Thực trạng chính sách tài chính thực hiện nhiệm vụ khoa học và cơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết những bất cập về các quy định trong chính sách tài chính thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 30)

nghệ có sử dụng ngân sáchnhà nước

Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6, khóa XI, Chương trình hành động của Tỉnh ủy. Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về phát triển khoa học và công nghệ, từ đầu nhiệm kỳ Đại hội X Đảng bộ đến nay, hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh. Xác định trọng tâm là nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, tập trung vào công tác nghiên cứu ứng

dụng, xây dựng mơ hình sản xuất phục vụ các đề án trọng tâm của tỉnh, nhất là Đề án tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

Từ năm 2014-2018, Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai ký hợp đồng triển khai thực hiện 43 nhiệm vụ (xem Phụ lục 1), trong đó lĩnh vực nơng nghiệp 20 nhiệm vụ, chiếm 46,4% trong tổng số nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, các lĩnh vực còn lại là Khoa học tự nhiên 2,3%, Khoa học kỹ thuật và công nghệ 32,6%, Khoa học y – dược 4,7%, Khoa học xã hội nhân văn 14%, tổ chức nghiệm thu 42 nhiệm vụ trong đó có 3 nhiệm vụ dừng thực hiện (xem Phụ lục 2). Các kết quả nghiên cứu sau nghiệm thu đều được ghi nhận và chuyển giao đến tổ chức, cá nhân liên quan triển khai ứng dụng.

Bảng 2.1: Biểu tổng hợp các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh ký hợp đồng thực hiện

NĂM 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng Khoa học tự nhiên 00 00 00 00 01 01

Khoa học kỹ thuật và công nghệ 04 04 02 02 02 14

Khoa học y, dược 01 00 01 00 00 02

Khoa học nông nghiệp 05 04 04 04 03 20

Khoa học xã hội - nhân văn 01 01 01 01 02 06

Tổng 11 09 08 07 08 43

Nguồn: Báo cáo tổng hợp danh mục các đề tài, dự án triển khai, nghiên cứu ứng dụng trong giai đoạn 2014-2018

* Lĩnh vực nông nghiệp đã tập trung vào việc nghiên cứu giống mới, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong canh tác, sơ chế và bảo quản nông sản sau thu hoạch, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng vào sản xuất nông nghiệp nhằm từng bước thay đổi tập quán canh tác của người dân hướng đến sản xuất hàng hóa an tồn, chất lượng cao.

* Lĩnh vực Y dược nghiên cứu tập trung chuyển giao các quy trình sản xuất các loại nấm ăn, dược liệu phục vụ nghiên cứu bào chế các loại thực phẩm chức năng, góp phần phục vụ sức khỏe người dân.

* Lĩnh vực Kỹ thuật công nghệ tập trung nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới trong các lĩnh vực như xây dựng; xử lý chất thải y tế, xử lý môi trường tại các làng nghề, các ao nuôi thủy sản; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của các ngành; công nghệ bảo quản sau thu hoạch.

* Lĩnh vực khoa học xã hội tập trung nghiên cứu nhằm xây dựng và phát huy các chuổi giá trị nông sản tại địa phương, nâng cao chất lượng giáo dục, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tham mưu đề xuất các chương trình, kế hoạch nhằm phục vụ việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

* Lĩnh vực khoa học nhân văn tập trung nghiên cứu các di tích, lễ hội văn hóa của địa phương nhằm phát huy các giá trị văn hóa lịch sử, góp phần phát triển du lịch của địa phương.

Về phần kinh phí hỗ trợ cho sự nghiệp khoa học đã được duyệt để triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ năm 2014 đến năm 2018 là 51.161.000 đồng (Năm mươi mốt tỷ một trăm sáu mươi mốt nghìn đồng).

