Danh mục tiêu chí “Mục đích vay” theo quy định của VRB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa đa dạng hóa danh mục cho vay và rủi ro tín dụng tại ngân hàng việt nga chi nhánh khánh hòa (Trang 44 - 52)

Nhóm “Mục đích vay” Nội dung

I.1. BDS - XD CSHT KD Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh doanh

I.6. BDS-XD,SC NHA DE O Xây dựng, sửa chữa nhà để ở

II.1.TD-MUA,SC NHA VA DAT Cho vay tiêu dùng mua đất/nhà, sửa nhà

II.11.CMTC-HTAP&CBENH OVS Cho vay Chứng minh tài chính

II.5. TD-MUA NOI THAT GD Cho vay tiêu dùng mua sắm phục vụ giai đình

II.7. TD- CV NHU CAU KHAC Cho vay tiêu dùng cho nhu cầu khác

II.8.TD-MUA OTO Cho vay tiêu dùng mua ô tô

III.1.XNK - CV XUAT KHAU Cho vay sản xuất phục vụ xuất nhập khẩu

IX.DT PT VAN TAI Cho vay đầu tư phương tiện vận tải

V. MUC DICH KHAC Cho vay bổ sung vốn kinh doanh

VI.CV-KINH DOANH TM,DV Cho vay bổ sung vốn kinh doanh của cá nhân

VII.3.NT,CB THUY HAI SAN Cho vay bổ sung vốn kinh doanh về thủy sản của cá nhân

X.GTCG.1. CAM_CO_NHOM_I Cho vay cầm cố giấy tờ có giá

(Nguồn: Thông tin do học viên tổng hợp)

Từ dữ liệu tổng hợp, diễn biến của gía trị HHI danh mục cho vay theo tiêu chí “Mục đích vay” được thể hiện ở hình 3.3.

35

Hình 3.3: Biểu đồ giá trị HHI danh mục cho vay theo tiêu chí “Mục đích vay” (Nguồn: Thực hiện từ dữ liệu thu thập tại đơn vị nghiên cứu)

Theo hình 3.3, đồ thị cho thấy HHI ở mức cao nhưng có xu hướng giảm từ năm 2012 đến năm 2019 và có thể chia làm ba giai đoạn như sau:

+ Từ năm 2012 đến năm 2014, chỉ số HHI đang dao động trong khoảng giá trị 0,4-05 (2012-2013) thì sụt giảm mạnh về mức trên dưới giá trị 0,3 (2013-2014). Trong giai đoạn này, tình hình kinh tế - xã hội tác động đến danh mục cho vay, nên VRB Khánh Hịa tập trung cho vay vào 2 nhóm chính: (i) Cho vay hạn mức tín dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh; (ii) Cho vay đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh. Hai nhóm mục đích này có tỷ trọng giá trị dư nợ vay trên tổng danh mục xấp xỉ nhau 35-40%/ nhóm và phần tỷ trọng 20-30% cịn lại chia nhỏ cho các nhóm khác.

+ Năm 2015, danh mục cho vay cho thấy mức độ tập trung tăng trở lại và xác lập mức cao nhất HHI = 0,7 (tháng 09/2015). Trong giai đoạn này, Chi nhánh chủ yếu cho vay bổ sung vốn hoạt động kinh doanh, đưa giá trị tuyệt đối lên cao so với thời gian trước đồng thời tổng giá trị danh mục cho vay bị giảm so với các năm trước, nên

36

tỷ trọng của nhóm này tăng cao và các mảng khác bị thu hẹp trên tổng giá trị dư nợ cho vay tại danh mục.

