7. Kết cấu luận văn
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến niềm đam mê công việc của nhân viên
1.3.2 Quy trình nghiên cứu
1.3.2.1 Xác định vấn đề, mục tiêu nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu ở đây là vấn đề về niềm đam mê cơng việc. Mục tiêu nghiên cứu là tìm ra các biến ảnh hưởng đến niềm đam mê cơng việc của nhân viên kế tốn tại công ty TNHH MTV XDCT Tân Cảng. Phát hiện xem có yếu tố nào mới ảnh hưởng đến niềm đam mê. Là tài liệu tham khảo cho nhà quản trị để đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao niềm đam mê trong nhân viên kế tốn đang làm việc tại cơng ty.
1.3.2.2 Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn
Câu hỏi phỏng vấn dạng bán cấu trúc. Các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc liên quan đến một loạt các câu hỏi mở dựa trên các lĩnh vực chủ đề nhà nghiên cứu muốn có được. Bản chất mở của câu hỏi định nghĩa chủ đề theo điều tra nhưng cung cấp cơ hội cho cả người phỏng vấn và người được phỏng vấn thảo luận về một số chủ đề cụ thể hơn. Nếu người được phỏng vấn gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi hoặc chỉ cung cấp một phản hồi ngắn, người phỏng vấn có thể sử dụng tín hiệu hoặc nhắc nhở để khuyến khích người được phỏng vấn xem xét câu hỏi tiếp theo.
Xác định vấn đề, mục tiêu nghiên cứu
Phân tích dữ liệu và lý giải Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn
Thu thập dữ liệu nghiên cứu
Trong cuộc phỏng vấn bán cấu trúc, người phỏng vấn cũng có quyền tự do thăm dị người được phỏng vấn để giải thích chi tiết về phản hồi ban đầu hoặc để làm theo một dòng của cuộc điều tra được giới thiệu bởi người được phỏng vấn (Mathers et al., 2002, p.2).
Phỏng vấn bán cấu trúc là phỏng vấn dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề cần đề cập đến. Tuy nhiên thứ tự và cách đặt câu hỏi có thể tuỳ thuộc vào ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng phỏng vấn.
Trong bài này, tác giả sẽ thiết lập bảng câu hỏi phỏng vấn dựa trên các yếu tố cấu thành nên niềm đam mê công việc. Mỗi một yếu tố sẽ đưa ra 3 đến 5 câu hỏi cụ thể để sử dụng trong quá trình phỏng vấn. Từ những câu hỏi có sẵn được đưa ra, tác giả sẽ khai thác sâu hơn để mở rộng vấn đề. Vấn đề sẽ được hỏi chi tiết hơn, giữa các câu hỏi sẽ có sự liên kết móc nối với nhau một cách logic. Với những dạng câu hỏi mở được sử dụng sẽ kích thích và lơi cuốn người được phỏng vấn chia sẻ một cách cởi mở và chân thành những gì mà người phỏng vấn mong muốn. Một bản câu hỏi tốt là cần thiết cho quá trình phỏng vấn. Bản câu hỏi tốt sẽ giúp điều khiển quá trình đặt câu hỏi và giúp cho việc ghi chép được rõ ràng chính xác. Bản câu hỏi phải chuyển tải được nội dung muốn hỏi, giúp người được phỏng vấn hiểu rõ câu hỏi là gì. Tạo lòng tin cho người được phỏng vấn bằng cách cam kết với họ rằng bảng câu hỏi sẽ được giữ kín, chỉ phục vụ duy nhất một mục đích là cho nghiên cứu.
1.3.2.3 Thu thập dữ liệu nghiên cứu
Quá trình phỏng vấn được thực hiện ngay tại công ty TNHH MTV XDCT Tân Cảng. Nhân viên được chọn để phỏng vấn là chọn 8 nhân viên kế toán đang làm việc tại phịng tài chính của cơng ty. Mẫu phỏng vấn được chọn theo phương pháp phi xác suất, cụ thể là chọn mẫu thuận tiện. Tác giả phỏng vấn tồn bộ nhân viên kế tốn đang làm việc tại công ty để dữ liệu nghiên cứu được thu thập đầy đủ nhất. Mỗi nhân viên đảm nhiệm một cơng việc kế tốn riêng như kế toán thuế, kế toán
lao động tiền lương, kế tốn tiền mặt, kế tốn cơng trình, thủ quỹ. Bảng thống kê nhân viên được phỏng vấn:
Bảng 1.3: Mô tả mẫu phỏng vấn STT Nhân viên Chức vụ Giới tính Độ tuổi Số năm cơng tác 1 NV1 Kế toán thuế Nữ 29 6 2 NV2 Thủ quỹ Nữ 42 19 3 NV3 Kế toán tổng hợp Nam 35 13
4 NV4 Kế toán lao động tiền
lương Nữ 28 6
5 NV5 Kế tốn cơng trình Nam 33 10
6 NV6 Kế tốn cơng trình Nữ 30 8
7 NV7 Kế tốn cơng trình Nam 44 20 8 NV8 Kế tốn cơng trình Nam 38 15
Thu thập dữ liệu nghiên cứu định tính thông qua thực hiện phỏng vấn mặt đối mặt với người tham gia. Phương pháp này có tính linh hoạt cao hơn so với các loại phỏng vấn khác, vì người phỏng vấn có thể thay đổi cách hỏi hoặc giải thích thêm nếu người được hỏi chưa hiểu rõ câu hỏi.