Bảng 2.2: Biểu tổng hợp về kinh phí khoa học và cơng nghệ

Đơn vị tính: triệu đồng

Mục

GIAI ĐOẠN 2014 – 2018

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 KH UBND giao Tình hình thực hiện KH UBND giao Tình hình thực hiện KH UBND giao Tình hình thực hiện KH UBND giao Tình hình thực hiện KH UBND giao Tình hình thực hiện Vốn SN KH& CN 16.441 10.493 17.438 7.300 19.480 14.470 26.438 5.834 22.000 13.064

Nguồn: Báo cáo công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trong giai đoạn 2014-2018

Trong chính sách phê duyệt kinh phí hỗ trợ tài chính từ dự tốn của các đề tài, dự án thì các đề tài thuộc lĩnh vực khoa học nông nghiệp, khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học xã hội, lĩnh vực khoa học nhân văn, cũng như các đề tài, dự án thuộc lĩnh vực khoa học y dược, khoa học tự nhiên thì lại phát sinh rất nhiều nội dung cần chi để hỗ trợ cho việc thực hiện hoạt động này mà trong chính sách quy định hỗ trợ của Tỉnh lại khơng có định mức chi cụ thể cho những nội dung sau:

- Chi phí cho cơng lao động khi trực tiếp tham gia thực hiện đề tài, dự án khoa học gồm: công lao động cho cán bộ khoa học, cán bộ kỹ thuật tham gia thực hiện trực tiếp các đề tài, dự án khoa học và công nghệ như: phần nghiên cứu các nội dung về lý thuyết, nghiên cứu các quy trình của cơng nghệ, thiết kế, chế tạo thử nghiệm, nghiên cứu phần lý thuyết những luận cứ trong khoa học xã hội và nhân văn, theo dõi việc thực hiện các thí nghiệm, việc phân tích các mẫu, viết các phần mềm của máy tính, chi phí cho phần hỗ trợ việc đào tạo, chi phí chuyển giao cơng nghệ, chi cơng lao động khác nhằm phục vụ cho việc triển khai đề tài, dự án khoa học.

- Chi phí mua nguyên nhiên vật liệu, vật tư, tài liệu, số liệu, tư liệu, sách, báo, tập chí tham khảo, các tài liệu về kỹ thuật, những bí quyết trong cơng nghệ, những tài liệu về chuyên môn, những loại xuất bản phẩm, các dụng cụ và bảo hộ lao động nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và triển khai cơng nghệ.

- Chi phí mua sắm và sửa chữa tài sản cố định: chi phí để mua những tài sản cần thiết để phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ của đề tài, dự án.

- Chi phí cho những phần thuê tài sản tham gia trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển công nghệ của đề tài, dự án.

- Chi phí cho những khấu hao tài sản cố định trong thời gian tham gia thực

hiện nhiệm vụ theo những mức trích khấu hao quy định đối với tài sản của doanh nghiệp.

- Chi phí sửa chữa các trang thiết bị, những cơ sở vật chất để phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài, dự án khoa học.

- Chi cơng tác phí đồn ra, đồn vào, những buổi hội thảo, hội nghị chung của đề tài, dự án, in ấn, dịch tài liệu từ tiếng nước ngoài, quản lý chung nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ của đơn vị chủ trì (gồm cơng lao động gián tiếp để phục vụ triển khai nhiệm vụ, tiền điện nước, điện thoại văn phòng, chi sử dụng phương tiện để làm việc của cơ quan chủ trì đề tài, dự án,…), đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với những kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và một số khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thực thi nhiệm vụ của đề tài, dự án khoa học.

Vì vậy, khi tiến hành thẩm định kinh phí nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ thì tổ thẩm định dự tốn kinh phí phải căn cứ vào những nội dung thực tế của từng đề tài, dự án, những bảng báo giá và những định mức chi khác quy định có liên quan đến các nội dung mà tiến hành xét duyệt dự toán hỗ trợ cho thuận tiện và dễ dàng.