+ Từ năm 2016 đến nay, mức độ tập trung của danh mục cho vay tại VRB Khánh Hòa giảm dần đều, đặc biệt tháng 08/2019, HHI giảm chỉ còn 0,198, nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị thấp ghi nhận của giai đoạn 2012-2014. Tình hình kinh tế tại địa bàn có sự chuyển biến, cụ thể: kết quả tốt về phát triển kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực chế biến, xuất khẩu thủy hải sản – thế mạnh của địa phương, tình hình thị trường phát triển của các dự án khu đô thị nên các giao dịch liên quan đến bất động sản tăng cao, nên danh mục cho vay với các nhóm: “I.6. BDS-XD,SC NHA DE O”, “II.1.TD-MUA,SC NHA VA DAT”, “II.5. TD-MUA NOI THAT GD”, “III.1.XNK - CV XUAT KHAU”, “V. MUC DICH KHAC” trong giai đoạn này lần lượt chiếm tỷ trọng tương đối trong danh mục, làm gia tăng mức độ đa dạng của mục đích vay vốn của các khoản cho vay tại VRB Khánh Hòa.

3.3.1.3 Theo ngành nghề cho vay:

Đến ngày 31/12/2019, tiêu chí “Ngành nghề cho vay” tại VRB Khánh Hòa ổn định với những nhóm như sau:

+ Bán bn và bán lẻ, sửa chữa ơ tơ, mơ tơ, xe máy và xe có động cơ khác + Cơng nghiệp chế biến, chế tạo

+ Dịch vụ lưu trú và ăn uống

+ Hợp đồng làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình

+ Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ + Hoạt động dịch vụ khác

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

37

+ Xây dựng

+ Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

Qua số liệu tính tốn, HHI theo tiêu chí “Ngành nghề cho vay” của danh mục cho vay tại VRB Khánh Hòa ở mức thấp với mức bình qn < 0,25. Nhóm ngành nghề cho vay có tỷ trọng cao trong danh mục thuộc về nhóm “Hợp đồng làm th các cơng việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình”. Đây là ngành ghi nhận cho các khoản vay cá nhân với nguồn thu nhập từ lương/ tự kinh doanh.

Hình 3.4: Biểu đồ giá trị HHI danh mục cho vay theo tiêu chí “Ngành nghề cho vay” (Nguồn: Thực hiện từ dữ liệu thu thập tại đơn vị nghiên cứu)

Đồ thị của HHI theo tiêu chí “Ngành nghề cho vay” (hình 3.4) cho thấy chu kỳ biến động như sau:

+ Chu kỳ 1 (35 tháng = 02 năm 11 tháng) từ giá trị cao vào tháng 03/2012 giảm dần và tăng lại dần lên lại giá trị cao vào tháng 02/2015 (HHI = 0,26).

+ Chu kỳ 2 (38 tháng = 03 năm 02 tháng) từ giá trị cao vào tháng 02/2015 giảm và lại tăng lên giá trị cao vào tháng 05/2018 (HHI = 0,223).

38

+ Chu kỳ 3 (17 tháng = 01 năm 05 tháng) từ giá trị cao vào tháng 05/2018 giảm nhẹ sau lại tăng lên giá trị cao vào tháng 10/2019 (HHI = 0,229).

Tuy đồ thị thể hiện biến động nhiều theo chu kỳ, nhưng mức bình quân của HHI theo tiêu chí này ổn định nhất so với ba tiêu chí cịn lại và biên độ dao động của giá trị là thấp nhất.

3.3.1.4 Theo thời gian vay:

Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật ban hành, tiêu chí “ Thời gian vay” đã phân loại danh mục cho vay thành 03 nhóm, cụ thể như sau:

+ Dư nợ vay ngắn hạn: Bao gồm các giá trị dư nợ còn lại của các khoản cho vay có thời gian vay dưới một năm.

+ Dư nợ vay trung hạn: Bao gồm các giá trị dư nợ cịn lại của các khoản cho vay có thời gian vay từ một năm đến dưới năm năm.

+ Dư nợ vay dài hạn: Bao gồm các giá trị dư nợ còn lại của các khoản cho vay có thời gian vay từ năm năm trở lên.

