Giải pháp tại Ngân hàng liên doanh Việt – Nga:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa đa dạng hóa danh mục cho vay và rủi ro tín dụng tại ngân hàng việt nga chi nhánh khánh hòa (Trang 67 - 70)

CHƯƠNG 4 : GIẢI PHÁP VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

4.2 Giải pháp tại Ngân hàng liên doanh Việt – Nga:

Bên cạnh việc thực hiện trên quy mơ tồn hệ thống VRB đối với các giải pháp ở

cấp độ Chi nhánh như đã nêu ở trên, với tư cách một tổ chức tín dụng, VRB có điều kiện áp dụng thêm các giải pháp khác liên quan đến yếu tố nội tại của hệ thống ngân hàng, hướng đến việc nâng cao khả năng quản trị danh mục cho vay, cụ thể:

Nâng cao giá trị vốn tự có của Ngân hàng

Trong các nhân tố nội tại của một ngân hàng hiện đại, yếu tố vốn tự có nắm giữ vai trị quan trọng trong việc xác định khả năng chịu đựng rủi ro của một ngân hàng thương mại theo chuẩn mực hiện đại.

Với một cơ cấu danh mục cho vay xác định, ngân hàng đã tính tốn được mức độ tổn thất và dự phòng mức vốn tương ứng để xử lý trong trường hợp phát sinh tổn thất. Ngược lại, với mức vốn tự có xác định, ngân hàng có thể suy ngược lại để tính tốn mức rủi ro của danh mục cho vay và đưa ra cấu trúc danh mục phù hợp.

Thực tiễn cho thấy, quy mô vốn của các ngân hàng thương mại trong nước nói chung và Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga nói riêng, cịn khá khiêm tốn so với các ngân hàng tại các quốc gia khác trên thế giới hoặc trong khu vực. Điều này làm ảnh hưởng đến quy mơ danh mục cho vay tỷ lệ an tồn vốn, cũng như ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Do đó, VRB cần đặt chỉ tiêu tăng trưởng giá trị vốn tự có, từ đó tạo điều kiện cho bản thân hệ thống ngân hàng gia tăng khả năng chịu đựng rủi ro tín dụng của danh mục, thơng quy việc gia tăng khả năng trích lập dự phịng rủi ro và tăng khả năng xác lập các kịch bản của danh mục cho vay đảm bảo mục tiêu kinh doanh đề ra.

58

Định hướng xây dựng danh mục cho vay chất lượng

Lý thuyết quản trị danh mục hiện đại của Markowitz (1959), ghi rõ mỗi một cách kết hợp khác nhau của các loại tài sản/ cho vay sẽ mang lại một cơ cấu danh mục khác nhau và nếu nhà đầu tư/ ngân hàng biết kết hợp nhiều loại tài sản/ cho vay khác nhau trên một danh mục thì rủi ro của cả danh mục sẽ thấp hơn so với rủi ro của các loại tài sản/ cho vay riêng biệt tổng hợp lại. Nên, vấn đề ở đây là ngân hàng lựa chọn được cho mình một kiểu kết hợp các khoản cho vay sao cho tồn danh mục có thể đem lại hiệu quả tốt nhất, phù hợp với các quy định, yếu tố nội tại và đạt được mục tiêu đã dự kiến.

Theo đó, nội dung cơ bản của việc định hướng xây dựng danh mục cho vay tại ngân hàng là việc xác lập được quy mô và tỷ trọng hợp lý cơ cấu của danh mục cho vay sao cho thỏa mãn các yêu cầu của ngân hàng về lợi nhuận thu được và mức độ rủi ro phát sinh, trong đó đảm bảo mức tổn thất của tồn danh mục ln nằm trong giới hạn chịu đựng của ngân hàng.

Quá trình định hướng xây dựng danh mục cho vay cần đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu như sau:

+ Danh mục cho vay đảm bảo tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Hội sở chính – Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga về giới hạn tín dụng đối với khách hàng và nhóm khách hàng liên quan, tỷ trọng an toàn vốn và quản trị rủi ro theo chuẩn mực hiện đại.

+ Danh mục cho vay đảm bảo tuân thủ theo chiến lược phát triển của ngân hàng trong từng thời kỳ, như định hướng cho vay tín chấp, định hướng cho vay tiêu dùng bán lẻ, định hướng cho vay đầu tư cơ sở hạ tầng…

+ Danh mục cho vay đảm bảo mức phát sinh rủi ro thấp nhất có thể, nằm trong khả năng chấp nhận tổn thất của ngân hàng, tương ứng với việc đạt mục tiêu lợi nhuận kinh doanh đề ra từng thời kỳ.

