến các khái niệm nghiên cứu bao gồm: tín dụng; hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại; hoạt động cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp của ngân hàng thương mại; các mối liên hệ của một số yếu tố có liên quan đến tín dụng nơng nghiệp. Cùng với đó, Chương này trình

Dư nợ tín dụng nơng nghiệp của nơng hộ

H1 (+) H2 (+) H3 (+) H5 (+) H4 (-) Độ tuổi Trình độ học vấn

Lãi suất vay

Mục đích vay Diện tích đất

bày tổng quan một số nghiên cứu trước đây của các tác giả nước ngồi và trong nước có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài, sau đó tổng hợp, đánh giá các yếu tố có tác động và đưa ra mơ hình nghiên cứu đề xuất của đề tài nghiên cứu.

CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong Chương 2 tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết và đề xuất mơ hình nghiên cứu gồm biến phụ thuộc là dư nợ cho vay nông nghiệp của nông hộ cùng 05 biến độc lập là: độ tuổi, trình độ học vấn, diện tích đất, lãi suất vay, mục đích vay. Nội dung của Chương 3 sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu phục vụ mục tiêu kiểm định mơ hình nghiên cứu cùng các giả thuyết đề ra.

Quy trình nghiên cứu 3.1

Quy trình nghiên cứu được tác giả thực hiện với các bước sau: Bắt đầu từ việc xác định mục tiêu để nghiên cứu, tác giả tham khảo các tài liệu từ trong nước và nước ngoài để tổng kết lại các lý thuyết mà các tác giả đã nghiên cứu trước, từ đó đưa ra mơ hình nghiên cứu. Trên cơ sở mơ hình nghiên cứu, tác giả thu thập dữ liệu từ đơn vị mà tác giả chọn để nghiên cứu, sau đó đưa vào chạy chương trình để cho ra kết quả cần nghiên cứu. Với kết quả có được, tác giả sẽ thảo luận và viết báo cáo.

Quy trình nghiên cứu được sơ đồ hóa như hình dưới đây:

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Thông tin cần dùng 3.2

Số liệu thứ cấp: thu thập từ sách, báo, các bài nghiên cứu, đề tài của một số tác giả; báo cáo, số liệu của Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Đồng Nai (Agribank Đồng Nai) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh

Mục tiêu nghiên cứu Tổng kết lý thuyết Mơ hình nghiên cứu Thu thập dữ liệu Nghiên cứu định lượng Thảo luận kết quả Viết báo cáo

Đồng Nai.

Số liệu sơ cấp: Dữ liệu cho vay nông hộ trên địa bàn thành phố Biên Hòa được trích xuất từ hệ thống chương trình quản lý vay của Agribank Đồng Nai; Tham khảo cán bộ, nhân viên Hội sở Agribank Đồng Nai.

Phƣơng pháp phân tích 3.3

Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dư nợ tín dụng nơng nghiệp của nơng hộ, đề tài sử dụng phương pháp phân tích định lượng và ước lượng OLS (Ordinary Least Square) với biến phụ thuộc là “Dư nợ tín dụng nơng nghiệp của nông hộ”; 05 biến độc lập là: độ tuổi, trình độ học vấn, diện tích đất, lãi suất vay, mục đích vay.

Phân tích hồi quy là nghiên cứu mối liên hệ phụ thuộc của một biến (biến phụ thuộc) vào một hay nhiều biến khác (biến độc lập), với ý tưởng ước lượng và/hoặc dự đốn giá trị trung bình (tổng thể) của biến phụ thuộc trên cơ sở các giá trị biết trước (trong mẫu) của các biến độc lập.Nghiên cứu được giới hạn trong mơ hình hồi qui tuyến tính mơ tả mối quan hệ tuyến tính (dạng đường thẳng) giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, mặc dù trong thực tiễn có rất nhiều kiểu quan hệ đa dạng, phong phú (phi tuyến tính) như dạng hàm mũ, dạng hàm parapol, hyperbol,… thuật ngữ “tuyến tính” khơng chỉ mối quan hệ tuyến tính trong các biến độc lập và phụ thuộc, dạng của mối quan hệ giữa các biến có thể là phi tuyến, có thể là tuyến tính, nhưng hình thức của các hệ số trong mơ hình hồi qui tuyến tính ln là tuyến tính.

Mơ hình hồi quy tuyến tính mẫu có dạng như sau: Y = α + βjXj + e Y: Giá trị dự đoán của biến phụ thuộc (biến giải thích)

α: Hệ số chặn, thể hiện giá trị dự đoán của biến phụ thuộc khi giá trị các biến độc lập bằng 0.

βj : Hệ số ước lượng (hệ số hồi quy), phản ánh sự thay đổi (mức độ ảnh hưởng) trong giá trị trung bình của Y khi Xj thay đổi một đơn vị (với điều kiện giữ các biến độc lập cịn lại khơng đổi). Nói một cách khác, hệ số hồi quy cho biết ảnh hưởng “thuần” của các thay đổi một đơn vị trong Xj đối với giá trị trung bìnhcủa biến phụ thuộc Y khi loại trừ ảnh hưởng của các biến độc lập khác. Trong hồi qui tuyến tính

bội, để đánh giá đóng góp “thật sự” của một biến đối với thay đổi trong Y thì bằng cách nào đó phải “kiểm sốt” được ảnh hưởng của các biến khác. Nếu βi > 0: ảnh hưởng thuận; βi < 0 ảnh hưởng nghịch; và βi càng lớn thì sự ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích càng mạnh.

ei: đại lượng khơng giải thích được bởi mơ hình (cịn được gọi là sai số/phần dư). Vì mơ hình hồi qui xây dựng vẫn cịn bỏ qua những nhân tố khác có tác động đến biến giải thích, các dữ liệu thu được về Y và X vẫn có các sai số đo lường khơng thể kiểm sốt được, dạng của mối quan hệ giữa Y và X chưa chắc là tuyến tính… nên vẫn còn các sai lệch giữa giá trị thực tế và giá trị lý thuyết của biến phụ thuộc, các sai lệch đó được thể hiện trong ei.

