Một số chỉ số kinh doanh qua các năm của VRB Khánh Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa đa dạng hóa danh mục cho vay và rủi ro tín dụng tại ngân hàng việt nga chi nhánh khánh hòa (Trang 35 - 39)

Chỉ tiêu

(Đv: triệu đồng) Năm 2009 Năm 2018 Năm 2019 Tỷ lệ tăng trưởng 05 năm gần nhất

Dư nợ cho vay 125,734 750,760 807,223 217%

Số dư huy động vốn 8,564 820,240 908,573 172%

Chênh lệch thu – chi (3,105) 5,147 20,651 408%

Tỷ lệ nợ xấu 3% 0.2% (10.4%)

26

3.3 Đánh giá thực trạng danh mục cho vay tại Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga chi nhánh Khánh Hòa chi nhánh Khánh Hòa

Là ngân hàng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ ngân hàng mẹ - BIDV, định hướng kinh doanh chính của VRB, trong giai đoạn đầu thành lập, được xây dựng tập trung vào các doanh nghiệp ở lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng, tương tự như BIDV, nhưng hướng đến nhóm khách hàng ở phân khúc vừa và nhỏ hơn. Đến năm 2016, xuất phát từ sự thay đổi trong định hướng kinh doanh của hệ thống VRB và tình hình kinh tế - xã hội thực tế, đối tượng khách hàng được mở rộng thêm sang nhóm khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, hướng đến mô hình ngân hàng thương mại kinh doanh đa năng.

VRB Khánh Hòa, với tư cách là chi nhánh trực thuộc, cũng thực hiện chuyển dịch dần trong cơ cấu cho vay trong hoạt động tín dụng từ năm 2016 đến nay, đi đơi với việc tăng cường xử lý rủi ro tín dụng phát sinh từ những năm trước.

Bài nghiên cứu lần này là nỗ lực đầu tiên trong đánh giá mức độ đa dạng của danh mục cho vay và mối quan hệ giữa đa dạng hóa danh mục cho vay và rủi ro tín dụng phát sinh trong cả quá trình trước và sau khi chuyển dịch định hướng kinh doanh tại VRB Khánh Hòa.

Số liệu thu thập để làm sử dụng trong bài nghiên cứu là thông tin chi tiết danh mục tại thời điểm cuối mỗi tháng từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2019 của VRB Khánh Hòa (96 quan sát).

Bài nghiên cứu lựa chọn phân loại danh mục cho vay theo bốn tiêu chí chính để xem xét mối quan hệ giữa tỷ lệ NPL và đa dạng hóa danh mục cho vay, cụ thể như sau:

+ Tiêu chí “Đối tượng khách hàng”: Đây là tiêu chí phân loại bắt buộc được các tổ chức tín dụng sử dụng để đánh giá danh mục cho vay và tình hình thực hiện định hướng phát triển nhóm khách hàng mục tiêu đã đề ra. Vì đặc điểm về kinh tế của tỉnh Khánh Hịa nói riêng và của khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên nói chung, loại

27

hình doanh nghiệp thành lập và có trụ sở chính tại địa bàn phổ biến là loại hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần không niêm yết với quy mô vốn sở hữu dưới 1000 tỷ đồng và tính chất về vốn sở hữu tại địa bàn tương đối thống nhất khi cá nhân/tổ chức Việt Nam sở hữu 100% vốn góp của cơng ty. Ngồi ra, theo quy định phân chia địa bàn kinh doanh tại trong hệ thống VRB, Chi nhánh tập trung cho vay tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa và 03 tỉnh tiếp giáp (Phú Yên, Đăk Lăk, Ninh Thuận). Nên, danh mục trong thời gian qua, chỉ phân chia ở cấp độ khách hàng pháp nhân và khách hàng cá nhân dựa trên tiêu chí “Đối tượng khách hàng”.