2.4 Giải pháp những điểm bất cập trong chính sách tài chính thực hiện nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

2.4.1 Những kết quả đạt được

Một số nghiên cứu phục vụ Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nổi bật trong giai đoạn này như:

2.4.1.1 Lĩnh vực nông nghiệp

Các kết quả nghiên cứu phần lớn tập trung vào áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất nông nghiệp, nghiên cứu chuỗi giá trị của một số sản phẩm chủ lực, chọn tạo giống, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, cải tiến quy trình kỹ thuật và biện pháp canh tác. Đầu mối tiếp nhận là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị trực thuộc Sở đã triển khai ứng dụng thông qua việc phổ biến các quy trình kỹ thuật, tổ chức các buổi tập huấn và tổ chức tham quan học tập mơ hình sản xuất mẫu; qua đó từng bước thay đổi tập quán canh tác của người dân, hướng đến sản xuất hàng hóa an tồn, chất lượng cao, tiêu biểu như:

Đối với đề tài: “Tuyển chọn và phát triển giống mè có năng suất cao, chất

lượng tốt phù hợp nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở tỉnh Đồng Tháp” đã

chuyển giao cho Trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, hiện đang được Trung tâm nhân rộng. Kết quả, 02 giống được tuyển chọn có thời gian sinh trưởng ngắn và khả năng kháng sâu bệnh cao các giống mè của địa phương. Qua triển khai tại 02 huyện Châu Thành và Thanh Bình thì giống mè đen có năng suất thấp hơn giống mè địa phương và có khả năng bị lẫn cao (có 02 dạng trái là 2 khía và 4 khía), tại huyện Tân Hồng và huyện Cao Lãnh cho kết quả có ý nghĩa về năng suất, chất lượng. Riêng với giống mè vàng, do hiện nay khơng có thị trường tiêu thụ nên khơng nhân rộng phát triển.

Với Đề tài: “Khảo nghiệm và phát triển các giống lúa ngắn ngày, thích nghi

nhiệt cao, chống chịu sâu bệnh và chất lượng gạo đáp ứng yêu cầu xuất khẩu” đã

chuyển giao cho Trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và được Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao ứng dụng thử nghiệm tại 02 huyện Tân Hồng và Hồng Ngự để trình diễn, giới thiệu. Tuy nhiên, đây là giống mới chưa phổ biến nên không được nông dân lựa chọn sản xuất. Hiện nay, do không phù hợp với yêu cầu của thị trường, Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp Công nghệ cao đã dừng việc nhân giống.

b) Về kỹ thuật canh tác mới

- Đề tài “Xây dựng quy trình sản xuất ớt để nâng cao năng suất, chất lượng

và đạt chứng nhận VietGap tại huyện Thanh Bình, Đồng Tháp”, đề tài đã xây dựng

thành cơng mơ hình ớt với 20,56 ha đạt chứng nhận VietGAP, xây dựng được một quy trình sản xuất ớt an tồn. Qua đó, nâng cao nhận thức cộng đồng về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, trách nhiệm đối với người tiêu dùng trong sản xuất ớt, cũng như thay đổi tập quán canh tác theo truyền thống của người dân.

- Đối với đề tài “Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và xây dựng mơ hình sản xuất

chanh đạt chứng nhận VietGAP tại huyện Cao Lãnh và huyện Châu Thành, Đồng Tháp”, đã xây dựng thành cơng mơ hình chanh đạt chứng nhận VietGAP với diện

tích là 47,66 ha (tại huyện Châu Thành là 27,3 ha và huyện Cao Lãnh là 20,36 ha, với tổng số 41 hộ), sản lượng 1.750 tấn/ năm. Sản phẩm chanh đạt chứng nhận VietGAP được Công ty VinEcom thu mua cao hơn giá thị trường là 2.000 đồng/kg. Kết quả mô hình đã góp phần nâng cao nhận thức cơng đồng về vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, trách nhiệm đối với người tiêu dùng trong sản xuất chanh, tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đối với đề tài: “Xây dựng và áp dụng quy trình sản xuất VietGAP cho xoài

Cát thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp”, từ kết quả của đề tài Sở Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn đã tiến hành nhân rộng, thông qua thông qua các buổi hội thảo tập huấn, đề tài đã góp phần nâng cao kiến thức của nơng dân về quy trình sản xuất tốt (GAP), sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo an toàn. Đặc biệt, hiện nay người dân trong vùng đã áp dụng kỹ thuật bao trái xoài trên trên 90%, tạo điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trên trái xoài.