Cuộc nói chuyện giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn sẽ được thực hiện tại phịng họp riêng của cơng ty để đảm bảo sự yên tĩnh và không ảnh hưởng đến công việc của người khác. Lên lịch hẹn trước với những người được phỏng vấn để họ bố trí sắp xếp cơng việc riêng của mình. Phỏng vấn tay đôi với từng nhân
viên một trong 8 nhân viên, và thời gian phỏng vấn được tiến hành trong vòng 3 tuần.
Trước mỗi cuộc phỏng vấn, nói rõ cho người được phỏng vấn biết mọi thông tin thu thập từ cuộc phỏng vấn này sẽ hồn tồn được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu trong bài luận văn để người được phỏng vấn yên tâm và chia sẻ một cách khách quan nhất. Đồng thời, giải thích cho họ nội dung tiêu đề mà mình muốn hướng nghiên cứu là gì, mục tiêu muốn đạt được của cuộc phỏng vấn là gì. Từ đó, người được phỏng vấn sẽ có cái nhìn khái qt và hình dung ra được nội dung mà mình sẽ trả lời phỏng vấn. Tránh tình trạng trả lời lan man không đúng trọng tâm trọng điểm. Giải thích cụ thể cho người được phỏng vấn trước những câu hỏi mà họ không hiểu. Một cuộc phỏng vấn trung bình kéo dài khoảng từ 45 đến 60 phút để đảm bảo cho vấn đề về niềm đam mê được làm rõ đối với nhân viên kế toán.
Việc thu thập dữ liệu sử dụng những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn từ trước, từ mỗi câu hỏi ấy sẽ mở rộng và phát triển các nội dung trả lời của người được hỏi. Càng đi sâu khai thác chi tiết càng giúp người phỏng vấn thu thập được nhiều dữ liệu quan trọng cho bài nghiên cứu.
1.3.2.4 Ghi chép dữ liệu
Sử dụng bảng ghi chép phỏng vấn để ghi nhận lại thông tin cuộc phỏng vấn. Kết hợp sử dụng máy ghi âm để ghi chép. Trước khi phỏng vấn cần chuẩn bị máy ghi âm, xin phép trước với người được phỏng vấn về việc dùng thiết bị ghi âm để tiện cho quá trình thu thập dữ liệu. Ghi lại nhanh những thông tin quan trọng từ người đáp viên, đánh dấu những thông tin quan trọng để làm cơ sở cho việc mở rộng câu hỏi kế tiếp. Việc ghi chép dữ liệu phải có chọn lọc nếu khơng sẽ khơng đủ thời gian và có thể gây gián đoạn cho cuộc phỏng vấn. Sau khi phỏng vấn xong, cần ghi chép lại một cách cẩn thận tất cả những gì đã phỏng vấn được, cố gắng ghi chép đầy đủ tránh thiếu xót dữ liệu.
1.3.2.5 Phân tích dữ liệu và lý giải
Phân tích dữ liệu định tính là việc phân loại và giải thích tài liệu ngôn ngữ (hoặc trực quan) để đưa ra các tuyên bố về kích thước và cấu trúc tiềm ẩn và rõ ràng của việc tạo ý nghĩa trong vật liệu và những gì được đại diện trong nó. Phân tích dữ liệu định tính cũng được áp dụng để phát hiện và mô tả các vấn đề trong thực địa hoặc cấu trúc và quy trình theo thói quen và thơng lệ. Thơng thường, phân tích dữ liệu định tính kết hợp cách tiếp cận của một phân tích thơ của vật liệu (tổng quan, ngưng tụ, tổng kết) với cách tiếp cận của một phân tích chi tiết (xây dựng các loại, diễn giải thông diễn hoặc xác định cấu trúc). Mục đích cuối cùng thường là đưa ra các tuyên bố tổng quát bằng cách so sánh các tài liệu khác nhau hoặc các văn bản khác nhau hoặc trong một vài trường hợp (Flick , 2013, trang 5)
Các bước thực hiện phân tích dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này:
Sắp xếp và chuẩn bị dữ liệu để phân tích. Đánh máy lại toàn bộ các cuộc hội thoại phỏng vấn đã được ghi âm.