Từ kết quả quan sát được trong mẫu, phải suy rộng kết luận cho mối liên hệ giữa các biến trong tổng thể. Sự chấp nhận và diễn dịch kết quả hồi qui không thể tách rời các giả định cần thiết và những chẩn đoán về sự vi phạm các giả định đó. Nếu các giả định bị vi phạm thì các kết quả ước lượng được khơng đáng tin cậy nữa. Tác giả đưa ra mơ hình rút gọn với ký hiệu 05 yếu tố ảnh hưởng đến dư nợ cho vay nông nghiệp tại Agribank Đồng Nai là độ tuổi (TUOI), trình độ học vấn (EDU), diện tích đất (DAT), lãi suất vay (LS), mục đích vay (ANIMAL); Ký hiệu dư nợ cho vay nơng nghiệp là DEBT, tác giả đưa ra mơ hình rút gọn các yếu tố nội sinh ảnh hưởng đến dư nợ cho vay nông nghiệp tại Agribank Đồng Nai như sau:

DEBT = f(TUOI, EDU, DAT, LS, ANIMAL) Mối liên hệ dự đoán theo lý thuyết, kỳ vọng dấu và diễn giải dữ liệu:

Bảng 3.1 Mô tả các biến và dấu kỳ vọng của mơ hình STT Yếu tố STT Yếu tố Mối quan hệ dự đoán Kỳ vọng dấu

Diễn giải Đơn vị tính

1 DEBT Dư nợ tín dụng nơng

nghiệp của nơng hộ VNĐ

2 TUOI Tuyến tính + Độ tuổi của người

vay Tuổi

3 EDU Tuyến tính + Trình độ học vấn của

người vay Hệ 12 năm

4 DAT Tuyến tính +

Diện tích đất thế chấp của người vay (= 0 là tín chấp)

m2

5 LS Tuyến tính - Lãi suất VNĐ của

khoản vay %/năm

6 ANIMAL Tuyến tính + Mục đích vay là biến giả nhận giá trị =1 là chăn nuôi, =0 là trồng trọt Chăn nuôi/Trồng trọt

Nguồn: Tác giả tự thiết kế

Biến độ tuổi (TUOI) kỳ vọng có giá trị dương thể hiện hộ vay càng lớn tuổi thì sẽ có dư

nợ vay nơng nghiệp nhiều hơn.

Biến trình độ học vấn (EDU) kỳ vọng có giá trị dương thể hiện trình độ học vấn của hộ

vay càng cao thì dư nợ vay nơng nghiệp càng cao.

Biến diện tích đất (DAT): diện tích đất thế chấp thuộc quyền sử dụng của hộ vay kỳ

vọng có dấu dương nghĩa là những hộ có diện tích đất càng lớn tương ứng với giá trị đất thế chấp càng cao thì càng có khả năng được cho vay nhiều hơn vì tài sản của họ có thể đảm bảo được các rủi ro nếu không trả được nợ.

Biến lãi suất vay (LS) kỳ vọng có dấu âm nghĩa là nếu lãi suất vay tín dụng nơng nghiệp càng cao thì người đi vay sẽ vay ít hơn dẫn đến dư nợ vay ít hơn.

Biến mục đích vay (ANIMAL) kỳ vọng là dấu dương thể hiện rằng nếu hộ có khuynh

hướng vay để chăn ni thì sẽ vay nhiều tiền hơn của vay để trồng trọt.

Hàm hồi quy mẫu thể hiện mối liên hệ giữa Dư nợ tín dụng nơng nghiệp của nơng hộ (DEBT) và các yếu tố nội sinh của Agribank Đồng Nai có dạng:

DEBT = α + β1TUOI + β2EDU + β3DAT + β4LS + β5ANIMAL + e (3.1) Tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp tại Agribank Đồng Nai (Biểu dữ liệu chi tiết tình

hình tín dụng của nơng hộ - Phụ lục A) với sự hỗ trợ của phần mềm Eview 8.0 để tính

tốn kết quả đánh giá ảnh hưởng của 05 nhân tố nội sinh đến dư nợ tín dụng nơng nghiệp của nông hộ tại Agribank Đồng Nai theo mơ hình hồi quy tuyến tính (3.1). Khi phân tích hồi quy tuyến tính, tác giả xem xét các mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lập. Nếu hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập dương (+) chứng tỏ giữa chúng có mối quan hệ thuận chiều với nhau, ngược lại nếu hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập mang dấu âm (-) thì giữa chúng có quan hệ nghịch chiều với nhau.

Tóm tắt Chƣơng 3

Chương 3 tác giả đã trình bày phương pháp tiến hành nghiên cứu gồm 02 bước chính: thiết kế sơ đồ quy trình nghiên cứu và đưa ra phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dư nợ tín dụng nơng nghiệp của nơng hộ thơng qua phân tích định lượng và ước lượng bình phương nhỏ nhất. Trên cơ sở đó, tác giả đã thiết kế khung lý thuyết mô tả các biến và dấu kỳ vọng của mơ hình nhằm đưa ra những giả thuyết cho các biến độc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến dư nợ tín dụng nông nghiệp của nông hộ tại hội sở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đồng nai (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)