2.4.1.2 Lĩnh vực y dược

Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc tìm ra nguồn dược liệu mới, các phát đồ điều trị góp phần giúp cho doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào, giúp cho công tác điều trị bệnh nhân được nâng cao, tiêu biểu như:

a) Kết quả nghiên cứu về dược phẩm

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài “Xây dựng quy trình ni trồng, nghiên

cứu tác dụng dược lý và dạng bào chế thích hợp cho nấm Thái dương Agaricus subrufescens” và “Nghiên cứu hồn thiện quy trình tổng hợp enzyme nattokinase từ đậu nành và sản xuất viên thực phẩm chức năng nattokinase” hai kết quả này

đều được chuyển giao cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco để ứng dụng, kết quả ban đầu khá tốt. Tuy nhiên, đối với sản phẩm Nấm Thái Dương, do chưa tạo được điều kiện tối ưu nên công ty chưa sản xuất nhiều chủ yếu là giữ giống và trồng vào chính vụ. Trong năm 2018, đơn vị vẫn tiếp tục sản xuất thêm một lô (khoảng 60.000 viên) để kinh doanh và đánh giá thị trường, đơn vị cũng đang thử phối trộn với các loại dược liệu khác để đa dạng hóa sản phẩm. Đối với sản phẩm Nattokinase hiện cũng chưa phát triển được quy mô công nghiệp do hiện nay sản

phẩm này cũng đang bị cạnh tranh rất cao với các sản phẩm cùng loại. Bên cạnh đó, khi nâng cỡ lơ lên quy mơ cơng nghiệp thì dễ bị nhiễm chéo, cũng như vấn đề xử lý chất thải của quá trình sản xuất.

b) Kết quả nghiên cứu chăm sóc sức khỏe

Kết quả nghiên cứu “Hiệu quả điều trị của bệnh viêm phổi cộng đồng mắc

phải mức độ trung bình nặng trên nguời lớn tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp”

từ kết quả nghiên cứu Bệnh viện Phổi Đồng Tháp đã xây dựng phác đồ điều trị riêng cho bệnh viện, giúp các bác sĩ điều trị dễ dàng áp dụng trong điều trị bệnh phổi cộng đồng mắc phải mức độ trung bình nặng ở người lớn tại bệnh viện.

2.4.1.3 Lĩnh vực khoa học xã hội

Các nghiên cứu tập trung vào các vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, đề xuất chương trình, kế hoạch KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như phục vụ tốt công tác trật tự an tồn xã hội, an ninh quốc phịng, cụ thể:

- Từ kết quả nghiên cứu đề tài: “Xây dựng chương trình cơng nghệ sinh học

tỉnh Đồng Tháp giai đọan 2013-2020 tầm nhìn đến năm 2030” đã được các ngành

ứng dụng trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được phân công, cụ thể:

+ Sở Nông nghiệp: Từ các giải pháp của đề tài, ngành nông nghiệp đã tổ chức

thực hiện triển khai trên công tác nhân giống hoa kiểng, phị trị bệnh trên vật ni, thú y, thủy sản; qua đó đã góp phần đáp ứng nhu cầu cây giống hoa kiểng tại làng hoa Sa Đéc, hạn chế được dịch bệnh trên vật ni. Bên cạnh đó, đơn vị cũng chú trọng đến giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hàng năm, cán bộ chuyên môn của ngành được tạo điều kiện tham dự các hội thảo, tham gia các lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn trong nước về công nghệ sinh học, tu nghiệp tại Hà Lan, Nhật Bản.

+ Sở Khoa học và Công nghệ: trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của đề tài, Sở

Khoa học và Cơng nghệ đã chủ trì phối hợp cùng các ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch số 192/KH-UBND ngày 18/7/2017 về Ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030 để phân công các nội dung cụ thể đến từng đơn vị liên quan; căn cứ nội dung nhiệm vụ được phân công trong Danh mục nhiệm vụ trong Kế hoạch 192/KH-UBND,

từng ngành, đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện; cụ thể hóa thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết những bất cập về các quy định trong chính sách tài chính thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)