Đọc toàn bộ tài liệu để có cảm nhận chung về thơng tin và ý nghĩa khái quát của nó. Xem xét các ý tưởng chung mà những người tham gia đã nói tới là gì, những ấn tượng chung về độ sâu độ tin cậy và việc sử dụng thơng tin là gì.
Nêu lên cách thức bản mơ tả và các chủ đề sẽ được trình bày như thế nào trong tường thuật định tính. Cách tiếp cận phổ biến nhất là sử dụng một đoạn tường thuật để truyền đạt các phát hiện phân tích.
Bước cuối cùng trong phân tích dữ liệu liên quan đến việc lý giải hay trình bày ý nghĩa của dữ liệu. “Những bài học rút ra là gì” chính là bản chất của ý tưởng này. Sau khi phỏng vấn hết 8 nhân viên kế toán, tác giả dựa vào phần ghi chép và ghi âm để đánh máy lại hết toàn bộ lại nội dung phỏng vấn của 8 nhân viên về niềm đam mê công việc. Trước khi tiến hành phỏng vấn, tác giả đã chuẩn bị dàn ý gồm các câu hỏi liên quan đến các yếu tố tác động đến niềm đam mê công việc, và các yếu tố này đã được kiểm định ở các nghiên cứu trước và được tác giả phân tích để
lựa chọn. Do đó, việc sắp xếp lại dữ liệu cũng thuận tiện, dữ liệu sẽ được sắp xếp dựa vào những nội dung liên quan đến các yếu tố tác động đến niềm đam mê. Một yếu tố ảnh hưởng đến niềm đam mê sẽ có những quan điểm khác nhau của 8 nhân viên ấy. Sắp xếp lại hết các quan điểm đó theo từng yếu tố tác động để tiện cho việc đánh giá phân tích. Và ngồi các quan điểm về niềm đam mê cơng việc theo các yếu tố có sẵn, trong q trình phỏng vấn, tác giả cũng nên tìm thêm xem cịn yếu tố nào tác động đến niềm đam mê cơng việc của nhân viên kế tốn nữa không để phát hiện thêm tính mới của đề tài.
Tóm tắt chƣơng 1
Chương 1 nêu bật được cơ sở lý thuyết về niềm đam mê công việc của nhân viên. Những khái niệm về niềm đam mê công việc của các nghiên cứu trước đây được đưa ra. Mỗi khái niệm được nghiên cứu bởi mỗi tác giả tại những thời điểm và hồn cảnh khác nhau. Nhưng chúng đều có những điểm chung đó là niềm đam mê cơng viên là trạng thái tích cực, bền bỉ của mỗi nhân viên. Ở đó, nhân viên tìm thấy được sự u thích trong cơng việc và nỗ lực hết mình cho cơng việc. Và chắc chắn là nhân viên sẽ cảm thấy gắn bó hơn với tổ chức, nơi mà nhân viên tìm được niềm đam mê cơng việc của mình. Sau khi đã hiểu được về khái niệm niềm đam mê, bản thân đã đi tìm hiểu sâu hơn xem có những yếu tố nào tác động trực tiếp đến niềm đam mê công việc dựa trên những mơ hình nghiên cứu trước đây. Các nghiên cứu đều chỉ ra nhiều yếu tố cấu thành nên niềm đam mê, và những yếu tố cấu thành của các nghiên cứu này có những điểm tương đồng với nhau. Sau đó, bản thân đã tổng kết lại và đưa ra một hướng nghiên cứu cho bài nghiên của mình với mơ hình bao gồm 8 yêu tố cấu thành đó là: Cơng việc có ý nghĩa, Nhiệm vụ đa dạng, Sự cộng tác, Phát triển nghề nghiệp, Quyền tự trị, Quan hệ với lãnh đạo, Quan hệ với đồng nghiệp, Cân bằng khối lượng công việc. Kết thức chương 1 là phương pháp nghiên cứu, bao gồm phương pháp nghiên cứu và công cụ nghiên cứu được sử dụng trong bài, quy trình nghiên cứu cụ thể của bài nghiên cứu.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NIỀM ĐAM MÊ CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH MTV XDCT TÂN CẢNG