59

Sau khi đã có định hướng xây dựng danh mục cho vay hợp lý, yếu tố quan trọng tiếp theo là nhận thức và quan điểm của nhà điều hành ngân hàng về chất lượng danh mục cho vay, vì nhận thức chi phối hành động quản trị điều hành, để từ đó nhà điều hành lập kế hoạch thiết kế danh mục, và áp dụng danh mục cho vay vào thực tiễn hướng đến thực hiện mục tiêu kinh doanh và giảm thiểu rủi ro phát sinh.

Do đó, việc đưa chiến lược danh mục cho vay phù hợp với thực tiễn đồng thời thực hiện được mục tiêu kinh doanh đã đề ra, là một bài tốn cần nhà điều hành tính tốn chi tiết và lên phương án cho ngắn hạn và dài hạn.

Áp dụng các mơ hình đo lượng rủi ro danh mục cho vay

Trong thực tế, các ngân hàng thường áp dụng phương pháp tính tốn tổn thất rời rạc cho từng khoản vay theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/03/2013 và các văn bản sửa đổi, bổ sung khác V/v phương pháp trích lập dự phịng rủi ro do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Nên, tổn thất của cả danh mục cho vay khơng được tính tốn chuẩn xác.

Vì vậy, mơ hình đo lường rủi ro của danh mục được nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế cần đảm bảo tính chính xác giá trị tổn thất có thể phát sinh của tồn danh mục. Dựa trên kết quả tính tốn đó, ngân hàng sẽ so sánh, lựa chọn mức độ tổn thất phù hợp với khả năng chịu đựng của mình và có những giải pháp điều chỉnh hợp lý.

Dựa trên những điều kiện nội tại của từng ngân hàng về cơ sở kỹ thuật, nhân sự, mơ hình tổ chức, năng lực điều hành,..., một hoặc nhiều mơ hình đo lường rủi ro được lựa chọn để phục vụ cho công tác xác định mức độ rủi ro danh mục và hỗ trợ cơng tác điều hành danh mục.

Mơ hình vỡ nợ được nghiên cứu là mơ hình đo lường rủi ro nội bộ phù hợp với mơi hình ngân hàng có quy mơ nhỏ, hệ thống xếp hạng tín dụng đang được áp dụng (Bùi Diệu Anh, 2010). Bản chất của mơ hình này là nhận định biến cố rủi ro tín dụng chỉ là biến cố vỡ nợ và không đề cập đến biến cố giảm giá trị của khoản vay. Dữ liệu

60

+ Xếp hạng tín dụng của khách hàng vay: làm cơ sở để xác định xác suất vỡ nợ của khách hàng vay.

+ Tỷ lệ thiệt hại của khoản vay: được xác định từ khả năng thu hồi nợ của khoản vay khi rủi ro xảy ra. Chỉ số này dựa trên tính khả mại của tài sản bảo đảm của khoản vay đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm hoặc theo phương án thanh lý khoản vay đối với trường hợp khoản vay tín chấp.

+ Hệ số tương quan vỡ nợ của khách hàng vay: được tính tốn từ trọng số của mỗi khách hàng vay trong ngành kinh tế mà khách hàng là một bộ phận.

Từ các dữ liệu đầu vào nêu trên, mơ hình vỡ nợ cho kết quả về giá trị tổn thất trung bình theo hướng dẫn của Basel II , giá trị tổn thất vượt khỏi mức trung bình dựa trên phân phối xác suất tổn thất và giá trị vốn cần có để bù đắp cho tổn thất vượt khỏi mức trung bình đã xác định.

Trong tương lai, khi ngân hàng đã tăng trưởng quy mô và kinh nghiệm quàn trị dày dặn hơn, mơ hình ma trận xếp hạng tín nhiệm là một sự lựa chọn để gia tăng thêm hiệu quả đo lường rủi ro của danh mục cho vay. Bản chất của mơ hình là mơ hình Credit Metric của JP Morgan năm 1997. Đặc điểm khác biệt của mơ hình là tính tốn biến cố tổn thất khơng chỉ có biến cố vỡ nợ mà cịn tính tốn sự giảm sút giá trị thị trường của các khoản nợ, xuất phát từ sự thay đổi hạng tín nhiệm của người vay (Bùi Diệu Anh, 2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa đa dạng hóa danh mục cho vay và rủi ro tín dụng tại ngân hàng việt nga chi nhánh khánh hòa (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)