Hình 3.5: Biểu đồ giá trị HHI danh mục cho vay theo tiêu chí “Thời gian vay” (Nguồn: Thực hiện từ dữ liệu thu thập tại đơn vị nghiên cứu)

39

Đồ thị hình 3.5 cho thấy, trong cả giai đoạn 2012- 2019, HHI của danh mục cho vay tại VRB Khánh Hòa dao động ở khoảng giá trị (0,364- 0,546), trong đó, giá trị cao nhất nằm ở tháng 01/2012 và giá trị thấp nhất nằm ở tháng 05/2016. Qua tính tốn của từng mẫu quan sát, danh mục cho vay có mức độ tập trung cao xuất phát từ tổng giá trị dư nợ (vay ngắn hạn + vay dài hạn) trên tổng giá trị danh mục luôn đạt trên 80%, đặc biệt lúc cao nhất là thời điểm cuối tháng 01/2012, tỷ lệ này đạt mức 89%.

Từ năm 2016 đến nay, HHI của danh mục cho vay được Chi nhánh duy trì dao động trong khoảng giá trị (0,4- 0,5), cho thấy mức tập trung của danh mục ở mức trung bình. Điều này thể hiện VRB Khánh Hòa, trong thời gian qua, phần lớn các khoản cho vay phát sinh được xác định thời gian cho vay ngắn dưới một năm hoặc lớn hơn năm năm.

3.3.2 Đánh giá rủi ro tín dụng

Đối với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, rủi ro danh mục cho vay được quan tâm và xem xét nhiều nhất là rủi ro ro tín dụng, và số liệu đánh giá trực quan nhất là là tỷ lệ nợ xấu (NPL).

Hình 3.6: Biểu đồ giá trị tỷ lệ nợ xấu (NPL) của danh mục cho vay

40

Diễn biến số liệu tỷ lệ nợ xấu (NPL) của VRB Khánh Hòa được thể hiện ở hình 3.6, cụ thể:

Từ năm 2012, tỷ lệ NPL phát sinh theo chiều hướng tăng cao và đạt đỉnh tại thời điểm 31/09/2014. Dưới tác động chung từ khủng hoảng toàn cầu 2007-2008 – Cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn, nền kinh tế thời điểm ấy còn gặp nhiều khó khăn, khả năng trả nợ của khách hàng có quan hệ tín dụng suy giảm, cùng với đó nhu cầu vay vốn của các cá nhân, doanh nghiệp không nhiều. Các ảnh hưởng ấy làm giá trị danh mục cho vay khó mở rộng và phát sinh nhiều khoản nợ xấu, đưa NPL của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và VRB Khánh Hịa nói riêng trong giai đoạn này, tăng rất cao.

Từ năm 2014 đến nay, việc xử lý nợ xấu được Chi nhánh đẩy mạnh, làm NPL giảm mạnh và đến 31/12/2019, tỷ lệ này về mức 0,02%. Các yếu tố vĩ mô thuận lợi trong giai đoạn 2014-2019 như các cơ chế mới từ Ngân hàng Nhà nước trong xử lý nợ xấu, các liên kết thương mại được văn bản hóa thơng qua các hiệp định ký kết, đưa nền kinh tế đi lên đi kèm với định hướng của Nhà nước trong hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh, đã tạo điều kiện Chi nhánh chọn lọc khách hàng, mở rộng quy mô và quản trị dư nợ vay kém chất lượng.

Kết quả này là thành quả không nhỏ khi Chi nhánh trong thời gian qua, trong nhiệm vụ vừa phải tăng trưởng quy mô danh mục cho vay theo kế hoạch kinh doanh phân giao, vừa phải quản trị chất lượng danh mục không để phát sinh nợ xấu mới và đồng thời thực hiện các giải pháp thu hồi nợ xấu cũ hiệu quả nhất.