+ Tiêu chí “Ngành nghề cho vay”: Việc đánh giá ngành nghề kinh doanh của khách hàng là một trong những yếu tố được xem xét khi ngân hàng đưa ra quyết định cấp tín dụng. Mỗi ngành nghề đều có những đặc điểm riêng khác nhau và có quan hệ lẫn nhau, nên cú sốc trong một ngành kinh tế nhất định khi phát sinh, không chỉ ảnh hưởng đến riêng ngành đó mà cịn tạo tác động dây chuyền đến các ngành nghề khác của nền kinh tế tại địa phương nhất định hoặc cả quốc gia. Do đó, việc lựa chọn xem xét mối quan hệ giữa phân loại danh mục cho vay theo tiêu chí “Ngành nghề cho vay” và tỷ lệ NPL là cần thiết trong đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc thẩm định trước cho vay lên chất lượng của danh mục cho vay.

+ Tiêu chí “Mục đích vay”: Nguồn vốn vay từ hệ thống ngân hàng được xem là một động lực đáng kể giúp nền kinh tế phát triển. Mặt khác, tại từng giai đoạn, trọng tâm và nhu cầu phát triển của nền kinh tế ln cần có sự giám sát, điều chỉnh để phù hợp với định hướng của Nhà nước và tình hình kinh tế vĩ mơ. Vì vậy, tương tự như tiêu chí “Ngành nghề cho vay”, việc phân loại danh mục cho vay theo tiêu chí “Mục đích vay” phục vụ cho hoạt động đánh giá nguồn vốn vay từ ngân hàng được sử dụng vào lĩnh vực/ thị trường nào nhằm đưa ra đánh giá mức tương quan giữa các khoản vay và rủi ro tập trung của toàn danh mục, cũng như đi đúng với xu hướng của nền kinh tế.

28

mục cho vay, nhằm đánh giá công tác tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay trên số dư tiền gửi huy động được, đảm bảo tính thanh khoản của bản thân ngân hàng nói riêng và tồn hệ thống ngân hàng nói chung.

Bên cạnh đó, số liệu về NPL tại từng thời điểm trong giai đoạn 2012-2019 cũng được thu thập để đóng vai trị là dữ liệu thể hiện rủi ro tín dụng của danh mục cho vay.

Sau khi thống kê dữ liệu dư nợ từng nhóm theo từng tiêu chí lựa chọn, bài nghiên cứu xác định sự đa dạng hóa của danh mục bằng cách tính tốn chỉ số Herfindahl - Hirschman (HHI) và xác định rủi ro tín dụng phát sinh dựa trên tỷ lệ nợ xấu (NPL) của từng danh mục cho vay.

Chỉ số Herfindahl là chỉ tiêu phản ánh mức tập trung của danh mục có tính đến tổng số nhóm và tỷ trọng của từng nhóm trong danh mục. HHI được xác định bằng tổng bình phương tỷ trọng của mỗi nhóm theo từng tiêu chí phân loại, cụ thể:

Trong đó: si là tỷ trọng của từng nhóm trong danh mục, theo từng tiêu chí.

Chỉ số HHI đạt giá trị tối đa là 1 khi danh mục cho vay hoàn toàn tập trung theo từng tiêu chí xem xét và giá trị của chỉ số này thấp dần cho thấy mức độ da dạng hóa hơn trong danh mục. Ưu điểm và cũng là nhược điểm nổi bật của HHI là tính đơn giản trong cách thức tính tốn và số lượng nhỏ dữ liệu cần thiết cho việc tính tốn nên dễ sử dụng nhưng đi đơi với đó, sự đơn giản này chưa bao quát được tính phức tạp và các yếu tố tác động khác đến danh mục (tính độc quyền của thị trường, yếu tố địa lý…).

Trong ngành ngân hàng, chỉ số HHI thường được sử dụng để đánh giá mức độ cạnh tranh của thị trường là hoàn hảo hay độc quyền cao. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã sử dụng chỉ số này để đo lường và xếp hạng chỉ số cạnh tranh của các ngân hàng trong hệ thống.

29

Số liệu chi tiết được sử dụng để nhập liệu vào phần mềm SPSS nhằm xây dựng mơ hình về mối quan hệ giữa các biên lựa chọn, được tổng hợp ở bảng 3.2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa đa dạng hóa danh mục cho vay và rủi ro tín dụng tại ngân hàng việt nga chi nhánh khánh hòa (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)