Phân loại dự toán

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện công tác dự toán nguồn thu học phí tại Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP. Hồ Chí Minh (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3 Cơ sở lý thuyết

2.3.2 Phân loại dự toán

Dự tốn nguồn thu học phí tại đơn vị sự nghiệp có thu như trường học là một phần hoạt động trong công tác dự tốn tổng thể tại đơn vị, do đó việc dự tốn nguồn thu học phí cũng có thể được phân loại như: dự tốn theo thời gian, theo phương pháp lập, theo mức độ phân tích. Tuy nhiên, ở mức độ nghiên cứu của đề tài tác giả tập trung vào hai loại dự toán là dự toán theo phương pháp lập và dự toán theo mức độ phân tích, để làm cơ sở lý luận cho việc chỉ ra những hạn chế trong cơng tác dự tốn nguồn thu học phí tại đơn vị và đề xuất những giải pháp phù hợp thực tiễn.

 Phân loại theo phương pháp lập:

Dự toán linh hoạt: Là dự toán được lập với nhiều mức độ hoạt động khác nhau.

Dự toán linh hoạt lập theo mối quan hệ với quá trình hoạt động, giúp xác định ngân sách (thu – chi) dự kiến tương ứng với từng mức độ và phạm vi hoạt động khác nhau. Ưu điểm của loại dự toán này là giúp cho các nhà quản lý có thêm nhiều thơng tin để ứng phó với những tình huống khác nhau. Tuy nhiên, cần phải tính tốn nhiều, cân đối nhiều và phức tạp hơn (Grossman, Livingstone, 2009).

Dự toán cố định: được lập theo một mức độ hoạt động nhất định. Cụ thể, là dự

toán chỉ dựa vào một mức độ hoạt động bằng một hệ thống chỉ tiêu số lượng, giá trị nhất định trong một khoảng thời gian làm cơ sở dự tốn mà khơng xem xét đến những biến động, phát sinh có thể xảy ra trong kỳ dự tốn. Về ưu điểm của loại dự toán này là tương đối đơn giản hơn so với dự toán ngân sách linh hoạt, tính tốn và cân đối ít hơn. Tuy nhiên, lại cung cấp đủ những thông tin cần thiết cho các nhà quản lý có thể ứng phó những tình huống khác nhau, đặc biệt là khi tổ chức cần sử điều chỉnh về quy mơ, mức độ hoạt động để thích nghi với thực tế (Warren, Reeve, Ducha, 2012).

 Phân loại theo mức độ phân tích

Dự tốn từ gốc: là khi tiến hành lập dự toán sẽ xem xét khả năng thu nhập, những

chi phí phát sinh liên quan và khả năng thực hiện lợi nhuận để làm cơ sở cho các báo cáo dự tốn. Các báo cáo dự tốn mới sẽ khơng phụ thuộc vào số liệu cũ của những năm trước đó, khơng chịu sự hạn chế của các mức thu – chi đã qua, khơng có khn mẫu do đó địi hỏi các nhà quản lý phải chủ động, sáng tạo và căn cứ vào tình hình thực tế mà tiến hành dự tốn sau cho phù hợp. Và đây là phương pháp có nhiều ưu điểm, thứ nhất nó khơng lệ thuộc vào số liệu của kỳ quá khứ, tránh tình trạng lệ thuộc và che lấp những thiếu sót, khuyết điểm ở kỳ quá khứ. Thứ hai, phương pháp này phát huy được hiệu quả yếu tố độc lập, chủ động và sáng tạo của bộ phân tham gia lập dự tốn vì khơng chịu sự chi phối bởi quan điểm của người đi trước. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những nhược điểm là tất cả những hoạt động nghiên cứu, phân tích đều bắt đầu bằng con số không, thời gian thực hiện dài, tốn nhiều chi phí, khối lượng cơng việc nhiều cho công tác lâp dự toán,

đồng thời cũng không thể chắc chắn số liệu từ gốc là chính xác hồn tồn (Warren, Reeve,

Ducha, 2012).

Dự tốn cuốn chiếu: là dự tốn nối mạch, có nghĩa là khi thực hiện phương pháp

này các bộ phận lập dự toán sẽ kết hợp tham khảo số liệu của báo cáo dự toán trước và thực hiện điều chỉnh dựa theo những thay đổi của tình hình thực tế tác động đến thu – chi của tổ chức. Ưu điểm là thông tin được theo dõi và cập nhật liên tục nhưng nhược điểm là còn lệ thuộc vào báo cáo dự tốn cũ, khơng phát huy được tính sáng tạo và chủ động ở bộ phận lập dự toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện công tác dự toán nguồn thu học phí tại Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP. Hồ Chí Minh (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)