3.4 Kiểm định mối quan hệ giữa đa dạng hóa danh mục cho vay và rủi ro tín dụng 3.4.1 Số liệu và mơ hình nghiên cứu 3.4.1 Số liệu và mơ hình nghiên cứu

Hướng đến mục tiêu của đề tài, bài nghiên cứu đã thu thập 96 quan sát về danh mục cho vay tại VRB Khánh Hòa từ 01/01/2012 đến 31/12/2019 và từ đó, tính tốn mức độ tập trung của danh mục cho vay theo từng tiêu chí (thể hiện qua HHI của từng

41

tiêu chí) cũng như rủi ro tín dụng (thể hiện qua tỷ lệ NPL). Số liệu chi tiết sử dụng phân tích trong bài được trình bày tại bảng 3.2. Sau đó, bài nghiên cứu lựa chọn mơ hình hồi quy tuyến tính để kiểm định các nội dung như sau:

(i) Mối quan hệ giữa tỷ lệ NPL và HHI của từng tiêu chí: Mối quan hệ này được xây dựng với mục tiêu xác định có hay khơng sự tác động riêng biệt của từng tiêu chí phân loại đến rủi ro tín dụng của danh mục.

(ii) Mối quan hệ giữa tỷ lệ NPL và HHI tổng hợp tất cả tiêu chí: Mục tiêu hướng đến là xây dựng được mơ hình phản ánh tác động tương quan lẫn nhau giữa các nhóm theo từng tiêu chí phân loại đến rủi ro tín dụng của danh mục, để phục vụ cho hoạt động quản trị rủi ro danh mục cho vay tại đơn vị nghiên cứu.

Phân tích hồi quy tuyến tính là một phương pháp phân tích quan hệ giữa biến phụ thuộc Y với một hay nhiều biến độc lập X bằng cách sử dụng hàm tuyến tính (bậc 1). Trong đó, biến phụ thuộc là đại lượng ngẫu nhiên, biến độc lập đã được xác định và thường được thu thập từ dữ liệu thống kê. Do tính chất đơn giản hóa của phương pháp hồi quy và dễ ước lượng, nên mơ hình hồi quy tuyến tính thường được sử dụng nhiều trong thực tế.

Bước phân tích hồi quy tuyến tính được hỗ trợ tính tốn bằng phần mềm SPSS thông qua các bảng: Coefficients, Model Summary, ANOVA.

Bảng Coefficients cung cấp những chỉ số quan trọng về mơ hình xây dựng được, như hệ số hồi quy (beta), mức ý nghĩa (Sig), kết quả kiểm định t. Đối với những mơ hình nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế, hệ số hồi quy của mơ hình được lựa chọn sử dụng là hệ số Standardized beta – Hệ số hồi quy được chuẩn hóa, vì lý do trong phương trình hồi quy chuẩn hóa thì các biến đã được quy về cùng một đơn vị và mang ý nghĩa kinh tế nhiều hơn tốn học. Từ đó, nhà kinh tế xác định được yếu tố nào quan trọng nhất (standardized beta càng lớn thì càng quan trọng), yếu tố nào ít quan trọng hơn để dành thời gian + tiền bạc đầu tư một cách hợp lý.

42

Bảng Model Summary, ANOVA thực hiện tính tốn một số phương pháp kiểm định phổ biến để đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình xây dựng được. Các số liệu được sử dụng bao gồm: (i) Hệ số R bình phương nhằm phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc; (ii) Hệ số Durbin- Watson (DW) dùng để kiểm định tự tương quan của các sai số kề nhau; (iii) Hệ số f trong kiểm định ANNOVA cho mục đích kiểm tra xem mơ hình hồi quy tuyến tính xây dựng được có thể suy rộng và áp dụng được cho tổng thể.

3.4.2 Kết quả kiểm định

a) Mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu với biến HHI theo từng tiêu chí của danh mục cho vay:

Tiêu chí “Đối tượng khách hàng”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa đa dạng hóa danh mục cho vay và rủi ro tín dụng tại ngân hàng việt nga chi nhánh khánh hòa (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)