CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU
2.4 Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước
2.4.1 Lược khảo các lý thuyết
Thị trường tín dụng nơng nghiệp tồn tại dưới ba hình thức: tín dụng chính thức, tín dụng bán chính thức và tín dụng phi chính thức.
Tín dụng chính thức là nơi diễn ra công khai các hoạt động huy động, cung ứng và giao dịch vốn tín dụng giữa các tổ chức trung gian tài chính với chủ thể cầu vốn, tuân thủ pháp luật của nhà nước. Lực lượng tham gia cung vốn trên thị trường này bao gồm: hệ thống các ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, các cơng ty tài chính... Tín dụng bán chính thức là nơi diễn ra cơng khai các hoạt động trợ giúp, cung ứng, giao dịch vốn tín dụng của các tổ chức xã hội (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên,…). Các tổ chức xã hội này không phải là chủ thể cung vốn tín dụng mà chỉ là lực lượng trợ giúp Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ (NGO) giải ngân cho các chương trình, dự án chỉ định nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, nhất là đối với những vùng nghèo, xã nghèo. Mọi giao dịch vốn tín dụng của các tổ chức xã hội đều đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp và giám sát chặt chẽ của chính quyền các cấp.
Tín dụng phi chính thức là nơi diễn ra hoạt động huy động, cung ứng và giao dịch vốn một cách cơng khai hoặc ngấm ngầm nằm ngồi khn khổ pháp luật của nhà nước hoặc không phụ thuộc, khơng chịu sự quản lý của chính quyền nhà nước. Chủ thể tham gia cung vốn tín dụng trên thị trường này là tư nhân cho vay nặng lãi, tư thương bán chịu hàng hóa, chủ cửa hàng cầm đồ hoặc nhóm hợp tác tín dụng tự nguyện như: hụi, họ, phường, bạn bè, anh em cho vay tương trợ.
Mặc dù lãi suất ở thị trường tín dụng phi chính thức thường rất cao, có khi cao hơn từ 2-10 lần so với lãi suất ngân hàng nhưng người dân vẫn phải vay phi chính thức để đáp ứng nhu cầu chi tiêu hàng ngày cũng như nhu cầu vốn cho sản xuất.
Ở Việt Nam theo Barslund và Tarp (2008) có đến 36% số giao dịch tín dụng ở nơng thơn là phi chính thức thậm chí có nơi như ở Phú Thọ con số này là 50%. Tín dụng phi chính thức có những ưu điểm mà tín dụng chính thức khơng có được như: sự am hiểu người vay, chi phí giao dịch thấp, thời gian nhận vốn nhanh, khả năng kiểm soát và cưỡng chế trả nợ tốt, tính linh hoạt trong quyết định cho vay...
Nhận thấy điều đó chính phủ nhiều nước đã thành lập các tổ chức tín dụng chính thức để nhằm hạn chế và đi đến loại trừ tín dụng phi chính thức nhằm xóa bỏ hiện tượng cho vay nặng lãi nhưng thực tế thì tín dụng phi chính thức vẫn tồn tại và phát
triển thậm chí là rất phát triển ở nhiều nơi.
Mơ hình tiếp cận tín dụng bắt đầu với lý thuyết nhu cầu tín dụng trong đó cá nhân hoặc một hộ gia đình muốn tối đa hóa lợi ích từ số tiền. Tất cả các đơn vị tiền có chi phí cơ hội, đó là lãi suất và do đó, quyết định để vay tiền xuất phát từ một sự lựa chọn có cân nhắc. Tuy nhiên, việc cung cấp tín dụng khơng chỉ dựa trên giá thị trường hoặc lãi suất cho vay. Do thông tin bất đối xứng, Stiglitz và Weiss (1981) chỉ ra rằng lý thuyết cung cầu tín dụng khơng thể giải thích được thị trường tín dụng, đặc biệt là thị trường tín dụng nơng thơn. Bởi vì, các tổ chức tín dụng có thiếu thơng tin về khách hàng và rủi ro của khoản vay nhưng các tổ chức tín dụng này lại khơng thể tăng lãi suất để xác định mức cân bằng cho thị trường tín dụng. Vì vậy, các tổ chức tín dụng có xu hướng sàng lọc tín dụng. Nói cách khác, dịng chảy tín dụng khơng tn theo quy luật cung cầu, nó là phức tạp bởi một q trình phân phối cá nhân áp dụng đối với tín dụng, sau đó cho vay xác định tín dụng được phân bổ bao nhiêu, dựa trên nhận thức của họ về mức độ tín nhiệm của khách hàng vay (Aleem, 1990, trích trong Thùy, 2015).
Về mặt lý thuyết, thị trường tín dụng chính thức bao gồm cung và cầu tín dụng. Cầu tín dụng được xác lập dựa trên các đặc điểm của hộ, như là các đặc điểm nhân khẩu học và kinh tế - xã hội; và cung tín dụng được định nghĩa là số tiền mà các nhà cung cấp quyết định cho vay dựa trên những thơng tin sẵn có về nhu cầu vay. Các tổ chức tín dụng sẽ quyết định cấp toàn bộ hoặc giảm số tiền cho vay hoặc hoàn toàn bác bỏ yêu cầu xin vay (Zeller, 1994).
Hoạt động cho vay có đặc thù là số tiền cho vay hơm nay chỉ có thể thu lại vào ngày mai. Do tất cả đều thay đổi theo thời gian nên người cho vay khơng chắc là có thể thu lại được số tiền cho vay (đương nhiên là cùng với tiền lãi) vào thời điểm đáo hạn hay không, mặc dù đã thẩm định người vay hết sức kỷ lưỡng. Các nghiên cứu về tín dụng chủ yếu dựa vào ba hướng phân tích chính là: (1) dựa trên lý thuyết về thông tin khơng hồn hảo (Hoff và Stiglitz, trích trong Thùy, 2015), (2) dựa trên lý thuyết về cơ chế cho vay gián tiếp, (3) dựa trên lý thuyết về cơ chế cho vay trực tiếp.
- Lý thuyết về thơng tin khơng hồn hảo: theo Hoff và Stiglitz thì các người cho vay khác nhau có thơng tin về con nợ của mình là khác nhau. Đối với những chủ nợ người địa phương thường có lợi thế hơn trong việc giám sát các con nợ trong khi đó các thể chế tín dụng chính thức lại thấy dường như khó có khả năng để thực thi các giám sát cần thiết.
- Cơ chế gián tiếp: hợp đồng được chủ nợ thiết kế sao cho thu được những thông tin riêng của từng người vay tiềm tàng về mức độ rủi ro trong dự án của họ; khuyến khích họ thực thi những nỗ lực cần thiết nhằm làm giảm bớt khả năng không trả được nợ.
- Cơ chế trực tiếp: chủ nợ đầu tư vào việc sàng lọc những người đi vay tiềm tàng và cưỡng chế họ phải trả nợ. (Thùy, 2015)